ĐẶC ĐIỂM BIẾN DẠNG ĐỚI
ĐỨT GÃY HOẠT ĐỘNG ĐIỆN BIÊN - LAI CHÂU
VÀ TIỀM NĂNG ĐỊA NHIỆT VÙNG U VA, TÂY
VŨ
VĂN TÍCH, CHU VĂN NGỢI, LƯƠNG THỊ THU HOÀI,
DƯƠNG THỊ TOAN, PHẠM KHẮC HÙNG
Khoa Địa chất, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên,
ĐHQG Hà Nội, 344, Nguyễn
Trãi, Hà Nội
Tóm tắt: Đới
đứt gãy Điện Biên - Lai Châu hoạt động mạnh
trong tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại.
Dọc theo đới đứt gãy đã hình thành nhiều
trũng Đệ tứ, trong đó trũng Điện
Biên lớn nhất và có tiềm năng địa nhiệt.
Bài báo tập trung đánh giá tiềm năng địa nhiệt
của vùng nghiên cứu thông qua: 1. Nghiên cứu đặc
điểm cấu trúc biến dạng, mức độ dập
vỡ của đất đá dọc đới đứt
gãy; 2. Xác định trường phân bố nhiệt và sức
nóng nguồn nhiệt; 3. Nghiên cứu địa chất thủy
văn, đánh giá khả năng cung cấp nước nóng
của khu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy
trường địa nhiệt của trũng Điện
Biên thuộc mức trung bình, có quan hệ với đứt
gãy Điện Biên - Lai Châu trong vai trò cung cấp nhiệt và
đứt gãy phương TB-ĐN trong vai trò tạo kênh dẫn
nước nóng đi lên, có thể đủ điều kiện
để xây dựng một nhà máy điện địa
nhiệt quy mô nhỏ. Ngoài ra, nước khoáng nóng U Va có chất
lượng tốt, có thể khai thác 216 m3/ngày phục
vụ nhu cầu du lịch.
I. GIỚI THIỆU
Đới đứt gãy kiến tạo hiện
đại Điện Biên - Lai Châu (Hình 1A) đã được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ, như vai
trò kiến tạo, đánh giá nguy cơ động đất,
tai biến trượt lở, … [5, 8]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mức độ biến
dạng phục vụ đánh giá tiềm năng địa
nhiệt chưa được đề cập. Địa
nhiệt là một nguồn năng lượng sạch và
nhiều tiềm năng, đồng thời, nhu cầu về năng lượng
đang là vấn đề cấp bách của nước
ta, đặc biệt là ở khu vực miền núi. Như
chúng ta đã biết, địa nhiệt thoát ra từ lòng
đất nhờ hoạt động magma hoặc liên quan
với hoạt động đứt gãy - nơi vỏ Trái đất bị
dập vỡ, tạo điều kiện cho nhiệt trong
lòng đất thoát ra với lượng lớn. Hiện
nay, năng lượng địa nhiệt đang là nguồn
năng lượng hết sức quan trọng, trong đó có việc sử dụng hơi nước
quay tuốc bin trong nhà máy nhiệt điện đã
được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới.
Phần lớn nguồn địa nhiệt này liên quan
đến các đới đứt gãy hoạt động,
song ở nước ta chưa có các nghiên cứu đề
cập tới vai trò của các đới đứt gãy hoạt
động trong việc cung cấp năng lượng
địa nhiệt. Bài báo này, trên cơ sở nghiên cứu
mức độ hoạt động của đới
đứt gãy Điện Biên - Lai Châu tiến hành đánh
giá tiềm năng địa nhiệt trong trũng Điện
Biên, làm cơ sở khoa học cho việc xem xét xây dựng
nhà máy điện địa nhiệt ở khu vực này.
II. ĐẶC
ĐIỂM ĐỊA CHẤT ĐỚI ĐỨT GÃY
ĐIỆN BIÊN - LAI CHÂU
Đứt gãy Điện Biên - Lai Châu (Hình
1A) có hướng gần bắc-nam, dài khoảng 500 km, bắt
đầu từ lãnh thổ Trung Quốc cắt qua Việt
Hình 1.
A. Đới đứt gãy Điện
Biên - Lai Châu [8]; B. Mặt cắt trũng Điện
Biên [8];
C. Sơ đồ vùng nghiên cứu và
các tuyến khảo sát [4].
Mức
độ biến dạng hiện đại của đới
đứt gãy Điện Biên - Lai Châu được thể
hiện rất rõ qua các thành tạo địa chất bị
nghiền vụn, dập vỡ, phân bố dọc đới
đứt gãy [6]. Trong
Kainozoi, hoạt động
kiến tạo xảy ra hết sức mạnh mẽ và trải
qua hai pha biến dạng chính [7]: a) Pha sớm Oligocen-Miocen với
đặc trưng là
khu vực chịu tác động của trường lực
kiến tạo với trục nén cực đại hướng
á vĩ tuyến. Dưới tác động của trường
lực này, các đứt gãy sâu phương TB-ĐN chuyển động theo cơ
chế trượt bằng trái và các đứt gãy á kinh tuyến
chuyển động theo cơ chế trượt bằng
phải. Sự tương tác chuyển động của
hai hệ đứt gãy này đã tạo ra vùng nén ép và vùng
căng giãn. Ở vùng nén ép, các thành tạo địa chất
bị ép dập, nghiền vụn. Ở vùng căng
giãn, chúng bị phân cắt và sụt bậc;
b) Pha muộn Pliocen - Đệ tứ được đặc
trưng bởi trường lực với trục nén ép cực
đại phương á kinh tuyến. Dưới tác dụng
của trường lực này, các đứt gãy sâu
phương TB-ĐN
chuyển động theo cơ chế trượt bằng
phải và các đứt gãy phương á kinh tuyến chuyển
động theo cơ chế trượt bằng trái. Dọc
theo các đứt gãy, các thành tạo địa chất bị
dập vụn tạo ra các đới cắt trượt với quy mô khác
nhau. Sự tương tác chuyển động của hai hệ
đứt gãy sâu đã tạo ra nhiều trũng Đệ
tứ (các trũng
Mường Lay, Chăn Nưa, Điện Biên, ...) và các
vùng nén ép, nghiền, dập vụn.
Hoạt
động của các pha biến dạng nêu trên đã tạo
nên các bồn trầm tích trẻ với độ gắn kết
kém, độ rỗng hiệu dụng lớn, có khả năng chứa nước
tốt thể hiện trên mặt cắt qua trũng Điện
Biên và các đặc điểm thạch học được
thể hiện trong Hình
1B. Độ sâu tương đối của trũng lên đến 200 m, bề rộng
lên đến 8 km, đáy trũng có dạng bất đối xứng,
lấp đầy các trầm tích bở rời tuổi
Đệ tứ [8]. Từ cấu trúc của trũng, có thể luận giải về
hai yếu tố quan trọng: 1) Trũng có khả năng chứa nước tốt, và 2) có khả năng thoát nhiệt tốt
từ manti ở dưới sâu. Hai yếu
tố này là điều kiện thành tạo nguồn nước
nóng trữ lượng lớn ở trũng Điện Biên
sẽ trình bày dưới đây.
III. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊA
NHIỆT
1. Đặc điểm địa chất
thủy văn vùng U Va và tiềm năng của bể chứa
Trũng
Điện Biên là một thung lũng giữa núi có độ cao từ 400 đến
570 m, xung quanh là đồi núi cao dần đạt trên 1000
m, hình thành lòng chảo có dạng elip, kéo dài theo phương
bắc-nam với chiều dài 18 km, chiều rộng khoảng
gần 10 km; mở rộng ở giữa, hẹp ở hai
đầu, cao dần về hai phía đông và tây. Với dạng
địa hình như vậy, thung lũng Điện Biên có
mạng sông suối tương đối dày. Dựa vào
các kết quả điều tra địa chất [6], địa chất thuỷ
văn ở trũng
Điện Biên và mạng lưới khoan, đã xác lập được các
đơn vị chứa nước sau: 1) Tầng chứa
nước lỗ hổng không xuất lộ trong thung lũng,
được các lớp sét, sét bột, sét cát tuổi
Đệ tứ phủ kín. Các kết quả khoan sâu tại Bản Phủ cho thấy
có 3 tầng chứa nước phân bố thành dải gần
trung tâm thung lũng, kéo dài từ bắc xuống nam ở
cuối thung lũng; 2) Nước
khe nứt, theo báo cáo điều tra Địa chất
đô thị Điện Biên mới chỉ phát hiện
được 2 dải đá nứt nẻ trên cát kết
T3n-r sb với độ chứa nước
trung bình [7].
Trong vùng
nghiên cứu có 2 điểm nước khoáng nóng đã
được phát hiện từ lâu và đã được
tận dụng khai thác ở mức độ thô sơ. Nguồn
nước khoáng nóng Bom Lot (Nà Ten) thuộc bản Bom Lot, xã Lay Tảng, huyện Điện Biên, là một nhóm điểm lộ
phân bố ở cả hai bờ sông Nậm Rốm. Nước
trong không màu, nhưng
có mùi sunfur hydro. Nhiệt
độ nước bề mặt là 65-750C. Độ khoáng hoá
trong khoảng 380 đến 900 mg/l, hàm lượng H2SiO3
từ trên 50 đến trên 100 mg/l [7]. Nước khoáng nóng xuất lộ
là một dạng biểu hiện của đứt gãy hoạt
động nơi vỏ Trái đất gây dập vỡ chưa gắn
kết, tạo điều
kiện cho nhiệt trong manti thoát ra. Nhiệt thoát ra với
gradien dị thường cao làm nóng nguồn nước
trong bể chứa ở
dưới, đồng thời đứt gãy đang hoạt
động làm kênh dẫn cho nước xuất lộ trên bề mặt.
Kết quả khoan khảo sát và bơm hút thí nghiệm của công trình nghiên cứu được thực hiện trên đới dập vỡ kiến tạo. Mực nước tĩnh trong lỗ khoan ở độ sâu 14 m là 1,8 m, nhiệt độ nước tăng dần từ 480 đến 600C (ở độ sâu 13,70 m); khi khoan sâu 14 m, mực nước trong lỗ khoan dâng cao đến độ sâu 0,5 m, nhiệt độ là 590C. Như vậy từ độ sâu này nước dưới đất đã thể hiện tính có áp với độ chênh áp đến: 14 - 0,5 m = 13,5 m. Đới chứa nước khoáng có thể được tính từ đây. Khi đó, nước dưới đất đã tạo thành vòm cao hơn nước ngầm bên trên là: 1,8 - 0,5 m = 1,3 m. Khi khoan đến độ sâu 21,3 m thì nhiệt độ nước giảm còn 510C. Khoan tiếp từ 21,3 đến 36,9 m thì mất nước. Khi khoan tiếp đến độ sâu 37 m, nước đã phun lên trên mặt đất, khoan tiếp 2 m, nước tiếp tục phun với lưu lượng sơ bộ 0,33 l/s và nhiệt độ 740C. Chiều sâu này bắt đầu khơi thông đới chứa nước nóng chính thống. Lưu lượng tự lưu ứng với hạ thấp mực nước 0,81 m là 0,228 l/s (19,68 m3/ngày).
Các kết quả nghiên cứu địa chất cấu trúc và địa chất thủy văn [4] cho thấy hệ thống khe nứt chứa nước gồm những khe nứt gần dốc đứng và khá mở, tạo điều kiện nước khoáng nóng đi lên nhanh và nhiệt độ nước không chênh lệch nhiều giữa đới sâu và đới trên mặt. Tại lỗ khoan đã thực hiện được 3 đợt bơm, nghiên cứu quan hệ giữa lưu lượng và độ hạ thấp của mực nước cho phép dự đoán trữ lượng khai thác. Theo nghiên cứu, thời gian hồi phục mực nước rất ngắn, cho thấy khả năng hồi phục trữ lượng nhanh. Trong tất cả các đợt bơm, các mạch lộ ở lòng khe vẫn tồn không thấy bị biến đổi. Như vậy, lưu lượng bơm ra so với khả năng cấp là khá nhỏ. Theo kết quả tính toán thể hiện trên đồ thị bậc hai với tương quan khá chặt (Hình 2), cho phép ngoại suy theo Altovsky là 1,75. Nghĩa là mực nước hạ thấp đến 8 m vẫn có thể cho lưu lượng hợp lý.
Hình 2. Quan hệ giữa lưu lượng và hạ thấp mực nước [4].
Tuy nhiên, do
cấu trúc lỗ khoan (ống lọc hơi cao) nên chỉ
có thể đặt ống hơi ở khoảng 9 m. Vì thế
nếu chọn hạ thấp 8 m (nghĩa là mực nước
động ở khoảng 7 m) sẽ khó đặt ống
hơi khi sử dụng
máy bơm hơi ép để khai thác. Vì thế, nên chọn hạ thấp 7 m, tức
là mực nước động khoảng 6 m sẽ phù hợp
hơn cho cả 2 cách dùng máy (bơm ép hơi và bơm ly
tâm). Trên đồ thị, ta thấy ứng với hạ
thấp 7 m thì lưu lượng khai thác hợp lý sẽ là
khoảng 2,5 l/s, tức 216 m3/ngày. Những nhận xét về lỗ khoan ở
trên và kết quả bơm thí nghiệm cho thấy trữ lượng
được xác định 216 m3/ng là tin cậy
được và phù hợp
với những phương thức khai thác thông dụng.
Trên thực tế, để xây dựng nhà máy điện
địa nhiệt cần phải tiến hành khoan sâu
hơn nhiều thì mới có khả năng tìm được
nguồn nhiệt có nhiệt độ cao đủ cung cấp
hơi nước và cho lưu lượng nước cho
nhà máy địa nhiệt.
2. Kết quả khảo sát địa vật lý và
trường phân bố địa nhiệt
2.1. Kết quả khảo sát địa nhiệt
trên mặt: Khảo sát địa nhiệt bề mặt xác định
trường phân bố của nguồn nhiệt được
tiến hành bằng phương pháp đo dòng nhiệt bề
mặt, kết quả được trình bày ở sơ
đồ (Hình 3). Theo
đó, trường địa nhiệt khu vực khảo
sát có thể phân ra 3 đới rõ rệt, đó là đới
tây bắc, đới đông và đới tây nam.
Đới tây bắc được giới hạn bởi đường đẳng nhiệt 290C là đới dị thường địa nhiệt, thể hiện mạnh mẽ nhất gồm 3 đỉnh dị thường có biên độ rất lớn, trên 120C; đó là dị thường điểm lộ U Va, bao gồm điểm lộ đang khai thác và đới ảnh hưởng của nó trong thung lũng U Va; đỉnh dị thường nằm ở giữa sông Nậm Rốm và đỉnh dị thường bản Pa Nậm có dạng elip, trục kéo dài theo phương TB-ĐN trùng với phương của đứt gãy.
Hình 3. Sơ đồ trường địa nhiệt vùng U Va [4].
Đới đông
với trường địa nhiệt tương đối
bình ổn, gradien nhiệt độ biến đổi
không lớn. Tuy vậy, đới này lại có thể
chia làm 2 vùng có tính chất khác nhau là: vùng phía bắc có nhiệt
độ tăng dần về phía đới tây nam và
đới nam khá bình ổn. Ranh giới 2 đới này có lẽ
liên quan đến sự thay đổi thành phần thạch
học của trầm tích lớp phủ, hay cũng có thể
tồn tại một đứt gãy kiến tạo
phương ĐB-TN.
Đới tây nam
là đới địa nhiệt hoạt động yếu
với trường địa nhiệt bình ổn và nhiệt
độ thấp có lẽ liên quan đến sự nhô lên
của đá gốc.
2.2. Kết quả khảo sát điện: Đã tiến hành đo 3 tuyến cắt lớp điện trở, 5 tuyến mặt cắt điện trở. Vị trí các tuyến đo của từng phương pháp kể trên được thể hiện trên Hình 1C. Kết quả đo các tuyến được thể hiện trên Hình 4. Kết quả phân tích cho thông tin về đặc điểm cấu trúc địa chất, kiến tạo và biểu hiện của cấu trúc chứa nước và nước khoáng.
Đá phong hoá là vùng điện trở suất cao (từ 100 đến 200 Ωm) phân bố từ bề mặt tới độ sâu 20-40 m (thể hiện bằng phổ màu đen trên bản vẽ). Ở vùng này, các lớp có chiều dày thay đổi mạnh phụ thuộc vào bề mặt lớp đá gốc. Tại khu vực khảo sát, đá gốc là bột kết có điện trở suất cao (>300 Ωm) thể hiện bằng phổ màu đen đậm trên bản vẽ. Đá gốc rắn là nền dưới lớp phong hoá khô, thực tế ở khu vực khảo sát đá gốc nằm bao cả 3 phía tạo thành một thung lũng nhỏ, địa hình phân cắt.
Hình 4. Kết quả đo điện vùng U Va [4].
3. Kết quả tính toán địa nhiệt
kế
Địa nhiệt kế là phương pháp tính nhiệt độ của bể chứa địa nhiệt nhờ sử dụng các công thức dựa vào hàm lượng của các nguyên tố trong dung dịch nhiệt. Đây là phương pháp được áp dụng cho tất cả các nghiên cứu, thăm dò và khai thác địa nhiệt trên thế giới. Cơ sở của phương pháp này là dựa vào tính chất hòa tan của các khoáng vật trong nước cũng như phản ứng giữa các đá vây quanh với nước địa nhiệt. Ở một nhiệt độ áp suất nào đó, khả năng hòa tan của khoáng vật hoặc sự phản ứng giữa khoáng vật hay đá vây quanh với nước là khác nhau. Khi nước chứa địa nhiệt lên đến mặt đất, mặc dù điều kiện nhiệt độ áp suất có thay đổi, xong cơ bản là chúng vẫn giữ được thành phần ban đầu khi chúng ta lấy đi phân tích. Hầu hết các địa nhiệt kế được sử dụng hiện nay đều dựa vào nồng độ của silic và các tỷ số cation. Địa nhiệt kế silica rất dễ tính mà lại chỉ dựa vào nồng độ silic trong dung dịch nhiệt, có một loạt các công thức địa nhiệt kế khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng nguồn địa nhiệt đã được các nhà khoa học trên thế giới phát triển như Fournier [3] hay Arnórsson [1], v.v.. Trong khuôn khổ của số liệu phân tích ở vùng U Va (Bảng 1), chúng tôi chỉ sử dụng các địa nhiệt kế cation và sử dụng công thức đối với các cation Na và K để tính toán nhiệt độ của bể chứa.
Bảng 1. Kết quả phân tích một số
thành phần khoáng hóa nước khoáng nóng
tại vùng U Va [4].
TT
|
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Số mẫu |
Hàm lượng |
||
Max |
Min |
TB |
||||
1 |
Fe |
mg/l |
20 |
0,40 |
0,29 |
0,36 |
2 |
As |
mg/l |
20 |
0,0024 |
0,0008 |
0,001 |
3 |
Hg |
mg/l |
20 |
0,00085 |
0,00055 |
0,0006 |
4 |
Na+ |
mg/l |
20 |
160,7 |
159,6 |
159, 9 |
5 |
K+ |
mg/l |
20 |
8,8 |
6,3 |
6,95 |
6 |
Ca++ |
mg/l |
20 |
88 |
85,4 |
86,1 |
7 |
Mg++ |
mg/l |
20 |
17,1 |
15,9 |
16,2 |
8 |
Al+++ |
mg/l |
20 |
0,093 |
0,070 |
0,076 |
9 |
Mn++ |
mg/l |
20 |
0,510 |
0,420 |
0,442 |
10 |
Zn++ |
mg/l |
20 |
0,1241 |
0,0063 |
0,0489 |
11 |
Pb++ |
mg/l |
20 |
0,0025 |
0,0012 |
0,0015 |
Với kết quả phân tích này và dựa vào các công thức tính địa nhiệt kế của các tác giả nêu trên, ta tính được nhiệt độ của nguồn địa nhiệt như sau (trong đó các cation ở các công thức trên là nồng độ được tính bằng ppm):
- Theo Truesdell (1976) ta có khoảng nhiệt độ 100-2750C:
- Theo Tonari (1980):
- Theo Arnórsson (1983) cho 25-2500C:
- Theo Arnórsson (1983) cho 250-3500C:
- Theo Fournier (1979):
- Theo Nivea và Nieva (1987):
- Theo Giggenbachetal (1983):
Các kết quả tính địa nhiệt kể trên cho
thấy nhiệt độ của dung dịch địa
nhiệt ở dưới bể địa nhiệt thay
đổi từ 112 đến 173oC, nghĩa là cao
hơn nhiều so với nhiệt độ mà chúng ta đo
được ở trên bề mặt hoặc trong lỗ
khoan. Tuy nhiên, các giá trị nhiệt độ thu được
thường khác nhau, do đó cần áp dụng các cặp
nhiệt kế khác để có kết quả chính xác
hơn. Trong phạm vi công trình này, chúng tôi lấy giá trị
trung bình các kết quả tính toán trên là 145,3oC. Vậy,
có thể kết luận rằng nhiệt độ của
nguồn nước nóng này ở trong bể chứa địa
nhiệt dưới sâu là 145,3oC. Trên thế giới,
người ta phân loại tiềm năng các nguồn địa
nhiệt dựa vào nhiệt độ của các dung dịch
nhiệt ở các bể chứa. Theo đó, có 3 mức: cao
– là các nguồn có nhiệt độ >180oC, trung
bình – là các nguồn có nhiệt độ 100-180oC, và
thấp – là các nguồn có nhiệt độ <100oC.
Như vậy, nguồn địa nhiệt U Va (145,3oC)
này được xếp vào loại nguồn có tiềm
năng địa nhiệt trung bình.
IV. THẢO LUẬN
VÀ KẾT LUẬN
Đới đứt gãy Điện Biên - Lai Châu là một
đới có tiềm năng địa nhiệt quan trọng.
Vùng nghiên cứu thuộc suối nước nóng U Va của
tỉnh Điện Biên có trường địa nhiệt
phân bố khá rộng, nhiệt độ biến đổi
phức tạp với biên độ cao, tại điểm
nước xuất lộ trên mặt cao nhất (760C)
và nhiệt độ nguồn địa nhiệt dưới
sâu có giá trị trung bình là 1450C.
Nguồn địa nhiệt liên quan chặt chẽ tới
hoạt động của đới đứt gãy Điện
Biên - Lai Châu và kế cận, trong đó đới đứt
gãy sâu Điện Biên - Lai Châu (hướng gần bắc-nam)
đóng vai trò cung cấp nhiệt, còn hệ thống đứt
gãy hướng ĐB-TN khống chế bể chứa và xuất
lộ nước nóng. Vùng nghiên cứu có địa hình kiểu
lòng chảo, dọc theo đứt gãy đá bị dập vỡ
mạnh, lớp trầm tích có bề dày lớn, khả
năng lưu trữ nước cao. Lưu lượng
nước của khu vực lớn và do đặc tính dập
vỡ của đất đá trong khu vực nên khả
năng phục hồi trữ lượng nhanh.
Các kết quả nghiên cứu trên và đối sánh với
nhu cầu thiết kế sử dụng năng lượng
địa nhiệt trên thế giới cho phép xác định
vùng này có tiềm năng địa nhiệt trung bình (với
nhiệt độ nguồn trung bình tại nguồn địa
nhiệt U Va vào khoảng 145,3oC). Đây là cơ sở
khoa học để xây dựng một nhà máy điện
địa nhiệt ở quy mô nhỏ tại vùng này đảm
bảo tận dụng tối đa tiềm năng địa
nhiệt tại đây.
Cần nghiên cứu chi tiết hơn và kêu gọi đầu
tư xây dựng nhà máy địa nhiệt tại đây, vừa
đáp ứng nhu cầu tại chỗ, vừa phát triển
sử dụng nguồn năng lượng sạch ở
Việt Nam. Cần lưu ý
là, đới đứt
gãy Điện Biên - Lai Châu là đứt gãy hoạt động
với tiềm năng sinh chấn cao. Do vậy, khi xây dựng
nhà máy điện sử dụng năng lượng địa
nhiệt cần tính đến nguy cơ động đất
trong khu vực này. Cần
nghiên cứu đánh giá tiềm năng địa nhiệt
của các đứt gãy hoạt động khác trên lãnh thổ
Việt Nam nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên
này.
Lời
cảm ơn: Bài báo được hoàn thành với
sự hỗ trợ kinh phí của đề tài QG-09-22
Đại học Quốc gia Hà Nội. Tập thể tác
giả xin cảm ơn ThS. Trần Trọng Thắng (Viện
Khoa học Địa chất và Khoáng sản), TS. Châu
Văn Quỳnh (Liên đoàn Địa chất Thủy
văn Miền Bắc) đã có những trao đổi khoa
học quý báu.
VĂN LIỆU
1.
Arnórsson S., Sigurdsson S., Svavarsson H., 1983. The chemistry of geothermal valley geothermal discharges,
NW Himalaya, India. Geothermics, 12 : 198. New Dehli.
2. Chu Văn Ngợi (Chủ
biên), 2006. Nghiên cứu các dạng cấu
trúc địa chất làm cơ sở cho việc thẩm
định và nâng cao mức độ an toàn hệ thống
giao thông miền núi và trung du Việt Nam. Đề tài cấp Đại học Quốc gia
QG05-29. Lưu trữ ĐHQG, Hà Nội.
3. Fournier R.O., 1979. Textbook
for the geothermal energy. In: Koga A.
(Editor), Hydrothermal geochemistry,
4. Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Quang Minh, 2005. Moving characteristics of the Lai Châu - Điện Biên Fault zone during Cenozoic. J. of. Geology, B/. Hà Nội.
6. Trần Đăng Tuyết (Chủ biên), 1978.
Bản đồ Địa chất và Khoáng sản tỉ
lệ 1/200.000. Tờ Điện Biên - Lai Châu, kèm theo thuyết
minh. Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
7. Viện
Địa chất, 2002. Báo cáo Địa chất
đô thị Tây Bắc Bộ. Kết quả khảo sát bổ
sung thị xã Điện Biên Phủ. Lưu trữ Viện Địa chất, Hà Nội.