ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, THẠCH HỌC VÀ THẠCH ĐỊA HÓA CÁC ĐÁ PHUN TRÀO VÙNG TÂY BẮC QUẢNG NAM

BÙI THẾ VINH1, HUỲNH TRUNG2

1Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam, 200 Lý Chính Thắng, Tp Hồ Chí Minh
2
Hội Địa chất Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Các thành tạo phun trào vùng tây bắc Quảng Nam đã được nghiên cứu chi tiết trong công trình “Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ A Hội - Phước Hảo, tỉnh Quảng Nam”. Chúng tạo thành những lớp phủ dạng dòng chảy rộng lớn với bề dày thay đổi hàng trăm mét và bị các thành tạo magma xâm nhập tuổi Paleozoi muộn xuyên cắt, phân chia thành những vùng nhỏ. Chúng hầu hết bị biến đổi ở nhiều mức độ khác nhau, thành phần ban đầu phổ biến là bazan (loạt tholeiit) và ít hơn có dacit, rhyolit (plagiorhyolit). Các đá biến đổi chủ yếu thành đá phiến lục, có thành phần hóa học là spilit, còn bảo tồn kiến trúc spilit. Các đá axit hơn bị biến đổi thành các đá có thành phần hóa học thuộc nhóm trachyrhyolit porphyr, tephrit, phonotephrit, trachydacit, …

Các thành tạo phun trào nêu trên có thể ghép vào thành hệ spilit-keratophyr được thành tạo ở giai đoạn tách giãn vỏ đại dương nguyên thủy, cùng với các thành tạo xâm nhập siêu mafic, mafic thuộc tổ hợp ophiolit.


              

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)