ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH KAINOZOI
VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI HỆ THỐNG DẦU KHÍ Ở
BỂ PHÚ KHÁNH,THỀM LỤC ĐỊA MIỀN TRUNG VIỆT NAM
1TRẦN ĐĂNG HÙNG, 2NGUYỄN THẾ HÙNG, 3VŨ
NGỌC DIỆP
1Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
2Viện Dầu khí Việt Nam, Trường Chinh, Hà Nội
3Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Tóm tắt: Bể Phú
Khánh được lấp đầy bởi các thành tạo trầm tích Kainozoi có bề dày lớn, đặc điểm
môi trường trầm tích biến đổi phức tạp theo không gian và thời gian. Tập S1 Eocen(?)
được thành tạo chủ yếu trong điều kiện năng lượng dòng chảy lớn, tướng quạt bồi
tích - sông chiếm ưu thế. Tập S2 Oligocen lắng đọng trong điều kiện năng lượng
yếu, gồm chủ yếu tướng hạt mịn sét, sét than, than xen kẹp bột, cát kết, môi
trường hồ chiếm ưu thế; đây có thể là tầng sinh dầu khí quan trọng của bể. Tập
S3 Miocen hạ đặc trưng môi trường chuyển tiếp lục địa sang biển nông, phát
triển nhiều tướng biển nông, carbonat thềm, ít trầm tích tướng nước sâu, có thể
trở thành tầng chứa dầu khí có ý nghĩa của bể. Các thành tạo Miocen trung, thượng
và Pliocen - Đệ tứ có đặc điểm môi trường trầm tích biến đổi từ các tướng lục
địa bồi tích sông, châu thổ phân bố chủ yếu ở phần phía tây, chuyển dần về phía
đông là tướng thềm, tướng sườn thềm, tướng đáy biển nước sâu; chúng có thể đóng
vai trò tầng chứa, tầng chắn dầu khí trong bể.
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)