ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA CHÌ-KẼM VÙNG BẢN VAI
- BẢN BÓ, BẢO LÂM, CAO BẰNG
ĐỔNG VĂN GIÁP, HOÀNG QUANG CHỈ, TRẦN VĂN BẠN,
NGUYỄN VĂN NGUYÊN, NGUYỄN KHẮC HIỀN, BÙI VIẾT SÁNG
Liên
đoàn Intergeo, đường Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội
Tóm tắt: Vùng phát triển
quặng hóa nằm ở phụ đới Khao Lộc thuộc đới Sông Lô, miền chuẩn uốn nếp Đông Bắc
Bộ [1]. Chúng được cấu tạo bởi các trầm tích lục nguyên xen các trầm tích
carbonat bị biến chất. Các thành tạo địa chất trong vùng đã được các nhà địa
chất trước đây xếp vào các tuổi rất khác nhau. Trong quá trình đo vẽ địa chất
và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Bảo Lạc, các nhà địa chất thuộc
Liên đoàn Intergeo đã phát hiện được ở vùng này nhiều khu chứa quặng khác nhau:
Bản Vai, Bản Ran, Bản Bó, ...và đã đánh giá được các thân quặng chì-kẽm. Đặc
biệt, đã đưa vào thăm dò và một phần các thân quặng ở khu Bản Bó đạt trữ lượng
lớn hơn 200 ngàn tấn chì-kẽm. Quặng hóa trong vùng có thành phần khoáng vật chủ
yếu là pyrit, sphalerit, galenit, marcasit, arsenopyrit,
pyrrotin, chalcopyrit, baryt; khoáng vật phi quặng chủ yếu là calcit, thạch
anh, dolomit; thứ sinh có smithsonit, calamin, anglesit, cerussit, limonit,
goethit.Quặng hóa chì-kẽm Bản Vai - Bản Ran - Bản Bó
có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ từ thấp đến trung bình.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)