SỰ PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG CÁC TRẦM TÍCH ĐÁY CẢNG CỬA ÔNG, VỊNH HẠ LONG

HỒ HỮU HIẾU, PHẠM VIỆT HÀ

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Km 9, Thanh Xuân, Hà Nội

Tóm tắt: Sự phân bố, các yếu tố địa hóa không chế và hiện trạng ô nhiễm của kim loại nặng trong các trầm tích đáy khu vực cảng Cửa Ông, vịnh Hạ Long đã được điều tra. Các kiểu phân bố không gian và yếu tố khống chế của chúng được làm sáng tỏ bởi việc đo vẽ bản đồ địa hóa và sử dụng các phương pháp toán thống kê như ma trận tương quan Pearson và phân tích nhóm yếu tố (factor analysis). Kết quả cho thấy là sự phân bố của As, Cd, Cr, Cu, Mn, Ni, Pb và Zn liên quan với hàm lượng vật chất hữu cơ và các khoáng vật sét và bị khống chế bởi sự phân bố của phân đoạn hạt mịn (Φ < 63 µm) của trầm tích. Các hợp chất của sắt và mangan (oxit/hydroxit và sulfur) khống chế sự phân bố hàm lượng của Co. Ngược lại, carbonat là pha chứa quan trọng của Mn, nhưng là không đối với các kim loại nặng khác. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng được đánh giá dựa trên sự đối sánh với các tiêu chuẩn chất lượng trầm tích của Canada, Mỹ và Bỉ và tính toán các chỉ số tích lũy địa hóa (Igeo) và hệ số làm giàu (EF). Kết quả cho thấy các quá trình tự nhiên như quá trình phong hóa và xói mòn đá gốc là nguồn cung cấp chủ yếu của kim loại nặng đối với trầm tích đáy vùng cảng Cửa Ông. Trong số các kim loại nặng nghiên cứu, duy nhất arsen là gây ô nhiễm trong khi các kim loại nặng khác (Cd, Co, Cr, Cu, Mn, Ni, Pb và Zn) chỉ phản ánh hàm lượng phông địa hóa trong các trầm tích đáy.

 


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)