TỔNG QUAN
VỀ ĐẤT HIẾM Ở VIỆT NAM
BÙI TẤT HỢP1, TRỊNH ĐÌNH HUẤN1, NGUYỄN
PHƯƠNG2
1Liên đoàn Địa
chất xạ-hiếm, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội;
2Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
Tóm tắt: Đất hiếm ở Việt Nam được phát hiện từ những
năm 1956 và được đầu tư tìm kiếm, đánh giá, thăm dò từ năm 1957 đến nay. Các kết
quả điều tra, đánh giá đã cho thấy Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về đất
hiếm. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn, chủ yếu là đất
hiếm nhóm nhẹ (nhóm lanthan-ceri), có nguồn gốc nhiệt dịch và tập trung ở miền Tây
Bắc Bộ. Các kết quả nghiên cứu gần đây đã giúp phát hiện các biểu hiện kiểu mỏ
đất hiếm hấp thụ ion ở vùng Lào Cai. Hiện nay, nhu cầu sử dụng đất hiếm ngày càng
tăng, đặc biệt khi Trung Quốc (nước cung cấp đất hiếm chủ yếu cho thị trường thế
giới - tới 95%) bắt đầu thực hiện chính sách dự trữ tài nguyên khoáng sản, thì
thị trường đất hiếm thế giới đã trở nên sôi động. Công tác điều tra, đánh giá
và thăm dò đất hiếm cũng như nghiên cứu chính sách đầu tư khai thác, chế biến, xuất
khẩu đất hiếm hiện nay cần được quan tâm.