ĐẶC ĐIỂM QUẶNG ĐỒNG VÙNG TRÍ NĂNG, HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

HỒ VĂN TÚ

Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, Vinh, Nghệ An

Tóm tắt: Vùng Trí Năng, huyện Lang Chánh, thuộc vùng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, có cấu trúc địa chất phức tạp, biểu hiện magma đa dạng và hoạt động kiến tạo mạnh mẽ, có khoáng sản khá phong phú và đa dạng. Hiện đã phát hiện được nhiều điểm quặng, điểm khoáng hóa đồng liên quan đến đá xâm nhập gabbro phức hệ Núi Chúa, trong đó điểm quặng đồng vùng Trí Năng có ý nghĩa nhất.    

Khoáng hóa đồng vùng Trí Năng có nguồn gốc nhiệt dịch, phân bố dọc theo các đới cà nát dập vỡ trong đá gabbro, hoặc tại ranh giới tiếp xúc giữa gabbro và trầm tích hệ tầng Đồng Trầu. Các thân quặng đồng có thành phần khoáng vật chủ yếu gồm (%): pyrit = 0,1-10; chalcopyrit <0,1-7; pyrrhotin = 1-10; covellin <0,1; galenit = 0,1-5; sphalerit = 0,1-0,4; ngoài còn có melnicovit, goethit, magnetit; các khoáng vật ít gặp chlorit, siderit, sphen, granat và calcit (khoáng vật mạch).  Hàm lượng Cu: 0,232-4,21%.

Các quá trình biến đổi nhiệt dịch đi cùng quặng hoá đồng trong vùng Trí Năng xảy ra mạnh mẽ, phức tạp, gồm các biến đổi thạch anh hoá, sulfur hoá, carbonat hoá và  skarn hoá.


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)