KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ DI SẢN ĐỊA CHẤT Ở CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG: MỘT VÀI KHÁM PHÁ BƯỚC ĐẦU

LƯƠNG THỊ TUẤT, TRẦN TÂN VĂN, ĐOÀN THẾ ANH, HỒ TIẾN CHUNG,
PHẠM VIỆT HÀ, ĐẶNG TRẦN HUYÊN, ĐÀM NGỌC, ĐỖ THỊ YẾN NGỌC,
NGUYỄN ĐẠI TRUNG, PHẠM KHẢ TÙY, ĐOÀN NHẬT TRƯỞNG

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Km 9, Thanh Xuân, Hà Nội

Tóm tắt: Trong vài năm gần đây, bắt nhịp với xu thế phát triển mạnh mẽ của thế giới, Việt Nam đã có một số kết quả đáng ghi nhận trong nghiên cứu và bảo tồn di sản nói chung và di sản địa chất (DSĐC) nói riêng. Xây dựng công viên địa chất (CVĐC) được coi là giải pháp hữu hiệu hàng đầu để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, trong đó vai trò chủ đạo là các DSĐC.

Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã trở thành CVĐC đầu tiên của Việt Nam và hiện đang được các nhà khoa học hỗ trợ lập hồ sơ trình UNESCO xét công nhận là CVĐC Toàn cầu. Lần đầu tiên vùng này đã được điều tra, nghiên cứu và đánh giá một cách tổng thể, làm tiền đề cho việc xây dựng và vận hành CVĐC. Bài báo dưới đây giới thiệu một số khám phá bước đầu về những kiến thức bản địa về DSĐC - những tinh hoa của bao thế hệ các dân tộc ít người trên cao nguyên đá đã được chắt lọc và gìn giữ từ hàng ngàn đời nay

.   

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)