NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊ THƯỜNG KHÍ PHÓNG XẠ PHỤC VỤ T̀M KIẾM QUẶNG ẨN Ở CÁC ĐỚI
SA KHOÁNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG

LÊ KHÁNH PHỒN1, NGUYỄN ANH TUẤN1, NGUYỄN VĂN NAM2, NGUYỄN THÁI SƠN2

1Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội;
2Liên đoàn Địa chất Xạ-hiếm, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội

Tóm tắt: Các tính toán lư thuyết nồng độ khí phóng xạ thoron và radon trên mô h́nh thân quặng điển h́nh của các mỏ sa khoáng ven biển miền Trung cho thấy, thân quặng dạng lớp chứa chất phóng xạ nằm ngang có các kích thước ứng với nửa không gian bức xạ vô hạn đă giúp đưa ra cơ sở áp dụng phương pháp khí phóng xạ và luận giải tài liệu thực tế. Kết quả khảo sát phóng xạ trên 5 tụ khoáng sa khoáng ven biển miền Trung đă minh chứng cho khả năng phát hiện quặng ẩn theo đặc điểm dị thường khí phóng xạ. Tại bề mặt thân quặng lộ ra trên mặt đất, dị thường nồng độ khí thoron phụ thuộc hàm lượng quặng, nhưng luôn luôn lớn gấp 3-5 lần dị thường nồng độ khí radon. Khi quặng bị phủ, nồng độ khí thoron giảm mạnh; khi bề dày đất phủ h >80 cm, dị thường nồng độ thoron sẽ nhỏ hơn dị thường nồng độ radon; c̣n khi chiều dày đất phủ 3 m<h<10 m dị thường thoron hoàn toàn biến mất và chỉ c̣n khả năng phát hiện dị thường radon yếu.


I. MỞ ĐẦU

Nước ta thuộc miền nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, lớp đất đá bề mặt chịu tác dụng phong hóa và xâm thực mạnh mẽ. Bởi vậy, phần lớn các tụ khoáng nói chung, và các tụ khoáng chứa chất phóng xạ nói riêng, thuộc dạng quặng “ẩn” Các thân quặng thường bị chôn vùi dưới tầng đất phủ bở rời.

Các tụ khoáng sa khoáng ven biển thường có sự cộng sinh chặt chẽ với các chất phóng xạ thori và urani. Trong quá tŕnh phân ră, các họ phóng xạ thori và urani sinh ra các chất khí phóng xạ thoron và radon. Các chất khí phóng xạ này lan truyền ra môi trường xung quanh và có xu hướng bốc lên phía trên, tạo thành các dị thường khí phóng xạ trong tầng đất phủ nằm tương đối gần mặt đất, tạo ra khả năng phát hiện quặng ẩn theo dị thường khí phóng xạ.

Tuy nhiên, các đới đứt găy, dập vỡ tạo thành đường dẫn khí nên cũng tạo ra các dị thường khí phóng xạ. Mặt khác, tại các đới ven biển, mùa mưa thường xuyên gây ngập lụt, nhiều sông có lượng phù sa tương đối lớn, dẫn đến các đới đứt găy, dập vỡ, các khe nứt bị các bồi tích bùn cát lấp nhét, bịt kín các đường dẫn khí, trong đó có các khí phóng xạ lan truyền lên mặt đất. Tất cả các yếu tố đó gây nhiễu, làm cho bức tranh trường khí phóng xạ tại các đới ven biển trở nên phức tạp.

Để nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp khí phóng xạ trong nghiên cứu địa chất và t́m kiếm quặng phóng xạ, cần thiết phải làm sáng tỏ các đặc điểm của dị thường khí phóng xạ trên các đối tượng địa chất khác nhau, đưa ra được các tiêu chuẩn địa chất - địa hóa - phóng xạ để phân biệt dị thường quặng (liên quan với các tụ khoáng chứa chất phóng xạ) và dị thường phi quặng (liên quan tới các đá có hoạt độ phóng xạ cao và các đới đứt găy, dập vỡ).

Tất cả những điều đă nêu chứng tỏ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu và là nội dung của bài báo này.

II. ĐẶC ĐIỂM DỊ THƯỜNG KHÍ PHÓNG XẠ TRÊN TỤ KHOÁNG SA KHOÁNG VEN BIỂN

Để làm sáng tỏ cơ sở khoa học của sự áp dụng phương pháp khí phóng xạ trong công tác t́m kiếm, nhất là trong t́m kiếm phát hiện các thân quặng ẩn, các tác giả đă tiến hành xây dựng mô h́nh thân quặng sa khoáng điển h́nh đối với vùng nghiên cứu và tính toán xác định các dị thường phóng xạ trên mô h́nh quặng.

1. Mô h́nh thân quặng sa khoáng titan

Theo các tài liệu hiện có của Liên đoàn Địa chất V (1984), Nguyễn Kim Hoàn (1985), Nguyễn Tiến Thuận (1998) và Vơ Ngọc Anh (2004), quặng sa khoáng titan có hàm lượng không đồng đều, phân bố tập trung ở các băi cát gần các eo, vịnh, ở phần phía nam hoặc bắc các mỏm nhô ra biển, nơi có điều kiện để h́nh thành các thân quặng đạt giá trị công nghiệp. Đặc điểm địa chất tụ khoáng sa khoáng titan ven biển miền Trung được đưa ra ở Bảng 1.

Từ số liệu ở Bảng 1 có thể mô h́nh hóa các thân quặng sa khoáng ven biển miền Trung như sau: các thân quặng có chiều dày trung b́nh từ 1,4 đến 4,5 m băo ḥa theo tia gamma (chiều dày băo ḥa theo tia gamma h 1 m), bề rộng từ 40 đến 1000 m, chiều dài từ 800 đến 8000 m đều băo ḥa theo tia gamma và có thể coi như thân quặng có dạng lớp nằm ngang kéo dài vô hạn.

Chỉ trừ các mỏ An Mỹ và Xương Lư, tại các mỏ và tụ khoáng khác, một bộ phận thân quặng bị phủ với bề dày tầng phủ trung b́nh từ hàng chục đến 70 cm, chiều dày tầng phủ cực đại tới 4 m.

Các số liệu ở Bảng 1 cũng cho ta thấy rơ có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa hàm lượng quặng ilmenit với hàm lượng các khoáng vật phụ như zircon và rutil. Trong zircon, hàm lượng các nguyên tố phóng xạ U3O8 khoảng 0,011 - 0,014%; ThO2 khoảng 0,0108 - 0,0128%. Trong monazit, hàm lượng Th2O3 chiếm tỷ lệ từ 2,31 đến 6,52%, trung b́nh 3,79%. Người ta đă xác định được trong các đới sa khoáng hàm lượng thori biến thiên trong khoảng 0,0009 - 0,018%. Quặng sa khoáng với giá trị hàm lượng biên của ilmenit là 10 kg/m3 có hàm lượng qTh ~ 0,002%, quặng đạt hàm lượng công nghiệp (≥50 kg/m3) có qTh ≥ 0,01%.

Như vậy mô h́nh điển h́nh đối với các thân quặng sa khoáng ven biển miền Trung là thân quặng chứa chất phóng xạ dạng lớp nằm ngang, các kích thước ứng với trường hợp nửa không gian bức xạ vô hạn. Quặng lộ ra trên mặt đất hoặc bị phủ có chiều dày từ hàng chục cm đến 3- 4 m với thành phần chủ yếu là cát hạt nhỏ.

2. Tính các dị thường phóng xạ trên mô h́nh thân quặng sa khoáng

- Cường độ bức xạ gamma trên mô h́nh thân quặng sa khoáng: Người ta đă tính được giá trị cường độ bức xạ gamma Itrên nửa không gian bức xạ vô hạn (lớp quặng chứa chất phóng xạ nằm ngang băo ḥa theo tia gamma) theo công thức sau:

I =                                  (1)

trong đó: K – hằng số bức xạ gamma µR/h cm2/gam; KRa = 9,1.109; KU = 3,15.103, KTh = 1,35.103; Q – hàm lượng của đồng vị phóng xạ, g/g đá; ρ – mật độ của quặng, g/cm3; µ – hệ số hấp thụ hiệu dụng của tia gamma, cm-1.

Khi thân quặng bị phủ bởi lớp bồi tích không chứa phóng xạ có chiều dày h th́ cường độ bức xạ gamma đo được trên mặt đất được tính theo công thức:

I =  I( µ2h)                                      (2)

trong đó, µ2 là hệ số hấp thụ bức xạ gamma của lớp phủ.

Từ các công thức (1) và (2), ta có thể dễ dàng tính được cường độ bức xạ trên mô h́nh thân quặng sa khoáng khi hàm lượng chất phóng xạ trong chúng khác nhau và đối với trường hợp quặng lộ ra mặt đất và quặng bị phủ.

Người ta đă chứng minh được tầng đất phủ có chiều dày h ≥ 80 cm hấp thụ gần như hoàn toàn cường độ bức xạ gamma của lớp quặng sa khoáng chứa phóng xạ. Điều đó có nghĩa là đối với các thân quặng ẩn dưới tâng phủ có h ≥ 80cm phải dùng phương pháp phóng xạ có chiều sâu nghiên cứu lớn hơn để phát hiện.

3. Sự phân bố nồng độ khí phóng xạ trên mô h́nh lớp quặng

Việc tính toán sự phân bố nồng độ khí phóng xạ được thực hiện đối với mô h́nh môi trường 2 lớp nằm ngang vô hạn, lớp thứ hai là lớp quặng phóng xạ nằm phía dưới với các tham số: hàm lượng chất phóng xạ q2, nồng độ khí phóng xạ N2, mật độ ρ2, hệ số lỗ rỗng η2, hệ số khuếch tán D2, a02 – lượng eman tự do thoát vào 1 cm3 đá trong 1 giây, (Bq/cm3.s), hệ số eman hóa Ke2. Lớp thứ nhất là lớp phủ nằm ở phía trên có chiều dày h và các tham số N1, ρ1, η1, D1, Ke1 (H́nh 1).

H́nh 1. Mô h́nh tính sự phân bố nồng độ khí phóng xạ trong lớp eman hóa vô hạn (lớp quặng phóng xạ) và trong trầm tích phủ.

Nồng độ khí phóng xạ N trong môi trường có độ lỗ rỗng η biến đổi chỉ theo hướng trục z. Phương tŕnh vi phân cân bằng lượng khí phóng xạ trong lớp dx có dạng sau:

(NηSdz) = Q1 – Q2 + a0Sdz – λNηSdz (3)

trong đó: ḍng khí phóng xạ đi qua diện tích S của lớp dz

Q = DSdN/dz + vNηS                       (4)

a0 = Nλ = Keqρλ.3,7.1010                (5)

Sự phân bố nồng độ khí phóng xạ theo chiều sâu lấy mẫu z được xác định bằng cách giải phương tŕnh vi phân (3) [1, 2, 4].

a. Trường hợp bề dày tầng phủ h ≥ 10, có thể coi như  h → ∞

Nồng độ khí phóng xạ tại độ sâu lấy mẫu z được tính theo công thức [1, 4]

                               (6)

trong đó N0 – nồng độ khí phóng xạ tại bề mặt lớp quặng

                    (7)

trong đó N2∞ - nồng độ khí phóng xạ trong lớp quặng băo ḥa

 = 1,2 . 105 KeRn . qu . Kcb. ρ/η ()      (8)

= 8,1 . 104 KeTn . qTh . ρ/η    ()

(qu (%), qTh (%) là hàm lượng urani, thori trong lớp quặng; KeRn, KeTh  - hệ số eman hóa của radon và thoron, Kcb là hệ số cân bằng phóng xạ của dăy urani, ρ – mật độ,  h – độ lỗ rỗng của quặng).

d = D1b1/D2b2 ; b1 =

b. Trường hợp bề dày tầng phủ hữu hạn (h ≤ 10 m), nồng độ khí phóng xạ tại độ sâu lấy mẫu z được tính theo công thức [1, 4]:


Bảng 1. Đặc điểm địa chất các mỏ sa khoáng titan ven biển miền Trung [3]

 

TT

 

Tên mỏ

Kích thước mỏ

Đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ

Hàm lượng trung b́nh kg/m3

Trữ lượng (tấn)

Dài

(m)

Rộng trung b́nh (m)

Diện tích (km2)

Tầng phủ (m)   trung b́nh

min-max

Tầng sản phẩm (m) trung b́nh

min-max

Ilmenit

Zircon

Rutil

Monazit

Ilmenit

Rutil

Zircon

Monazit

1

An Mỹ

940,0

70,0

0,065

17,26

0,80

0,49

Rất ít

2.021

57

91

 

2

An Ḥa

1080,0

40,0

0,043

170,86

5,68

3,11

Rất ít

6.684

131

331

 

3

Phú Thường

1040,0

39,0

0,040

110,68

5,40

2,48

Rất ít

3.765

81

181

 

4

Từ Nham

1420,0

70,0

0,090

105,15

4,87

2,39

Rất ít

13.237

322

619

 

5

Phú Dương

1440,0

90,0

0,13

83,52

5,21

2,06

Rất ít

10.611

247

725

 

6

Xương Lư

870,0

40,0

0,034

392,99

15,49

7,57

Rất ít

18.965

340

725

 

7

Hưng Lương

1010,0

535,0

0,56

51,24

2,38

1,04

Rất ít

21.347

445

889

 

8

Trung Lương

1670,0

95,0

0,168

70,68

3,15

0,94

Rất ít

8.875

117

394

 

9

Đề Gi

8000,0

1000,0

8,0

70,91

1,83

1,20

Rất ít

1.571.180

61.996

80.001

25.003


                                   (9)

Từ các công thức (6) và (9), ta chẳng những có thể tính được nồng độ khí phóng xạ tại các độ sâu lấy mẫu khí khác nhau đối với mô h́nh lớp quặng băo ḥa, mà c̣n dự báo được chiều dày tầng phủ với thông tin tiên nghiệm về nồng độ khí phóng xạ trên bề mặt lớp quặng N0, giá trị hệ số khuếch tán D và giá trị nồng độ tối thiểu Nmin mà thiết bị khí phóng xạ có thể xác định được một cách tin cậy.

Do trong quặng sa khoáng hàm lượng thori cao gấp 5 đến 10 lần hàm lượng urani, nên trong lớp quặng băo ḥa nông độ khí thoron  lớn gấp 3-5 lần nồng độ khí radon.  (tính theo công thức (8)). C̣n tại bề mặt ranh giới quặng và đất phủ, nồng độ khí thoron  lớn gấp 2-3 lần (tính theo công thức (7)). Do khí thoron có kỳ bán ră rất nhỏ so với radon nên khi đi xa khỏi bề mặt thân quặng nồng độ khí thoron giảm nhanh hơn nồng độ khí radon. Đến một khoảng cách nào đó th́ dị thường nồng độ khí radon sẽ có giá trị lớn hơn dị thường nồng độ khí thoron. Khi lớp phủ trên thân quặng tương đối dày (chiều dày đất phủ 3 m<h<10 m) th́ chỉ c̣n khả năng phát hiện được dị thường radon mà không phát hiện được dị thường thoron nữa.

III. KẾT QUẢ ÁP DỤNG T̀M KIẾM QUẶNG ẨN THEO ĐẶC ĐIỂM DỊ THƯỜNG KHÍ PHÓNG XẠ

Để đánh giá khả năng t́m kiếm quặng ẩn, phương pháp khí phóng xạ dùng máy phổ alpha hiện đại RAD-7 do Mỹ sản xuất (máy có khả năng xác định riêng biệt nồng độ các khí phóng xạ Rn và Tn theo phổ alpha của chúng) được triển khai trên 5 tụ khoáng sa khoáng titan miền Trung. Trên các tụ khoáng này đă tiến hành khảo sát gamma mặt đất tỷ lệ 1:25.000, phương pháp khí phóng xạ trên hàng ngh́n điểm được tiến hành đối với một số mặt cắt đặc trưng của từng mỏ (bao gồm các mặt cắt qua các khu vực có thân quặng sa khoáng lộ ra bề mặt đất, thân quặng sa khoáng bị phủ bởi lớp bồi tích mỏng và thân quặng sa khoáng bị phủ bởi lớp phủ tương đối dày). Độ sâu lấy mẫu khí ~60-80 cm. Trên một số mặt cắt đă có các lỗ khoan và hào lấy mẫu phân tích kiểm tra.

Trên mặt cắt địa chất phóng xạ BN65 vùng Bàn Nham, B́nh Định (H́nh 2), có thể thấy thân quặng sa khoáng BN4 lộ ra mặt đất. Tại các đoạn mặt cắt quặng lộ ra mặt đất ở trung tâm và cánh phải, đều phát hiện được các dị thường cường độ gamma, dị thường nồng độ khí phóng xạ Tn và Rn. Giá trị dị thường cường độ bức xạ gamma biến thiên trong khoảng 20 ¸ 30 mR/h, Giá trị dị thường nồng độ Tn biến thiên trong khoảng từ 2000 ¸ 3500 Bq/m3 lớn gấp 1,5 đến 2 lần giá trị dị thường nồng độ Rn­., N ~ 1500 ÷ 2200 Bq/m3.

Từ các giá trị cường độ bức xạ gamma, nồng độ khí phóng xạ Tn và Rn, dùng các công thức (1) và (8) dễ dàng xác định được quặng có hàm lượng thori qTh ≥ 0,01%; hàm lượng urani qu ≥ 0,002% tương ứng với loại quặng sa khoáng titan có hàm lượng công nghiệp ≥ 50kg/m3.

Tại cánh trái của tuyến, thân quặng có hàm lượng nghèo hơn và chiều dày mỏng nên các tham số của trường phóng xạ nhỏ hơn phần trung tâm và cánh phải của tuyến: tại đây các giá trị cường độ bức xạ gamma, nồng độ Tn và Rn tương ứng là Ig ~ 10 ÷ 12 µR/h; NTn ~ 1500 ÷ 1800B/m3; NRn ~ 1000 ÷ 1100 Bq/m3.


H́nh 2. Mặt cắt địa chất - phóng xạ tuyến BN65 khu mỏ Bàn Nham, B́nh Định


Chính v́ vậy dị thường phóng xạ nói chung và dị thường khí phóng xạ nói riêng tại các khu vực quặng bị phủ có đặc điểm khác hẳn so với trên các khu vực quặng lộ trên mặt đất.

H́nh 3 đưa ra mặt cắt địa chất phóng xạ tuyến BN68 khu mỏ Bàn Nham. Tại cánh trái của mặt cắt, thân quặng có chiều dày lớn hàm lượng cao (quặng giàu có hàm lượng > 100 kg/m3) bị phủ bởi lớp bồi tích cát sét chiều dày 60 cm ÷ 1m gây ra dị thường phóng xạ có các đặc điểm sau: cường độ bức xạ gamma có giá trị từ 5 ÷ 16 µR/h; nồng độ R~ 6000  ÷ 8000 bq/m3; nồng độ thoron NTh ~ 2000 ÷  4000 Bq/m3.

Khi đất phủ có bề dày lớn sẽ có khả năng hấp thụ hoàn toàn bức xạ gamma do các chất phóng xạ trong thân quặng phát ra (bề dày đất phủ > 1m). Khí phóng xạ thoron cũng không thể lan truyền xa khỏi bề mặt thân quặng tới khoảng cách hàng mét. Điều đó có nghĩa là tại các khu vực quặng bị phủ bởi lớp bồi tích có bề dày lớn, th́ trên mặt đất không thể phát hiện được dị thường gamma và dị thường nồng độ khí thoron. Nếu đất phủ không quá dày (chiều dày đất phủ không quá hàng chục mét) th́ có thể phát hiện được dị thường nồng độ khí radon.

Các tính toán lư thuyết chỉ rơ, khi quặng bị phủ, đất phủ hấp thụ và làm suy giảm cường độ bức xạ gamma. Nồng độ các khí phóng xạ cũng bị giảm dần khi lan truyền từ thân quặng đi qua đất phủ lên mặt đất. Khí radon có chu kỳ bán ră TRn= 3,8 ngày, thời gian sống trung b́nh  t = 5 ngày, nên khi môi trường đất phủ có tốc độ khuếch tán ~ 1m/ngày th́ khí Rn có thể lan truyền qua lớp đất phủ dày 5m (tại những nơi có dập vỡ địa chất, đất đá bị vỡ vụn ṿ nhàu, do tác dụng đối lưu của khí, quăng đường lan truyền của radon có thể lớn hơn nhiều lần tới hàng chục, hàng trăm mét). Có nghĩa là khi lấy mẫu khí trong đất phủ ở khoảng cách 5 m cách bề mặt thân quặng th́ nồng độ khí radon giảm đi hàng ngh́n lần, ở khoảng cách 3 m nồng độ radon giảm đi hàng trăm lần so với giá trị N0 của nó trên bề mặt ranh giới thân quặng và đất phủ. Khi độ sâu lấy mẫu khí cách bề mặt thân quặng 0,5 m, nồng độ radon bằng N0/2. Trong khi đó, do có chu kỳ bán ră nhỏ Ttn = 54,5 giây, nên nồng độ khí thoron bị giảm rất nhanh trong đất phủ. Nồng độ thoron trong đất phủ cách bề mặt thân quặng 10 cm đă giảm đi hàng trăm lần so với giá trị N0 của nó trên bề mặt ranh giới thân quặng và đất phủ.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H́nh 3. Mặt cắt địa chất - phóng xạ tuyến BN68 khu mỏ Bàn Nham, B́nh Định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H́nh 4. Mặt cắt địa chất - phóng xạ tuyến 26 khu mỏ Hoài Nhơn, tỉnh B́nh Định


Mặt cắt địa chất phóng xạ tuyến 26 khu Hoài Nhơn (H́nh 4) minh họa cho điều vừa nói ở trên. Tại đây thân quặng sa khoáng HN2 bị phủ bởi lớp bồi tích dày 3 ÷ 5m. Hoàn toàn không phát hiện được dị thường gamma và dị thường nồng độ thoron. Dị thường nồng độ radon có giá trị 400 ÷ 500 Bq/m3 nhỏ gấp hàng chục lần so với dị thường nồng độ radon trên tuyến 68 khu  mỏ Bàn Nham.

KẾT LUẬN

Trên cở sở xử lư tổng hợp các tài liệu địa chất phóng xạ hiện có đă đưa ra được mô h́nh đặc trưng của thân quặng sa khoáng ven biển miền Trung: các thân quặng có dạng lớp nằm ngang với các kích thước băo ḥa theo tia gamma. Quặng sa khoáng titan với giá trị hàm lượng biên 10kg/m3 có hàm lượng trung b́nh của các chất phóng xạ qTh ~ 0,003% ; qU ~ 0,0006%; khi quặng sa khoáng đạt tới giá trị hàm lượng công nghiệp (≥ 50kg/m3) th́ hàm lượng các chất phóng xạ cũng tăng lên (qTh ≥ 0,01% ; qU ≥ 0,002%)

Các công thức tính toán lư thuyết cường độ bức xạ gamma, nồng độ khí phóng xạ thoron và radon đă làm sáng tỏ các đặc điểm dị thường phóng xạ nói chung và dị thường khí phóng xạ nói riêng trên mô h́nh thân quặng làm cơ sở luận giải tài liệu thực tế của công tác t́m kiếm phát hiện quặng ẩn.

Kết quả khảo sát thực tế trên 5 vùng mỏ sa khoáng miền Trung với hàng chục ngh́n điểm đo gamma, hàng ngh́n điểm đo khí phóng xạ đă minh chứng khả năng t́m kiếm phát hiện quặng ẩn theo đặc điểm dị thường khí phóng xạ: Quặng sa khoáng hàm lượng công nghiệp lộ ra trên mặt đất, giá trị nồng độ khí thoron phụ thuộc vào hàm lượng quặng nhưng luôn luôn lớn gấp 2 ¸ 3 lần nồng độ khí radon. Khi quặng bị phủ bởi các lớp bồi tích cát sét th́ các giá trị cường độ gamma, nồng độ khí phóng xạ đều bị giảm đi. Khi bề dày đất phủ h ≥ 80cm (chiều sâu tối đa của các lỗ chọng lấy mẫu khí) th́ nồng độ khí thoron sẻ nhỏ hơn nồng độ khí radon. Trên các thân quặng có đất phủ dày (không quá 10m) chỉ có thể phát hiện dị thường yếu của nồng độ khí radon c̣n dị thường gamma và dị thường nồng độ khí thoron bị triệt tiêu.

Bài báo hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu và hỗ trợ kinh phí của đề tài khoa học trọng điểm cấp Bộ, mă số B2008-02-57TĐ. Nguồn tài liệu là kết quả nghiên cứu của đề tài và thu thập từ Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

VĂN LIỆU

1.    Baranov V.I., Serdiukova A.S., Gorbusina L.V., Nazarov I.M., Efimkina Z.M., 1966. Các bài toán và thí nghiệm phóng xạ. Nxb Atomizdat, Moskva (tiếng Nga).

2.    Nguyễn Văn Nam, Lê Khánh Phồn, 2006. Nghiên cứu sự phân bố nồng độ khí phóng xạ phục vụ t́m kiếm, thăm ḍ và nghiên cứu môi trường quặng sa khoáng ven biển. Tuyển tập BC HNKH lần thứ 17, Đại học M-ĐC, Hà Nội.

3.    Nguyễn Văn Nam, 1984. Báo cáo kết quả t́m kiếm quặng titan sa khoáng ven biển thuộc vùng hoạt động của Liên đoàn ĐC V. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

4.    Novikov G.F., 1989. Thăm ḍ phóng xạ. Nxb Nauka, Leningrad (tiếng Nga).

5.    Vơ Ngọc Anh, 2004. Nghiên cứu đặc điểm dị thường phóng xạ dự báo tài nguyên sa khoáng titan và đánh giá ảnh hưởng của môi trường phóng xạ đới ven biển Trung Trung Bộ. Luận án TSĐC, Thư viện Đại học M-ĐC, Hà Nội.