TUỔI ĐỒNG VỊ Re-Os CỦA MOLYBDENIT Ở ĐỚI KHOÁNG HOÁ MOLYBDEN Ô QUY HỒ - BẢN KHOANG VÀ Ư NGHĨA ĐỊA CHẤT

TRẦN MỸ DŨNG1,2, LIU JUNLAI2, NGUYỄN QUANG LUẬT1, ĐÀO THÁI BẮC3

1Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ liêm, Hà Nội; 2Pḥng Thí nghiệm Trọng điểm
Quốc gia về các quá tŕnh địa chất và tài nguyên khoáng sản, Đại học Địa chất Bắc Kinh,
Trung Quốc; 3Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội

Tóm tắt: Xác định tuổi molybdenit bằng hệ đồng vị Re-Os là một phương pháp được ứng dụng rộng răi trong nghiên cứu các mỏ quặng kim loại. 6 kết quả phân tích đồng vị Re-Os từ 5 mẫu quặng molybdenit thu thập tại đới quặng Ô Quy Hồ đă xác định được một đường đẳng thời với giá trị tuổi là 36±1 Tr.n.. Thời gian tạo quặng molybden tại đới khoáng hoá molybden Ô Quy Hồ - Bản Khoang tương đồng với thời gian thành tạo các tụ khoáng trong đới tạo khoáng Cu-Mo porphyr Jinsha Jiang - Sông Hồng trên lănh thổ Trung Quốc. Kết quả này gợi ra sự tồn tại của loại h́nh mỏ Cu-Mo porphyr tuổi Kainozoi ở Tây Bắc Bộ, Việt Nam.


I. GIỚI THIỆU

Thời gian h́nh thành các tụ khoáng kim loại luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà địa chất khi nghiên cứu các mỏ quặng, bởi v́ nó không chỉ có thể giúp giải thích bối cảnh địa chất h́nh thành mỏ và quy luật tạo khoáng khu vực, mà c̣n là một số liệu quan trọng trong quá tŕnh luận giải bối cảnh động lực sinh khoáng hoặc tiến hoá địa chất khu vực. Các phương pháp định tuổi tạo quặng truyền thống chủ yếu là sử dụng các phương pháp 40Ar-39Ar và K-Ar định tuổi các khoáng vật biến đổi nhiệt dịch (như mica, felspat kali, sericit…), phương pháp đồng vị U-Pb và Pb-Pb định tuổi các khoáng vật như zircon, monazit, rutil hay các phương pháp phân tích đồng vị 40Ar-39Ar và Rb-Sr cho bao thể khí-lỏng trong các khoáng vật. Do tác dụng biến đổi nhiệt dịch thông thường là rất phức tạp, biến đổi nhiệt dịch và sự kiện tạo quặng không nhất định xảy ra cùng thời gian, nên các phương pháp này về cơ bản không chỉ ra được chính xác thời gian tạo quặng. Trong những năm gần đây, sự triển khai sử dụng các thiết bị phân tích hiện đại có độ chính xác và độ nhạy cao đă cho phép xác định tuổi của các khoáng vật quặng. Mặc dù vậy, hiện nay các phương pháp định tuổi khoáng vật quặng không có nhiều, chủ yếu bao gồm: phương pháp xác định tuổi pyrit bằng hệ đồng vị Rb-Sr và 40Ar-39Ar; xác định tuổi của sphalerit bằng hệ đồng vị Rb-Sr, tuổi của khoáng vật molybdenit, arsenopyrit, pyrit bằng hệ đồng vị Re-Os (rheni-osmi) hoặc tuổi khoáng vật sheelit bằng hệ đồng vị Sm-Nd, trong đó phương pháp xác định tuổi khoáng vật molybdenit bằng hệ đồng vị Re-Os được áp dụng rộng răi hơn cả, đặc biệt đối với những mỏ Cu-Mo porphyr [26], các mỏ molybden trong trường đá pegmatit và aplit [13], các mỏ đa kim chứa molybdenit [16], v.v.

Tụ khoáng molybden Ô Quy Hồ được Izokh E.P. phát hiện năm 1961 trong quá tŕnh lập bản đồ địa chất 1/500.000 miền Bắc Việt Nam. Năm 1966, Đoàn 20E tiến hành t́m kiếm chi tiết tại tụ khoáng này, đồng thời phát hiện một loạt các điểm quặng hoá molybden phân bố thành dải kéo dài theo phương TB-ĐN dọc theo ŕa khối xâm nhập Yê Yên Sun phía đông dăy núi Phan Si Pan, như ở các vùng Bản Khoang, Mường Bo, San Sả Hồ, v.v.. [1]. Năm 1995, Liên đoàn Địa chất Tây Bắc tiến hành công tác t́m kiếm đánh giá tụ khoáng Ô Quy Hồ và t́m kiếm chi tiết tại các điểm quặng Bản Khoang, Sin Chảy, TN Ô Quư Hồ, Lao Chải và Ma Quay Hồ [14]. Quặng hoá molybden trong khu vực được đánh giá là rất có tiềm năng, riêng tụ khoáng Ô Quy Hồ đă được tiến hành t́m kiếm đánh giá với trữ lượng tài nguyên quặng molybden ở cấp C2+P1 là 15.395 tấn, trong đó cấp C2 là 7433 tấn, hàm lượng molybden trung b́nh là 0,185% [14]. Mặc dù vậy, việc thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về nguồn gốc vật chất tạo quặng và loại h́nh mỏ sẽ gây ảnh hưởng đến công tác thăm ḍ quặng dưới sâu và đánh giá tiềm năng của đới khoáng hoá cũng như luận giải kiến tạo - sinh khoáng khu vực. Bài báo này dựa trên kết quả phân tích tuổi Re-Os molybdenit và đồng vị lưu huỳnh cho pyrit và molybdenit đưa ra ư kiến về nguồn gốc, thời gian thành tạo và quan hệ của đới khoáng hoá này với đới tạo quặng Cu-Mo porphyr trong khu vực và hoạt động trượt bằng trái của đới cắt trượt Sông Hồng.    

II. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA CHẤT KHU VỰC, ĐỚI QUẶNG HOÁ MOLYBDEN Ô QUY HỒ - BẢN KHOANG VÀ VỊ TRÍ LẤY MẪU

1. Sơ lược về địa chất khu vực, đới quặng hoá molybden Ô Quy Hồ - Bản Khoang

Đới quặng hoá molybden Ô Quy Hồ - Bản Khoang nằm ở ŕa phía tây đới cấu trúc Phan Si Pan. Trên b́nh đồ kiến tạo khu vực, đới cấu trúc này là phần kéo dài về phía nam của đới cấu trúc Ailao Shan [11, 12, 18] (H́nh 1a), ranh giới phía đông là đứt găy Sông Hồng, ranh giới phía tây tiếp giáp với rift nội lục Permi-Trias Sông Đà và trũng núi lửa Jura-Creta Tú Lệ[1] bằng các đứt găy khu vực có phương TB-ĐN (H́nh 1a, b). Đới cấu trúc Phan Si Pan đă trải qua tiến hoá kiến tạo khu vực tương đối phức tạp. Trong đới này, các cấu tạo mặt và đường chủ yếu phát triển theo phương TB-ĐN, các hiện tượng uốn nếp và đứt găy tương đối phát triển, các đới trượt dẻo phát triển mạnh mẽ và có phương kéo dài tương đồng với cấu trúc khu vực.

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

[1] Gần đây, có tài liệu mới về tuổi Permi của một số thành tạo trong cấu trúc Tú Lệ-Ban Biên tập TCĐC.

    Phần phía bắc của đới Phan Si Pan chủ yếu được cấu thành từ các đá magma xâm nhập, đá biến chất Paleoproterozoi loạt Xuân Đài, đá biến chất tướng đá phiến lục và đá hoa dolomit Neoproterozoi muộn loạt Sa Pa, đá trầm tích chứa apatit hệ tầng Cam Đường, đá trầm tích lục nguyên và đá vôi tuổi Devon sớm. Đá biến chất loạt Xuân Đài chiếm phần lớn diện tích phía đông đới cấu trúc hoặc phân bố thành những thể nhỏ ở trung tâm và ŕa phía tây đới, trong đó có vùng Ô Quy Hồ (H́nh 1b).

Các đá magma xâm nhập phát triển mạnh mẽ trên toàn đới cấu trúc Phan Si Pan. Phần phía bắc đới chủ yếu phát triển các hoạt động magma xâm nhập Proterozoi muộn và Kainozoi. Dựa theo đặc điểm thạch địa hoá, đá magma xâm nhập tuổi Proterozoi được chia thành hai phức hệ gồm granitoid phức hệ Po Sen và đá kiềm phức hệ Mường Hum [6]. Granitoid phức hệ Po Sen bị biến dạng mạnh ở phần ven ŕa khối. Giá trị tuổi 750 Tr.n. xác định bằng đồng vị U-Pb trên zircon được cho là tuổi kết tinh của phức hệ [22]. Phức hệ Mường Hum được xác lập cho các khối magma xâm nhập có thành phần thạch học chủ yếu là syenit, granosyenit và granit kiềm phân bố phía bắc đới Phan Si Pan [6]. Các đá trong phức hệ có cấu tạo gneis điển h́nh, cấu tạo tuyến phát triển mạnh, trong khi cấu tạo mặt phát triển yếu hơn. Các cấu tạo tuyến được tạo bởi các khoáng vật màu như biotit và amphibol, đặc trưng cho sự căng kéo khoáng vật trong quá tŕnh dịch trượt bằng. Thời gian thành tạo của phức hệ Mường Hum c̣n tồn tại khá nhiều tranh luận. Đào Đ́nh Thục và Huỳnh Trung [6] định tuổi cho phức hệ là Proterozoi muộn; Đovjikov và nnk. [3] cho rằng phức hệ được thành tạo vào Creta muộn - Paleogen, tuổi Rb-Sr xác định cho phức hệ là 75 Tr.n. [17].

Ở ŕa tây của đới cấu trúc Phan Si Pan phát triển mạnh hoạt động magma xâm nhập, điển h́nh là phức hệ Yê Yê Sun (H́nh 1b). Phức hệ này được mô tả là một thể batholith duy nhất kéo dài theo phương TB-ĐN sang biên giới Việt-Trung. Cấu thành nên khối này là một tổ hợp đá có thành phần phức tạp, bao gồm một dăy liên tục từ plagiogranit, granodiorit, granit đến granit felspat kiềm và từ diorit thạch anh, monzodiorit thạch anh, monzonit thạch anh đến syenit thạch anh - felspat kiềm [6]. Các đá của phức hệ bị biến dạng ở ven ŕa khối hoặc dọc theo các đứt gẫy dịch trượt bằng trái [12, 18].

Trong phạm vi đới Phan Si Pan đă phát hiện được 10 tụ khoáng và điểm quặng molybden, trong đó tụ khoáng Ô Quy Hồ và Bản Khoang thuộc loại có triển vọng và được nghiên cứu kỹ hơn cả. Hai tụ khoáng này phân bố gần kề tạo thành một đới khoáng hoá molybden rộng khoảng 700 m, kéo dài khoảng 1 km theo phương TB-ĐN. Trong đới khoáng hoá đă khoanh định được 14 thân quặng có đường phương phát triển theo phương TB-ĐN hoặc gần B-N, hướng dốc cắm về phía ĐB với góc dốc 50-70o [14]. Khoáng hoá có cấu tạo dạng ổ, bướu, chủ yếu tập trung trong các mạch thạch anh xuyên cắt granit biotit cấu tạo gneis hoặc có cấu tạo xâm tán thưa trong các đá mạch granit porphyr và granit aplit. Hiện tượng biến đổi đá vây quanh chủ yếu phát triển tại ŕa ranh giới tiếp xúc giữa các mạch granit porphyr và granit aplit chứa quặng hoặc ven ŕa các mạch thạch anh. Các hiện tượng biến đổi chủ yếu gồm sericit hoá, epidot hoá, cạnh ŕa các mạch thạch anh chứa quặng có sự tăng cao của felspat kali. Kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng quặng hoá molyden trong vùng thuộc loại h́nh nhiệt dịch nhiệt độ trung b́nh đến cao [14].


H́nh 1. Sơ đồ địa chất vùng Ô Quy Hồ và vị trí lấy mẫu

(Dựa theo Wang [25], Trần Tuấn Anh [23] và bản đồ địa chất [1, 5] có sửa chữa).

Chỉ dẫn: 1) Đá phiến thạch anh - biotit hệ tầng Sin Quyền; 2) Đá phiến sét, sét vôi hệ tầng Bản Nguồn; 3) Đá vôi hệ tầng Bản Páp; 4) Granodiorit cấu tạo gneis phức hệ Po Sen; 5) Granit biotit có cấu tạo định hướng và phân phiến gneis; 6) Granosyenit porphyr phức hệ Phu Sa Ph́n; 7) Granit biotit, granit biotit có amphibol; 8) Ryolit hệ tầng Ng̣i Thia; 9) Đới khoáng hoá molybden; 10) Điểm lấy mẫu và số hiệu.


2. Vị trí lấy mẫu và mô tả mẫu

5 mẫu dung để phân tích được lấy trong đới khoáng hoá molybdenit Ô Quy Hồ - Bản Khoang, trong đó có 2 mẫu (V.0866-1, OQH.01) lấy tại làng Ô Quy Hồ, trên đường Sa Pa - Thác Bạc, 3 mẫu (OQH.02 - OQH.04) được lấy trên đường Ô Quy Hồ đi Bản Khoang (H́nh 1c). Các mẫu được lấy trong mạch thạch anh - molybdenit (V.0866-1,OQH.03) (H́nh 2a), mạch thạch anh - felspat - molybdenit (OQH.02) (H́nh 2b), mạch thạch anh - sulfur - molybdenit có fluorit (OQH.01) (H́nh 2c) và mạch thạch anh - sulfur - molybdenit (OQH.04) (H́nh 2d). Các mạch quặng xuyên cắt đá granit biotit hạt nhỏ đến vừa, có cấu tạo định hướng hoặc phân phiến gneis. Tại một số điểm lộ khoáng hoá, molybden tạo thành những tập hợp dạng ổ nhỏ xâm tán ở phần ŕa tiếp xúc giữa granit aplit và granit biotit hạt nhỏ, cấu tạo định hướng (chi tiết xem Bảng 1). Các mẫu được kiểm tra kỹ tại thực địa, đảm bảo mẫu không bị phong hoá.


Bảng 1. Vị trí lấy mẫu, loại h́nh quặng và mô tả đá vây quanh

Số hiệu mẫu

Vị trí

Loại h́nh quặng

Đá vây quanh quặng

V0866-1

103o47’35” Đ

22o22’04” B

Mạch thạch anh - molybdenit

Granit biotit hạt nhỏ đến vừa, cấu tạo định hướng yếu

OQH.01

103o47’37” Đ

22o22’01” B

Mạch thạch anh - sulfur - molybdenit có fluorit

Granit biotit hạt nhỏ đến vừa, cấu tạo định hướng yếu

OQH.02

103o46’50” Đ

22o23’35” B

Mạch thạch anh - felspat - molybdenit

Granit porphyr cấu tạo khối

OQH. 03

103o46’46” Đ

22o23’37” B

Mạch thạch anh - molybdenit

Granit biotit hạt nhỏ, cấu tạo định hướng, phân phiến gneis

OQH.04

103o46’45” Đ

22o23’41” B

Mạch thạch anh - sulfur - molybdenit

Granit biotit hạt vừa, cấu tạo định hướng, phân phiến gneis

 III. QUY TR̀NH GIA CÔNG VÀ PHÂN TÍCH MẪU

1. Quy tŕnh gia công mẫu

1-3 kg mẫu quặng được đập nghiền đến cỡ hạt <1 mm và tách tuyển đơn khoáng lấy khoáng vật molybdenit và pyrit. Trọng lượng mẫu gửi phân tích đồng vị Re-Os là 0,5-1 g. Công tác gia công mẫu cho phân tích tuổi Re-Os molybdenit được tiến hành tại Viện Địa chất và Khoáng sản Bắc Kinh, Trung Quốc. 

2. Quy tŕnh chiết tách Re-Os và phân tích mẫu

Mẫu quặng được cho vào ống nghiệm Carius đóng kín, hoá lỏng mẫu để triết tách Re và Os. Chi tiết quy tŕnh lư hoá học được mô tả trong công tŕnh nghiên cứu của Shirey & Walker [20]. Sử dụng thiết bị khối phổ plasma cảm ứng của Mỹ (TJAX-SERIES ICP-MS) xác định tỷ lệ đồng vị 187Re/185Re và 187Os/190Os. Hàm lượng Re và Os trong mẫu trắng tương ứng là 10 pg và 1 pg. Điều này chứng tỏ rằng không có sự hỗn nhiễm trong quá tŕnh triết tách và phân tích mẫu.

Kết quả phân tích đồng vị Re-Os của khoáng vật molybden được tŕnh bày trong Bảng 2, trong đó mẫu OQH.04 được tiến hành phân tích kiểm tra; kết quả cho thấy sai số giữa hai lần phân tích tương đối nhỏ, nằm trong giới hạn cho phép.


H́nh 2. Một số h́nh ảnh về loại h́nh quặng trong đới khoáng hoá molybden
Ô Quy Hồ - Bản Khoang

a. Mạch thạch anh - molybdenit; b. Mạch thạch anh – felspat - molybdenit;
c. Mạch thạch anh – sulfur - molybdenit có fluorit; d. Mạch thạch anh - sulfur - molybdenit .

Bảng 2. Kết quả phân tích đồng vị Re-Os

Số hiệu phân tích

Số hiệu mẫu

Trọng lượng (g)

Hàm lượng (x10-9)

Hàm lượng đồng vị (x10-9)

Tuổi mô h́nh (Tr.n.)

Re

Os

187Re

187Os

090615-9

OQH04

0,02043

171360±1789

0,0053±0.0119

107703±1124

65,75±0,64

36,63±0,06

090710-1

OQH01

0,01029

157116±1307

0,0587±0.0360

98751±822

59,46±0,52

36,13±0,53

090710-2

OQH02

0,01056

115874±979

0,0570±0.0233

72829±615

43,23±0,37

35,62±0,51

090710-4

OQH04

0,01168

186332±1934

0,0518±0.0424

117113±1216

69,78±0,61

35,75±0,56

090710-5

V0866-1

0,01158

179735±1561

0,0516±0.0317

112967±981

67,68±0,6

35,95±0,52

090720-16

OQH03

0,05069

18072±136

0,0116±0.0059

11359±85

6,96±0,06

36,77±0,51

 

H́nh 3. Biểu đồ đường đẳng thời xác định tuổi thành tạo quặng molybdenit trong đới khoáng hoá molybden Ô Quy Hồ - Bản Khoang


H́nh 3 cho thấy đường đẳng thời đi qua cả 6 điểm phân tích và cho giá trị tuổi 36±1 Tr.n. với MSWD = 2,8. Trong phạm vi sai số, giá trị tuổi xác định bằng đường đẳng thời trùng với giá trị tuổi mô h́nh (Bảng 2). Do vậy, giá trị 36 Tr.n. có thể được coi là tuổi thành tạo của quặng molybdenit ở Ô Quy Hồ - Bản Khoang.

IV. Ư NGHĨA ĐỊA CHẤT

Các kết quả nghiên cứu về khoáng sản vùng TN Trung Quốc cho thấy tồn tại một đới tạo khoáng Cu-Mo porphyr kéo dài gần 1000 km có tiềm năng rất lớn, phân bố dọc theo đới kiến tạo Jinsha Jiang - Sông Hồng (đới cắt trượt Ailao Shan - Sông Hồng) [8, 9, 10, 24]. Trong đới tạo khoáng này đă xác định được ba khu vực tập trung quặng bao gồm Yulong (đông Tây Tạng), Machang Qing và Tongchang (nam Vân Nam) (H́nh 1a). Công tác thăm ḍ trong những năm gần đây đă xác định được trong đới tạo khoáng 1 mỏ siêu lớn (mỏ Yulong), hàng chục mỏ lớn và rất nhiều những mỏ nhỏ khác nhau, v́ vậy đai tạo khoáng này trở thành khu vực tập trung quặng Cu-Mo quan trọng nhất của Trung Quốc [8, 9, 10, 24]. Các kết quả nghiên cứu về tuổi đồng vị của các khối magma và tuổi Re-Os molybdenit cho thấy đại bộ phận các khối magma liên quan đến quặng hoá và quặng hoá Cu-Mo đều tập trung trong khoảng thời gian 34-40 Tr.n., liên quan đến quặng hoá chủ yếu là hoạt động magma kiềm hoặc á kiềm cao kali với thành phần khá đa dạng như monzogranit porphyr, syenit porphyr, granit felspat kiềm porphyry, v.v. [8, 9, 10, 24]. Kết quả nghiên cứu thạch địa hoá và địa hoá đồng vị cho thấy granit biotit có horblend có nguồn gốc từ manti giàu và liên quan đến đới hút ch́m [23], hoàn toàn tương đồng với các đá xâm nhập porphyr liên quan đến quặng hoá Cu-Mo phân bố ở Tongchang, Machang Qing và Yulong thuộc Vân Nam [8, 10]. Những nghiên cứu về nhiệt kiến tạo và magma dọc theo đới cắt trượt Ailao Shan - Sông Hồng chỉ ra hoạt động trượt bằng trái của đới cắt trượt Ailao Shan - Sông Hồng xảy ra sau 32 triệu năm [2, 11, 12, 15, 18, 19, 25]. Kết quả này cho thấy thời gian thành tạo của đới khoáng hoá molybden Ô Quy Hồ - Bản Khoang và hoạt động magma liên quan thành tạo trước hoạt động trượt bằng trái của đới cắt trượt Ailao Shan - Sông Hồng. Đới khoáng hoá molybden Ô Quy Hồ - Bản Khoang có thể là một phần của đai tạo khoáng porphyr Cu-Mo Jinsha Jiang - Sông Hồng bị chia tách và dịch trượt về phía nam do hoạt động dịch trượt bằng trái của đới cắt trượt này.   

V. KẾT LUẬN

Phương pháp định tuổi molybdenit bằng hệ thống đồng vị Re-Os đă và đang được ứng dụng rất thành công trong nghiên cứu các tụ khoáng. Kết quả ứng dụng nghiên cứu của phương pháp này tại đới khoáng hoá molybden Ô Quy Hồ - Bản Khoang đă xác định được tuổi của khoáng hoá molybden là 36 Tr.n..

Kết quả tuổi thành tạo của đới khoáng hoá molybden Ô Quy Hồ - Bản Khoang hoàn toàn tương đồng với tuổi thành tạo của khoáng hoá đồng-molybden trong các mỏ Cu-Mo porphyr dọc theo đới kiến tạo Jinsha Jiang - Sông Hồng bên kia biên giới Trung Quốc. Kết quả này chỉ ra khả năng tồn tại của loại h́nh mỏ Cu-Mo porphyr tuổi Kainozoi ở Tây Bắc Bộ.

Lời cảm ơn: Bài báo được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của Đề tài cấp Nhà nước Trung Quốc 973 (No.2009-CB- 421001), Đề tài của Cục Địa chất và Khoáng sản Trung Quốc (No.1212010661311) và Đề tài 111, Bộ Giáo dục Trung Quốc (B.07011).

VĂN LIỆU

1. Bùi Phú Mỹ (Chủ biên), 1978, 2005. Địa chất và khoáng sản tờ Lào Cai - Kim B́nh. Thuyết minh tờ BĐĐC Lào Cai - Kim B́nh tỷ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS VN, Hà Nội.

2. Chung S.L., Lee T.Y., Lo C.H. et al., 1997. Intraplate extension prior to continental extrusion along the Ailao Shan - Red River shear zone. Geology, 25 : 311-314.

3. Dovjikov A.E. (Chủ biên), 1965, 1971. Địa chất miền Bắc Việt Nam. Nxb KH&KT, Hà Nội

4. Du A.D., He H.L., Yin N.W. et al., 1994. A study on the rhenium-osmium geochronometry of molybdenites. Acta Geol. Sinica, 68/4 : 339-347. Beijing.

5. Dương Quốc Lập, 2002. Báo cáo Đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Lào Cai. Lưu trữ ĐC, Hà Nội.

6. Đào Đ́nh Thục, Huỳnh Trung, 1995. Địa chất Việt Nam. Tập II: Các thành tạo magma. Nxb KH&KT, Hà Nội, tr. 269-274.

7. Guilbert J.M., 1986. The geology of ore deposits. W.H. Freeman & Company, New York, pp.275-279.

8. Guo L.G., Liu Y.P., Xu W. et al., 2006. Constraints to the mineralization age of the Yulong deposit from SHRIMP U-Pb zircon data in Tibet. Acta Petr. Sinica, 21/4 : 1009-1016 (in Chinese with English abstract). Beijing.

9. Hou Z.Q., Ma H.W., Khin Z. et al., 2003. The Himalayan Yulong porphyry copper belt: Product of large-scale strike-slip faulting in Eastern Tibet. Econ. Geology, 98 : 1515-1533. Beijing.

10. Hou Z.Q., Zhong D.L., Deng W.M. et al., 2005. A tectonic model for porphyry copper-molybdenum-gold deposits in the eastern Indo-Asian collision zone. Super porphyry copper & gold deposits: A global perspective. PGC Publ. Adelaide, 2 : 423-440.

11. Leloup P.H., Lacassin R., Tapponnier P. et al., 1995. The Ailao Shan - Red River shear zone (Yunnan, China), Tertiary transform boundary of Indochina. Tectonophysics, 251 : 3-84.

12. Leloup P.H., Arnaud N., Lacassin R. et al., 2001. New constraints on the structure, thermochronology and timing of the Ailao Shan - Red River shear zone. J. of Geoph. Res., 106 : 6683-6732.

13. Lentz D.R., Creaser R.A., 2005. Re-Os model age constraints on the genesis of the Moss molybdenite pegmatite-aplite deposit, SW Grenville Province, Quyon, Quebec, Canada. Expl. and Mining Geol., 14 : 95-103.

14. Lê Hữu Hùng, 1995. Báo cáo T́m kiếm chung khoáng sản molipden vùng Sa Pa và t́m kiếm đánh giá khu Ô Quư Hồ, Lào Cai. Lưu trữ ĐC, Hà Nội.  

15. Liu J.L., Song Z.J., Cao S.Y. et al., 2006. The dynamic setting and processes of tectonic and magmatic evolution of the oblique collision zone between Indian and Eurasian plates: Exemplified by the tectonic evolution of the Three River region, Eastern Tibet. Acta Petr. Sinica, 22/04 : 775-786. Beijing (Chinese Edition).

16. Mao J.W., Lehmann B., Du A.D. et al., 2002. Re-Os dating of polymetallic Ni-Mo-PGE-Au mineralization in Lower Cambrian black shales of South China and its geologic significance. Econ. Geology, 97 : 1051-1061.

17. Nguyễn Trung Chí, 2003. Nghiên cứu thạch luận và sinh khoáng các thành tạo magma kiềm miền Bắc Việt Nam. Lưu trữ Viện KHĐC&KS, Hà Nội.

18. Phan Trọng Trịnh, Hoàng Quang Vinh, Leloup H., Tapponnier P., 2004. Biến dạng và tiến hoá nhiệt động đới Phan Si Pan trong đới Kainozoi. TC Địa chất, A/285 : 57-68. Hà Nội.

19. Searle M.P., 2006. Role of the Red River shear zone, Yunnan and Vietnam, in the continental extrusion of SE Asia. J. of the Geol. Soc., London, 163 : 1025-1036. London.

20. Shirey S.B., Walker R.J., 1995. Carius tube digestion for low-blank rhenium-osmium analysis. Anal. Chemistry, 67 : 2136-2141.

21. Suzuki K., Lu Q., Shimizu H., 1993. Reliable Re-Os age for molybdenite. Geochim. Cosmochim. Acta, 57 : 1625-1628.

22. Trần Ngọc Nam, 2003. Tuổi U-Pb zircon 750 triệu năm của phức hệ Po Sen và ư nghĩa kiến tạo. TC Địa chất, A/274 : 11-16. Hà Nội.

23. Trần Tuấn Anh, Trần Trọng Hoà, Phạm Thị Dung, 2002. Granites of the Yê Yên Sun Complex and their significance in tectonic interpretation of the Early Cenozoic stage in West Bắc Bộ. J. of Geology, B/19-20 : 43-53. Hà Nội.

24. Wang D.H., Qu W.J., Li Z.W. et al., 2004. Metallogenic epoch of the Jinsha Jiang - Honghe porphyry copper-molybdenum deposits belt: Re-Os isotopic dating. Sci. in China, Series D: Earth Sci., 34/4 : 345-349. Beijing (in Chinese).

25. Wang P.L., Lo C.H., Lee T.Y., Chung S.L., Lan C.Y., Thang T.V., 2000. Onset timing of left-lateral movement along the Ailao Shan - Red River shear zone: 40Ar/39Ar dating constraint from the Nam Dinh area, NE Vietnam. J. of Asian Earth Sci., 18 : 281-292.

26. Watanabe Y., Stein H.J., 2000. Re-Os ages for the Erdenet and Tsagaan Suvarga porphyry Cu-Mo deposits, Mongolia, and tectonic implications. Econ. Geol., 95 : 1537-1542.

27. Zhang L.S., Schärer U., 1999. Age and origin of magmatism along the Cenozoic Red River shear belt, China. Contr. to Min. and Petr., 134 : 67-85.