BIỂN TIẾN DEVON Ở VÙNG ĐỒNG VĂN, VÙNG CỰC BẮC VIỆT NAM

TẠ HÒA PHƯƠNG

Khoa Địa chất, ĐHQG Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội 

Tóm tắt: Qua nghiên cứu chi tiết các mặt cắt Paleozoi tại cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), ta thấy quá trình trầm tích Devon hình thành liên tục trong một chu kỳ biển tiến khởi đầu từ Lochkov (D1l) và kết thúc trong Tournais (C1t). Rất nhiều dấu hiệu về thạch học, cấu tạo, tướng đá, cổ sinh v.v... tìm được trong trầm tích Devon ở đây đã nói lên điều đó. Đặc điểm quan trọng ấy của các mặt cắt Devon trong vùng khiến chúng trở nên có ý nghĩa khoa học lớn.

Các mặt cắt Devon tiêu biểu nhất của vùng Đồng Văn là mặt cắt Đồng Văn, mặt cắt Lũng Cú - Ma Lé và mặt cắt Mã Pi Lèn. Trong các mặt cắt đó, có mặt 5 hệ tầng tuổi từ Lochkov (Devon sớm) đến hết Famen (Devon muộn); đó là các hệ tầng Si Ka, Bắc Bun, Mia Lé, Si Phai và Tốc Tát.


 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)