CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ TIỀM NĂNG QUẶNG Pb-Zn
DẠNG GIẢ TẦNG MIỀN ĐÔNG BẮC BỘ

NGUYỄN ANH TUẤN

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội.

Tóm tắt: Ở miền Đông Bắc Bộ đã ghi nhận được nhiều mỏ, điểm quặng chì-kẽm dạng giả tầng như Sỹ Bình, Bản Lìm, Phia Đăm, Bản Bó, Khuổi Giang và Yên Thổ. Trong bài báo này đã mô tả đặc điểm cấu trúc địa chất, thành phần khoáng vật quặng, đặc điểm địa hoá và mô hình thành tạo quặng của các mỏ chì-kẽm dạng giả tầng miền Đông Bắc Bộ.

Các mỏ chì-kẽm dạng giả tầng miền Đông Bắc Bộ phân bố gần theo đứt gãy sâu phân đới, các đứt gãy chủ yếu có phương TB-ĐN, đóng vai trò như những kênh dẫn quặng, tạo thành các mỏ, điểm quặng phân bố ở các tỉnh Thái Nguyên , Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng và Hà Giang. Các thân quặng dạng vỉa được thành tạo chủ yếu trong các tầng đá vôi bị biến đổi nhiệt dịch (dolomit hóa, calcit hóa, thạch anh hóa), là tầng đá thuận lợi cho tạo quặng chì-kẽm. Đa số các mỏ này phân bố ở cánh của nếp lồi nằm gần những đứt gãy nhánh có thế nằm thoải, trong các đới dập vỡ, mặt ép, mặt lớp, nằm chỉnh hợp với đá vây quanh có cấu trúc đơn nghiêng dạng tuyến hoặc trong các tập đá carbonat nằm dưới các lớp đá phiến sét-sericit, đá phiến thạch anh - mica có vai trò là màn chắn.

Các khoáng vật quặng được hình thành theo phương thức trao đổi thay thế đá biến đổi vây quanh và các khoáng vật quặng của giai đoạn trước. Tổ hợp cộng sinh chủ yếu gồm sphalerit, galenit, pyrit, pyrrotin. Các khoáng vật thứ sinh là goethit, hydrogoethit, anglesit, smithsonit,… Quặng hóa có cấu tạo dạng xâm tán, dạng ổ, dạng thấu kính lấp đầy khe nứt. Các thân quặng có dạng vỉa kéo dài không liên tục nằm chỉnh hợp với đá vây quanh.


 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)