ĐẶC ĐIỂM ĐÁ TRANG TRÍ - MỸ NGHỆ MỚI PHÁT HIỆN Ở VÙNG SUỐI GIÀNG, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

BÙI CHÍ TIẾN1, NGUYỄN PHÚ VỊNH1, TRẦN NGỌC DIỄN1, NGUYỄN VĂN LÂM2

1Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội;
2Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội

Tóm tắt: Đá trang trí - mỹ nghệ vùng Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái được phát hiện và mô tả lần đầu tiên gồm đá vôi vân dải thuộc hệ tầng Bản Cải (D3 bc) và đá biến đổi nằm trong hệ tầng Sin Quyền (PP-MP sq). Đá vôi vân dải lộ thành 2 dải ở khu Suối Giàng và tây nam núi Khỉ. Đá có cấu tạo phân dải song song với các dải đá vôi màu tím gụ, nâu đỏ xen các dải sét vôi màu xám xanh, xám phớt hồng; đôi khi gặp cấu tạo vân rối, vò nhàu, dạng mắt. Các đá biến đổi gặp dưới dạng thấu kính, chuỗi thấu kính ở Bản Suối Lóp và Suối Giàng. Đá màu xanh đen, xanh lục đến màu vàng lục, cấu tạo khối đến định hướng. Kết quả nghiên cứu bước đầu về màu sắc, chất lượng, khả năng thu hồi và các sản phẩm chế tác cho phép xếp hai loại đá này vào nhóm đá trang trí - mỹ nghệ. Đây là vùng có khí hậu ôn hoà, cảnh quan địa hình - địa chất đẹp và kỳ thú nên có thể kết hợp quy hoạch vùng khai thác, chế tác đá trang trí - mỹ nghệ với khu du lịch - cảnh quan nhằm khai thác bền vững và hiệu quả tài nguyên này.


 

 

                          (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)