BÙN ĐỎ BAUXIT TÂY NGUYÊN: VẬT LIỆU XỬ LÝ
Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC THẢI

NGUYỄN TRUNG MINH1, NGUYỄN ĐỨC CHUY2, CÙ SỸ THẮNG1, NGUYỄN THỊ THU1,                  
NGUYỄN KIM THƯỜNG1, NGUYỄN TRUNG KIÊN1, NGUYỄN KIM THÙY1,
NGUYỄN VĂN THÀNH3, HUỲNH MINH TRÍ4, SEONG-TAEK YUN5

1Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội; 2Khoa Hoá, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội; 3Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Địa chất, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội; 4Mỏ Bauxit Bảo Lộc, Công ty Hóa chất cơ bản Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh; 5Department of Earth and Environmental Sciences, Korea University, Republic of Korea

Tóm tắt: Bùn đỏ là chất thải rắn của quá trình khai thác bauxit và tinh chế alumina. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu xử lý bùn đỏ nhằm mục đích loại bỏ một phần hoặc tiêu hủy an toàn bùn đỏ và tận dụng thành phần có ích.

Trong bài báo này, chúng tôi phát triển ý tưởng tận dụng thành phần có ích của bùn đỏ để tạo ra một loại vật liệu mới có khả năng xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải, thân thiện với môi trường, có khả năng hấp phụ cao, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ban đầu về sự hấp phụ của vật liệu chế tạo từ bùn đỏ Bảo Lộc, Lâm Đồng với các ion kim loại nặng Cu2+,  Pb2+, Zn2+, Cd2+, Cr2+ và các thông số hóa lý, hấp phụ đẳng nhiệt khác, đã chỉ ra khả năng rất lớn của việc sử dụng bùn đỏ để xử lý ô nhiễm nước thải trong điều kiện của nước ta.


 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)