ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ ĐÁ HOA TRẮNG
Ở PHÍA TÂY TỈNH NGHỆ AN: ĐỊNH HƯỚNG THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
NGUYỄN TIẾN THÀNH
Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, TP Vinh, Nghệ An
Tóm tắt: Nghệ An có
tiềm năng đá hoa trắng khá lớn, phân bố chủ yếu ở vùng phía tây của tỉnh, thuộc
địa bàn các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ và Nghĩa Đàn, với tổng tài nguyên
hơn 900 triệu tấn, gồm 3 loại: đá hoa
trắng calcit (CaO ³52%, MgO £0,5%, Wb ³90%); đá hoa trắng
dolomit (CaO £35%, MgO ³15%, Wb ³75-85%); đá hoa
trắng calcit-dolomit (CaO £32-50%, MgO ³1-15%, Wb ³80-95%).
Các thân đá hoa trắng phân bố ở phía nam vòm
nâng Bù Khạng, được thành tạo trong quá trình hoa hoá đá vôi hệ tầng Bắc Sơn dưới
tác động hoạt hoá của phức nếp lồi Bù Khạng và tác động nhiệt của các khối xâm
nhập thuộc các phức hệ Bản Chiềng, Yê Yên Sun và Sông Mã.
Hiện nay, đá hoa trắng ở Nghệ An đang
được thăm dò, khai thác trên 65 vị trí khác nhau với tổng sản lượng >1,5
triệu tấn năm, nhưng diện tích khai thác manh mún, quy mô nhỏ, dễ gây lãng phí
khoáng sản và ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy, cần tiến hành khảo sát đánh giá
lại tổng thể tiềm năng, chất lượng đá hoa trắng để quy hoạch chi tiết công tác
thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng có hiệu quảtng khoáng sản.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)