ỨNG DỤNG
HIỆU QUẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG ĐÁ VÔI DƯỚI LỚP PHỦ Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
PHÙNG THẾ
LỄ
Liên đoàn Bản đồ Địa
chất Miền Nam, 200, Lý Chính Thắng, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Sử dụng các
phương pháp địa vật lý để khảo sát, đánh giá triển vọng các dải đá vôi nằm ẩn
sâu dưới lớp phủ luôn mang lại kết quả mong muốn, đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật
cao. Ở miền Đông Nam Bộ, trong những năm gần đây bằng việc kết hợp ứng dụng các
phương pháp địa vật lý truyền thống và hiện đại, công tác địa vật lý đóng vai
trò chủ đạo trong việc xác định các vùng có triển vọng làm cơ sở xây dựng đề án
thăm dò các mỏ đá vôi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy xi măng FiCo Tây
Ninh, Hà Tiên, An Phú, Minh Tâm trên các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. Kết quả
khảo sát địa vật lý đã xác định chính xác diện phân bố, độ sâu phát triển, góc
nghiêng mặt ranh giới với đá vây quanh, chiều dày lớp phủ, các đới phá hủy kiến
tạo, hang karst, các lớp kẹp trầm tích, dolomit hoá trong đá vôi…, góp phần
quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá triển vọng và xác định cấu trúc ở giai
đoạn khảo sát các vùng nguyên liệu đá vôi công nghiệp này.
(Xem toàn văn: Liên hệ với
Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)