DỊ THƯỜNG PHÓNG XẠ Ở MỎ THAN NÔNG SƠN
ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HIỆN NHƯ THẾ NÀO
HOÀNG ĐÌNH KHẢM1
Tổng hội Địa chất, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội.
1. Sơ lược về mỏ than Nông Sơn và Đoàn 501,
Liên đoàn Địa chất V
Mỏ than Nông Sơn đã được khai thác từ đầu thế kỷ XX, từng in dấu chân các nhà địa chất Pháp và Mỹ. Nguồn than khai thác từ mỏ này đã được dùng làm nhiên liệu phục vụ công nghiệp địa phương.
Tháng 8/1974, căn cứ Nông Sơn - Trung Phước được giải phóng. Đoàn Than
khu V của Đoàn Địa chất B.1 thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Đầu năm 1978, qua đo địa vật lý lỗ khoan đã phát hiện dị thường phóng xạ ở đây.
2. Quá trình phát hiện dị thường phóng xạ
Trong thăm dò, Đoàn Địa chất 501 đã thi công một số lỗ khoan sâu từ 150 đến 200 m. Sau khi kết thúc, các lỗ khoan đều được đo địa vật lý kiểm tra bằng trạm đo tự hành đặt trên xe ô tô. Trạm đo được đưa từ Liên đoàn Địa chất IX ở bể than Quảng Ninh vào cùng với toàn bộ nhân viên kỹ thuật đo đạc.
Lỗ khoan đo đầu tiên mang số hiệu LK.1 khoan tới độ sâu 201 m.
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
1 Tác giả nguyên là
người lập báo cáo thăm dò kiểm tra mỏ than Nông Sơn năm 1978 ( TCĐC).
Trong lần đo thứ nhất, xuất phát từ nhận định mỏ than Nông Sơn có nhiều nét tương đồng với mỏ than Hòn Gai về tuổi địa chất và mức độ biến chất than, Đoàn đã lập trình đo địa vật lý tương tự cách đo ở Hòn Gai. Kết quả chỉ thu được các thông số điện, còn các thông số phóng xạ không nhận được. Đoàn đã tạm đình chỉ việc đo để tìm biện pháp khắc phục.
Xét thấy giữa 2 vùng than Nông Sơn và Hòn Gai vẫn có những nét khác nhau, nhất là trong khi hệ tầng chứa than Hòn Gai thành tạo trong một vùng phân bố chủ yếu là đá trầm tích, thì vùng Nông Sơn hình thành trong một vùng có nhiều đá magma, với khối granit Đại Lộc ở rìa bắc và khối granit Đèo Le ở rìa nam. Có thể các hoạt động magma đã làm cho môi trường thành tạo ở 2 vùng khác nhau, dẫn đến khả năng chứa chất phóng xạ của trầm tích khác nhau.
Xuất phát từ nhận định này, trong lần đo thứ hai Đoàn 501 đã chọn biểu đồ đo xạ ở mỏ Nông Sơn tăng gấp hàng chục lần biểu đồ dùng ở bể than Hòn Gai. Kết quả dẫn đến máy vận hành tốt, biểu đồ đo rất hoàn chỉnh, các chỉ số phóng xạ rất lớn, dao động từ 800 đến hơn 1000 gamma.
Vấn đề đã được làm rõ: mỏ than Nông Sơn có dị thường phóng xạ.
3. Kiểm
chứng sau khi phát hiện dị thường phóng xạ
Sau khi đo xong lỗ khoan 1, trạm đo chuyển về moong Sơn Tuyền để đo trực tiếp các vết lộ than và các lớp đá trong moong. Kết quả là số đo khớp với số liệu nhận được ở lỗ khoan 1. Đoàn đã lấy mẫu gửi đi phân tích, nhưng không nhận được kết quả.
Trong báo cáo địa chất tổng kết công tác thăm dò kiểm tra mỏ Nông Sơn viết năm 1978, tác giả bài báo này đã báo cáo kết quả kiểm tra phát hiện dị thường phóng xạ và đề nghị Tổng cục Địa chất cho nghiên cứu bản chất của dị thường, đồng thời tìm biện pháp an toàn cho việc sử dụng nguồn than này.
Báo cáo đã được Tổng cục trưởng phê duyệt và nộp vào Lưu trữ của ngành năm 1979, mang số hiệu lưu trữ T.183.
Kết luận. Mỏ than Nông Sơn đã tồn tại hàng thế kỷ với hơn 80 năm bị người Pháp khai thác, nhưng chỉ 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã phát hiện dị thường phóng xạ, mở đầu cho việc điều tra chi tiết nguồn tài nguyên đặc biệt này.
Đây là thành công chung của ngành Địa chất Việt
Người biên tập: TS. Nguyễn Văn Thuấn.