TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ TRONG KỶ ĐỆ TỨ ĐOẠN THUNG LŨNG SÔNG HỒNG THUỘC TỈNH PHÚ THỌ QUA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN BỐ TRẦM TÍCH BỞ RỜI

PHẠM ĐÌNH THỌ1, NGUYỄN ĐỊCH DỸ2, ĐẶNG VĂN BÁT3, HẠ VĂN HẢI3

1Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 6, Phạm Ngũ Lão, Hà Nội;
2Viện Địa chất, Đường Chùa Láng, Cầu Giấy, Hà Nội;
3Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.

Tóm tắt: Trải qua lịch sử phát triển lâu dài từ trước Đệ tứ, sông Hồng đã nhiều lần dịch chuyển dòng chảy của mình. Một trong những dấu tích của dòng chảy của sông Hồng là hệ thống vật liệu trầm tích aluvi bở rời, trầm tích nguồn hồ - đầm lầy và di tích các mức thềm khác nhau tuổi Đệ tứ. Ở thung lũng sông Hồng, trầm tích Đệ tứ có tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen và phân bố ở độ cao khác nhau. Cấu trúc các phân vị địa tầng Đệ tứ chủ yếu gồm 2 phần, phần dưới là trầm tích hạt thô, tướng lòng sông, phần trên là trầm tích hạt mịn tướng bãi bồi. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và sự phân bố của địa tầng các trầm tích Đệ tứ, đã lập lại được lịch sử biến đổi dòng chảy của sông Hồng ở vùng nghiên cứu. Vào đầu Đệ tứ, sông Hồng có hai nhánh chính. Một nhánh phân bố ở phía đông bắc, chảy qua Liên Phương, Đại Phạm, Lương Bằng, và một nhánh phân bố ở phía tây nam, chảy qua Tiên Mỹ, Mỹ Lương, Yên Lập đến Thanh Sơn. Về sau, phạm vi hoạt động của sông Hồng ở Phú Thọ ngày càng bị thu hẹp, nhánh đông bắc dịch chuyển dần về phía tây nam, ngược lại nhánh tây nam dịch chuyển về phía đông bắc, và dần dần thung lũng sông Hồng bị thu hẹp như ngày nay.


 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)