CÁC GIÁ
TRỊ DI SẢN VỀ CỔ SINH VÀ ĐỊA TẦNG
Ở CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
ĐẶNG
TRẦN HUYÊN, NGUYỄN ĐỨC PHONG
Viện Khoa học Địa
chất và Khoáng sản, Km 9, Thanh Xuân, Hà Nội
Tóm tắt: Các thành
tạo trầm tích - phun trào ở cao nguyên đá Đồng Văn hình thành từ Cambri đến
Trias giữa. Chúng được nghiên cứu hơn một thế kỷ qua, cho đến nay, người ta đã
xác lập được 13 phân vị địa tầng kể từ cổ đến trẻ sau: các hệ tầng Chang Pung,
Lutxia, Si Ka, Bắc Bun, Mia Lé, Si Phai, Tốc Tát, Lũng Nậm, Bắc Sơn, Đồng Đăng,
Sông Hiến, Hồng Ngài, và Yên Bình. Chúng hình thành trong các bối cảnh địa chất
và môi trường trầm tích đa dạng. Các thành tạo chủ yếu thuộc môi trường thềm
biển nông gồm: các hệ tầng Chang Pung, Lutxia, Bắc Bun, Mia Lé, Bắc Sơn, Đồng
Đăng, Hồng Ngài, Yên Bình; thành tạo trầm tích xen phun trào trong điều kiện
rift nội lục: hệ tầng Sông Hiến; các thành tạo thuộc môi trường biển sâu: các
hệ tầng Si Phai, Tốc Tát, Lũng Nậm (trầm tích trong các trũng sâu giữa thềm biển
nông); thành tạo trong điều kiện lục địa ven bờ: hệ tầng Si Ka. Các thành tạo
này chứa phong phú và đa dạng các nhóm hóa thạch trong các môi trường khác nhau:
- Các nhóm hóa thạch tướng lục địa ven bờ: Cá cổ, Thực vật thủy sinh,
Ostracoda, Gastropoda; - Các nhóm hóa thạch tướng biển nông: Trilobita,
Brachiopoda, Bivalvia, Anthozoa, Fusulinida (Foraminifera), Crinoidea; - Các
nhóm hóa thạch tướng biển sâu: Tentaculita, Conodonta, một số loài Bivalvia và
Ammonoidea.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)