ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC, CẤU TẠO - VI CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC THÀNH TẠO TURBIDIT TRONG HỆ TẦNG CÔ TÔ, QUẦN ĐẢO CÔ TÔ, QUẢNG NINH

ĐẶNG MỸ CUNG1, NGUYỄN LINH NGỌC1, BÙI MINH TÂM2

1 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Km 9, Thanh Xuân, Hà Nội;
2 Tổng hội Địa chất Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội.

Tóm tắt: Hệ tầng Cô Tô bao gồm các đá cát kết đa khoáng hạt thô xen cuội kết, sạn kết hỗn tạp, cát kết tuf và các đá bột kết tuf, sét bột kết tuf, đá sét chứa bột, đá sét chlorit, đá phiến sét-silic, đá phiến sét màu xám sẫm đến xám đen chứa hóa thạch Bút đá. Hàm lượng hạt vụn của đá thường gồm thạch anh, felspat và các mảnh đá phun trào axit, granophyr, silic-quarzit, silic, đá phiến sét-sericit, đá phiến sericit, chlorit... Các mảnh vụn thường góc cạnh, méo mó với độ mài tròn, chọn lọc kém đến rất kém.

Với đặc điểm thạch học và cấu tạo flysh, dạng nêm, dạng dòng chảy rối, dòng xoáy, hỗn độn, lộn xộn, với thành phần vật chất không đồng nhất điển hình của thành tạo turbidit là những dấu hiệu cho thấy các trầm tích hệ tầng Cô Tô được thành tạo trong quá trình hoạt động kiến tạo ở sườn lục địa.

 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)