ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA DIOXIN TRONG ĐẤT
VÀ BÙN ĐÁY VÙNG BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC
PHẠM VĂN THANH1, ĐOÀN THỊ NGỌC HUYỀN1,
TRỊNH VĂN NHÂN2, NGUYỄN VĂN NIỆM1
1 Viện Khoa học
Địa chất và Khoáng sản, Km 9, Thanh Xuân, Hà Nội;
2 Tổng hội Địa chất Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội.
Tóm tắt: Đã xác định
được đất trên vỏ phong hoá các đá basalt olivin trong vùng nghiên cứu có hàm
lượng dioxin cao nhất (trung bình 26,5 ppm), đặc biệt là ở vùng sân bay Bù Gia
Mập (43,2-236,3 ppm), cao hơn giới hạn cho phép đối với đất sử dụng cho nông -
lâm nghiệp.
Đã phát hiện được trong 100%
mẫu bùn đáy các đồng phân của dioxin với mức hàm lượng thay đổi từ 0,001 đến
5,9 ppm. Hàm lượng dioxin giảm dần theo độ sâu. Độ mùn và độ hạt của đất quyết
định mức độ xâm nhập của dioxin theo chiều sâu. Đất có tổng độ mùn và % hạt thô
cao sẽ tạo điều kiện cho dioxin xâm nhập sâu hơn.
Kết quả điều tra đã
khẳng định sự tồn lưu với một lượng đáng kể của dioxin trong đất trên vỏ phong
hóa các đá và trong trầm tích bùn đáy vùng sân bay Bù Gia Mập, mặc dù chiến
tranh hoá học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh Việt Nam đã qua đi hơn 30 năm.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)