SƠ ĐỒ PHÂN CHIA MAGMA VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO MẢNG

BÙI MINH TÂM1, TRẦN TUẤN ANH3, LÊ DUY BÁCH1,
NGUYỄN TRUNG CHÍ 4, CHEN FUKUN 6, TRỊNH VĂN LONG1,
PHẠM ĐỨC LƯƠNG1, NGUYỄN LINH NGỌC2, TRẦN TRỌNG HÒA3,
TRỊNH XUÂN HÒA2, VŨ NHƯ HÙNG 5, PHẠM HỒNG THANH2,
NGUYỄN ĐỨC THẮNG1, NGUYỄN THỊ BÍCH THUỶ2, TRẦN VĂN TOÀN1,
TRƯƠNG MINH TOẢN2, NGUYỄN ĐÌNH TRIỆU2, NGUYỄN HỮU TÝ1

1 Tổng hội Địa chất Việt Nam; 2 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản;
3 Viện Địa chất - Viện KHCN Việt Nam; 4 Trường Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội;
5 Viện Thiết kế dầu khí - Liên doanh Vietsovpetro; 6 Viện Địa chất và Địa vật lý - Viện HLKH Trung Quốc

Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu chi tiết đặc điểm địa chất - cấu trúc, thành phần vật chất, sự phân bố không gian - thời gian, nguồn gốc và môi trường địa động lực, các thành tạo magma Việt Nam được phân chia thành 33 tổ hợp magma thuộc 9 bối cảnh kiến tạo: sống núi đại dương (MOR), cung núi lửa (VA), bể sau cung (BAB), đồng va chạm mảng (syn-COLL), sau va chạm mảng (post-COLL), rift lục địa (CR), basalt lũ lục địa (CFB), không tạo núi (AOR) và đới cắt trượt (SHZ).

Tiến trình hoạt động magma Việt Nam bao gồm 7 giai đoạn hoạt động: Archei (AR), Paleo-Mesoproterozoi (PP-MP), Neoproterozoi - Cambri sớm (NP-ε1), Paleozoi sớm-giữa (PZ1-2), Paleozoi muộn - Mesozoi sớm (PZ3-MZ1), Mesozoi muộn - Kainozoi sớm (MZ3-KZ1) và Kainozoi muộn (KZ2). Các giai đoạn hoạt động magma, về cơ bản, có thể tương ứng với các “chu kỳ Wilson” phản ánh quá trình tách mở - khép kín các bồn đại dương và sự va chạm - gắn kết các địa khu (terrane), khối nền (craton) qua những sự kiện tạo núi Grenville, Pan-Africa, Caledoni, Indonisi, Yanshan và Himalaya.


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)