TÌM THẤY BÀO TỬ CONIOPTERIS VÀ PHẤN HOA CLASSOPOLLIS TRONG HỆ TẦNG HÒN GAI
TẠI CHÙA  ĐỒNG, YÊN TỬ

1BÙI PHÚ MỸ, 2ĐOÀN NHẬT TRƯỞNG, 1HOÀNG ĐÌNH KHẢM,
3NGHIÊM NHẬT MAI, 3NGUYỄN CHÍ HƯỞNG, 4NGUYỄN VĂN HOÀNH

1Hội Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh;
2Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Thanh Xuân, Hà Nội;
3Hội Cổ sinh Địa tầng, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội;
4Tổng hội Địa chất Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội.

Tóm tắt: Ở Yên Tử, trong các trầm tích chứa than thuộc hệ tầng Hòn Gai tuổi Trias muộn, Nori-Ret, vừa tìm được một tập hợp Bào tử phấn hoa trong đó có Coniopteris và Classopollis tuổi Jura.

Các trầm tich chứa Bào tử phấn hoa kể trên là các lớp bột kết mỏng xen trong những trầm tích hạt thô, chủ yếu là cuội kết, dày khoảng 300 m, phân bố từ chùa Bảo Sái đến chùa Đồng, nằm trên đỉnh núi Yên Tử. Chúng thuộc phần trên cùng của các trầm tích chứa than ở đây. Chúng đã được mô tả là “Cuội kết Chùa Đồng, tuổi Jura sớm”. Như thế hệ tầng Hòn Gai tại Yên Tử có bề dày 1150-1300 m và có tuổi Trias muộn, Nori - Jura sớm (T3n-J1 hg).

 

 

                   (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)