ĐỘNG ĐẤT BẮC YÊN VÀ ĐỘNG ĐẤT MAI SƠN
NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2009
CAO ĐÌNH TRIỀU, NGÔ GIA THẮNG, MAI XUÂN BÁCH,
PHẠM NAM HƯNG, BÙI ANH NAM
Viện Vật lý Địa cầu,
A8/18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Tóm tắt: Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả trình bày
một số kết quả khảo sát động đất ngày 26/11/2009 và đặc điểm kiến tạo liên quan
tới khu vực xảy ra động đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1. Động đất Bắc Yên xảy ra vào hồi 11 giờ
47 phút 02 giây (giờ Hà Nội) ngày 26/11/2009, với vị trí chấn tâm: 21,29 B
- 104,27 Đ; chấn cấp: 4,7 độ Richter; độ sâu chấn tiêu: 15 km. Đứt gãy Bắc
Yên - Phù Yên, nơi phát sinh động đất có độ sâu xuyên cắt tới 20 km; cắm về
phía bắc một góc 70-800 so với mặt phẳng nằm ngang.
2. Động đất Mai Sơn xảy ra vào hồi 20 giờ
59 phút 01 giây (giờ Hà Nội) ngày 26/11/2009, với vị trí chấn tâm: 21,25 B -
104,25 Đ; chấn cấp: 4,2 độ Richter; độ sâu chấn tiêu: 15 km. Đứt gãy Bản Hộc -
Bản Chen, nơi phát sinh động đất có độ sâu xuyên cắt tới 15 km; cắm về phía bắc
một góc 50-700 so với mặt phẳng nằm ngang.
3. Sự tương phản lớn về hoạt động kiến
tạo giữa các khối cấu trúc tân kiến tạo - hiện đại của miền Tây Bắc Bộ, đặc
biệt giữa các khối có hoạt động nâng mạnh như Tú Lệ - Phan Si Pan, Tạ Khoa với
các khối nâng yếu như Sông Đà, trũng sụt lún kế thừa Mường Bú - Pa Vinh bị biến
dạng kiểu cắt trượt dọc các đới đứt gãy Pa Vinh và hoạt tính kiến tạo tích cực
của các đới đứt gãy ranh giới giữa chúng, trong đó đáng chú ý là hoạt động của
các hệ đứt gãy phương vĩ tuyến - á vĩ tuyến và TB-ĐN. Sự giao cắt của hai hệ
đứt gãy này dẫn đến các yếu tố sinh chấn rất cao.
4. Động đất có chấn cấp lớn nhất tương
ứng với các nguồn phát sinh như sau: M6,8 độ Richter tại đứt gãy Pa Vinh và Bắc
Yên - Phù Yên; M6,6 – Bản Cua Mường - Bản Vàn; M6,5 – Bản Hộc; M6,3 – Bản Vàn
Xay. Hai động đất vừa xảy ra vào tháng 11/2009 chưa phải là lớn nhất. Trong
vùng đới đứt gãy vĩ tuyến Thuận Châu - Yên Châu, động đất mạnh 6,8 độ Richter
có nguy cơ xảy ra.
(Xem toàn văn: Liên hệ với
Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)