ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁT TRẮNG VÙNG BA ĐỒN, QUẢNG BÌNH VÀ VÙNG PHONG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ

DƯƠNG VĂN HUẤN, BIỆN XUÂN THÀNH

 Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, Vinh, Nghệ An

Tóm tắt: Cát trắng vùng Ba Đồn (Quảng Bình) và Phong Điền (Thừa Thiên Huế) có nguồn gốc biển-gió. Chúng tạo thành các dải cồn cát có chiều rộng 140-560 m, dài 400-3.200 m, chiều dày từ 2,1 đến 2,5 m và có độ cao tuyệt đối từ 4,58 đến 8,9 m, kéo dài theo phương á kinh tuyến. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh màu trắng, trắng phớt xám, hạt nhỏ đều. Các thân cát trắng có thành phần hóa học gồm một số chỉ tiêu như sau (%):  SiO2 = 99,10; Fe2O3 = 0,06; FeO = 0,34; TiO2 = 0,03; MKN = 0,09; Cr2O3 = 0,002; Al2O3 = 0,08; K2O = 0,02; Na2O = 0,02; CaO <0,01; MgO <0,01; P2O5 <0,005; SO3 <0,005. Các sản phẩm sau tuyển đều đạt chất lượng nguyên liệu của các ngành công nghiệp như gốm, khuôn đúc, gạch chịu lửa, bột mài, thuỷ tinh, bê tông kỹ thuật, v.v...


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)