ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THAM SỐ NGHỊCH ĐẢO TỚI KẾT QUẢ ĐO SÂU CỘNG HƯỞNG TỪ
TRONG KHẢO SÁT NƯỚC KHE NỨT KARST TƯƠNG ĐỐI SÂU Ở NẬM LOỎNG, LAI CHÂU
VỚI NHIỄU ĐIỆN TỪ LỚN

NGÔ VĂN BƯU1, TĂNG ĐÌNH NAM2

1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội;
2 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Km 9, Thanh Xuân, Hà Nội

Tóm tắt: Đo sâu cộng hưởng từ (ĐSCHT) được thực hiện ở Nậm Loỏng, tây bắc thị xã Lai Châu (cũ) nhằm khảo sát tầng chứa nước khe nứt karst hệ tầng Đồng Giao (T2a đg). Kết quả xử lý thống kê bộ số liệu đó cho thấy có hai vùng nước: nông, nghèo với độ sâu L0 = (9,1±0,9) m và hàm lượng nước w0 = (0,8 ± 0,8) % và vùng nước sâu với L1 = (24,0±3) m và hàm lượng nước cực đại (20 ± 7)% . Như vậy, mặc dầu tỷ số tín hiệu trên nhiễu thấp (S/N = 2,3) và độ sâu tương đối của L1 so với kích thước khung dây a = 37,5 m khá lớn ( L1 /a = 0,64), song các độ sâu theo ĐSCHT khá phù hợp với kết quả khoan kiểm tra.

Trong quá trình xử lý số liệu phát hiện sai số hệ thống khi tính giá trị tần số Larmor f0 bằng phần mềm ProDiviner, do giá trị tỷ số từ hồi chuyển trên 2 pi bị làm tròn quá mức tới 0,0426 Hz/nT.


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)