ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH HOLOCEN VÙNG HẠ LƯU

 SÔNG THU BỒN - VU GIA (QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG)

NGUYỄN CHÍ TRUNG1, ĐỖ CẢNH DƯƠNG2

 1 Sở Công thương TP Đà Nẵng, 6 Trần Quý Cáp, Hải Châu, Đà Nẵng
 2Văn phòng Chính phủ, Hà Nội

Tóm tắt: Trầm tích Holocen phân bố rộng rãi ở vùng đồng bằng hạ lưu sông Thu Bồn - Vu Gia. Phân tích tổng hợp các mặt cắt qua các lỗ khoan ở vùng nghiên cứu cho thấy phần dưới là các thành tạo cát bột sét, than bùn, biểu thị quá trình đầm lầy hoá đồng bằng; phần giữa là các thành tạo biển gồm các thành phần chủ yếu là hạt mịn (sét bột) tướng biển nông, vũng vịnh ven bờ, chuyển tiếp dần lên các thành tạo lục địa chủ yếu hạt thô. Phần dưới và phần giữa là một mặt cắt liên tục phản ánh quá trình trầm tích từ đầm lầy hoá đến ngập chìm dưới mực nước biển. Còn phần giữa và phần trên của mặt cắt gồm các trầm tích thô-mịn-thô liên quan đến quá trình hoạt động trầm tích sau biển tiến. Với các trầm tích có tuổi và nguồn gốc khác nhau trong Holocen, các tác giả đã phân ra các phân vị địa tầng Holocen hạ-trung (Q21-2), Holocen trung-thượng (Q22-3), Holocen thượng, phần dưới (Q23(1)) và Holocen thượng, phần trên (Q23(2)).


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)