BIẾN DẠNG VÀ
TIẾN HOÁ NHIỆT
ĐỘNG ĐỚI
PHAN SI PAN TRONG KAINOZOI
PHAN TRỌNG TRỊNH1, HOÀNG QUANG VINH1,
HERVE LELOUP2, PAUL TAPPONNIER2
1Viện Địa chất, Viện KH & CN VN
2Institut de Physique du Globe de Paris
Tóm tắt: Bài báo trình bày đặc điểm biến dạng và
tiến hóa nhiệt động của đới Phan Si Pan, nằm ở tây nam đới trượt cắt Dãy Núi Con
Voi. Sự phân phiến cắm rất dốc về TB-ĐN và cấu trúc tuyến gần nằm ngang đã quan
sát được ở cả hai bên thể nền granit
MỞ ĐẦU
Nghiên cứu hoạt động kiến tạo của đới đứt gãy Sông Hồng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng không chỉ giúp tìm hiểu cơ chế biến dạng thạch quyển mà còn làm sáng
tỏ vai trò sinh khoáng và đánh giá giảm nhẹ thiên tai của khu vực. Những nghiên
cứu khảo sát có hệ thống từ những năm 90 dọc theo đới đứt gãy Ailao Shan - Sông
Hồng [2, 3, 5] đã thu được những kết quả chính sau: 1) Biến dạng dẻo xảy ra dọc
đới trượt cắt (shear zone) hẹp có khả năng chuyển dịch trượt bằng hàng trăm
kilomet; 2) Chuyển dịch trượt bằng xảy ra trong hàng chục triệu năm; 3) Đới
trượt bằng cắt qua thạch quyển dẫn tới làm mở biển rìa. Tuy nhiên, còn nhiều vấn
đề cần được thảo luận và tiếp tục nghiên cứu như: Biên độ chuyển dịch toàn bộ của
đới trượt cắt Sông Hồng là bao nhiêu? Biên độ chuyển dịch thay đổi dọc theo đứt
gãy như thế nào? Khả năng bị chắn của chuyển dịch trượt bằng bởi các hoạt động
xiết ép và tách giãn ra sao? Chính xác hoá thời điểm nghịch đảo kiến tạo? Đới
đứt gãy Sông Hồng là đới đứt gãy mới hay là kế thừa từ đới đứt gãy cổ hơn? Tiến
hoá điều kiện nhiệt động và biến dạng như thế nào? Đới đứt gãy Sông Hồng tiếp
tục kéo dài ra biển ra sao? Một câu hỏi đặc biệt quan trọng là biến dạng ở đới
lân cận đới đứt gãy Sông Hồng xảy ra như thế nào và quá trình tiến hoá địa nhiệt
ra sao? Trong bài viết này chúng tôi công bố những số liệu mới về đặc điểm biến
dạng và tiến hóa nhiệt động của đới Phan Si Pan kề sát với đới Dãy Núi Con Voi
góp phần tìm hiểu biến dạng và tiến hoá nhiệt động của đới Sông Hồng và lân cận
trong Kainozoi.
Khối batholit granit
Dọc theo mặt cắt Lào
Cai -
Các đá biến chất Phan Si Pan gồm đá phiến, gneis và đá hoa. Cấu trúc tuyến
hầu như gần song song với hướng cắm của mặt phiến. Sau khi xoay trục nếp uốn,
phương của tuyến gần trùng với phương đông-tây, các cấu trúc tuyến và nếp uốn
muộn hơn là kết quả của biến dạng tiến triển (progressive) trong pha xiết ép
đông-tây. Uốn nếp sau bị lớp phủ Sa Pa chờm lên có phương chuyển dịch song song
với phương trượt trái ở rìa khối granit Po Sen. Khối batholit granit Yê Yên Sun
xâm nhập, xuyên cắt đá biến chất Phan Si Pan, nhưng thường phân cách với đá
biến chất bởi đứt gãy đang hoạt động. Đứt gãy đang hoạt động là đứt gãy thuận,
trượt bằng phải. Thành phần của khối batholit Yê Yên Sun gồm granit kiềm,
granosyenit biotit. Khối đã trải qua 6 pha hoạt động magma. Pha xâm nhập cuối là
xâm nhập aplit và pegmatit. Phân tích bằng phương pháp K-Ar trên amphibol và
biotit trước đây cho tuổi từ 41 đến 72 triệu năm [10].
Granit Yê Yên Sun mặc dù không bị biến dạng mạnh, nhưng có thể quan sát
thấy các mặt phiến kéo dài theo phương tây bắc - đông nam. Các mặt phiến quan
sát được dọc theo đới đứt gãy trượt bằng trái làm xê dịch khối granit với biên
độ xấp xỉ 20 km (Hình 1). Một số mạch xâm nhập muộn hơn đã cắt các mặt phiến
trong khi một số mạch xâm nhập khác lại bị phiến hoá minh chứng là các mạch xâm
nhập hình thành cùng giai đoạn biến vị của khối granit Yê Yên Sun. Granit Yê Yên
Sun cũng chịu biến vị của đới dịch trượt chlorit muộn hơn giống như ở khối
granit Po Sen. Dịch về phía nam, có thể quan sát thấy granit Yê Yên Sun phân cắt
phức hệ granitoiđ Phu Sa Phin. Sườn tây nam của khối granit Yê Yên Sun rất dốc.
Các mặt pha sét tam giác và thung lũng treo minh chứng sườn này là một đứt gãy
thuận đang hoạt động.
Dưới trầm tích Đệ tứ ở cánh hạ của đứt gãy thuận, các đá trầm tích Trias
nằm bất chỉnh hợp dưới trầm tích màu đỏ Creta. Các đá cát kết bị khối xâm nhập
kiềm Pu Sam Cap xuyên cắt. Phức hệ Pu Sam Cap được xác định có tuổi Paleogen,
nhờ phân tích 40Ar/39Ar mẫu đá tổng. Đáng lưu ý là chính
khối Pu Sam Cap cũng bị dịch trượt với biên độ khoảng 15 km dọc theo một đứt gãy
phương tây bắc - đông nam (Hình 2). Một vùng rộng lớn ở Tây Bắc Bộ với diện tích
xấp xỉ 4000 km2 bị phức hệ đá phun trào Tú Lệ phủ chồng (Hình 1). Đá
phun trào ở đây có thành phần rất khác nhau: bazan được định tuổi trên bản đồ
địa chất là Jura, ryolit và trachyt được định tuổi là Creta, xen kẹp với tuf và
cát, bột kết [10]. Các đá trên bị phức hệ đá xâm nhập Mù Cang Chải xuyên cắt gồm
gabrođiabas, gabrođiorit, pyroxenit, lamprophyr và cả phức hệ
Phu Sa Phìn gồm syenit thạch anh, granit kiềm và á kiềm. Tuổi của biotit và
horblenđ bằng phương pháp K-Ar dao động từ 81 tới 108 triệu năm. Nhìn toàn cục,
các phức hệ đá phun trào Tú Lệ hầu như không chịu hoạt động biến dạng của đới
đứt gãy Sông Hồng trong Kainozoi. Tuy nhiên, có một số đá bị mylonit hoá. Theo
Trần Văn Trị và nnk [10], các đá xâm nhập nông thường đi liền với
đới trượt cắt, đặc biệt gần rìa đới Tú Lệ.
II. TUỔI BIẾN DẠNG TIẾN HOÁ NHIỆT ĐỘNG CỦA DÃY NÚI CON VOI
Để dễ dàng đối sánh với tuổi biến dạng và tiến hoá nhiệt động của
đới Phan Si Pan và Dãy Núi Con Voi, chúng tôi thấy cần nhắc vắn tắt lại những
kết quả phân tích đã công bố trước đây [3, 4]. Theo mặt cắt Bảo Yên - Bảo Hà,
felspat kali trong mẫu V12 phản ánh hai pha nguội nhanh. Pha đầu bắt đầu vào 37
tr.n. và pha hai vào 23 tr.n. Mô hình lan truyền (diffusion) phản ánh hai pha
nguội nhanh vào 42 và 23 tr.n. Do thừa argon và năng lượng kích hoạt rất cao,
chỉ phần trẻ của chu trình nguội mới được thể hiện, nên quá trình có thể nguội
sau 42 tr.n.
Mẫu V4 tại vùng Tân Hương, Yên
Bái gồm biotit và felspat kali. Felspat kali cho tuổi tương ứng với tuổi ở mẫu
V12. Tuổi
trung bình là 23 ± 0,1 tr.n. Mẫu felspat kali V1 ở
Bãi Bằng cho tuổi giống như V4 và V12. Tuổi trung bình là 22,5 ± 1 tr.n. Giá trị tuổi cao nhất xác định được là 27 tr.n. Mẫu lấy tại Núi
Gôi, Ninh Bình V126 cho tuổi 27,4 ± 0,6 tr.n. với sự thừa
nhẹ Ar. Tuổi nghịch đảo đẳng thời là: 27,5 ± 0,6 tr.n. Hầu hết các
số liệu đã công bố cho thấy Dãy Núi Con Voi nguội từ 350 đến 150oC
trong khoảng 25 tới 22 tr.n. Do thiếu số liệu U-Pb, lịch sử nguội trên 350oC
được dựa trên phân tích felspat kali (450-300oC) và amphibol (500-520oC).
Hầu hết amphibol có tuổi 25,8 tr.n. cho thấy nhiệt độ cao còn kéo dài tới 26
tr.n. Giải thích đơn giản cho toàn bộ Dãy Núi Con Voi là nhiệt độ trên 450oC
kéo dài tới 27 tr.n. rồi sau đó nguội rất nhanh. Hầu hết đường P-T xác lập bởi
nhiệt áp kế sẽ được tính từ 27 tr.n. Một số tài liệu cho tuổi già hơn 27 tr.n.
Những số liệu này cho thấy nhiệt độ không cao hơn 450oC đã kéo dài
vài triệu năm trước lần nguội cuối cùng.
Nhìn chung toàn đới trượt cắt
Sông Hồng,
pha nguội từ nhiệt độ cao xảy ra sau 34 tr. n. cho thấy toàn đới có cùng một
chế độ nhiệt động. Tuy nhiên, quan sát chi tiết cho thấy mỗi dải biến chất có
một chế độ riêng của mình. Điều khác biệt quan trọng là thế nằm của mặt
phiến của dải Dãy Núi Con Voi có thế nằm thoải hơn phù hợp với kết quả nghiên
cứu trạng thái ứng suất kiến tạo.
III.
Đối với tuổi biến dạng, chúng ta
phân biệt các tuổi sau: tuổi mặt bằng (plateau) là tuổi được xác định khi giải
phóng dần dần Ar39 nhưng tuổi vẫn không đổi tạo thành đường song song
với trục hoành. Tuổi đẳng thời (isochron) và tuổi tổng là tuổi lấy trung bình cho giải phóng
hoàn toàn Ar39. Các kết quả phân tích 39Ar/40Ar
được trình bày tóm tắt trên bảng 2. Dọc theo mặt cắt Bát Xát, hầu hết các đá
orthogneis chứa thạch anh, felspat kali, plagioclas, biotit, titan và epiđot,
đôi khi gặp horblenđ. Các mặt phiến mylonit thường thành tạo trong nhiệt độ lớn
hơn 3000C vì chúng chứa các mạch thạch anh, biotit, đôi khi muscovit.
Tuy nhiên quá trình biến chất giật lùi xảy ra rất mạnh mẽ: chlorit và sericit
kéo dài theo các mặt trượt cắt C và C'. Các khoáng vật xác lập các cấu tạo tuyến
ở nhiệt độ cao lại thường bị phá huỷ giòn theo cùng một phương. Điều đó rất
giống với điều kiện biến dạng ở Ailao Shan [2]
minh chứng biến dạng trượt bằng tiếp tục từ hơn 3000C tới nhiệt độ
thấp hơn. Trong khối granit Po Sen, đới trượt cắt có chứa chlorit của cả hai pha
trượt trái và tách giãn đều xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thấp. Nhiệt độ cao
hơn đối với pha biến dạng trượt trái ở rìa tây của đới Phan Si Pan do thạch anh
và felspat được kết tinh trong quá trình biến dạng trượt bằng trái.
Tại đới chờm phủ Sa Pa, các mặt
phiến được tạo thành nhờ các khoáng vật phlogopit và muscovit cho thấy trong quá
trình biến dạng, nhiệt độ cao hơn 3000C. Các tinh thể phlogopit cắt
ngang mặt phiến chứng tỏ nhiệt độ trên vẫn duy trì trên 3000C
sau khi xảy ra biến dạng. Kết quả phân tích tuổi biến dạng bằng phương pháp
Ar/Ar được trình bày trên bảng 1 và hình 5. Theo mặt cắt Bát Xát, phân tích
felspat kali của mẫu V103 cho tuổi 25,1±0,1 tr.n. trong khoảng khí argon
được giải phóng từ 10 tới 30%. Sau đó tuổi tăng dần tới 50 tr.n. với một khoảng
bằng nhỏ tương ứng với 34,6±0,3 tr.n. (Hình 5). Mô
hình nguội tốt nhất cho thấy có hai pha nguội nhanh ứng với 41 và 25 tr.n. Phân
cách nhau bởi một giai đoạn ứng với nhiệt độ 2850C (Hình 5d). Tuổi
của giai đoạn sớm khó xác định chính xác. Đường đẳng thời nghịch đảo cho thấy ở
các bước phân tích nhiệt độ cao (27-36 tr.n.) có thừa argon. Felspat kali chứa
hai nguồn argon tương ứng với 25 và 34 tr.n. vì vậy có thể có hai giai đoạn
nguội nhanh ở thời điểm đó. Các khoáng vật biotit cho tuổi 28,4±1 tr.n. phù hợp với quá trình
nguội xác định được từ felspat kali (Hình 5d). Biotit từ mẫu VN105 lấy ở sát
thung lũng sông Hồng cho tuổi bằng 28,4±1 tr.n. (Maluski, 2000),
rất gần với tuổi của biotit ở mẫu V103. Mẫu V33 lấy trong đới trượt cắt, rìa TN
của khối granit Po Sen. Trên phổ tuổi của felspat kali có thể xác lập được 2
giai đoạn. Tuy nhiên, cả hai phương pháp "xoá chlor" và "nghịch đẳng thời" cũng
không xác định chính xác được hai giai đoạn này. Tuổi của giai đoạn nhiệt độ
thấp, xác lập được từ giá trị trung bình của giai đoạn đẳng nhiệt thứ hai là 22±0,4 tr.n. Sau khi cho giải phóng
15% khí argon, tuổi của giai đoạn đẳng nhiệt hội tụ và đường đẳng thời nghịch
đảo cho tuổi 26,7±0,5 tr.n., sau đó tuổi
tăng tới một đường bằng nhỏ ứng với 88,6±1,7 tr.n. (Hình 5e, 5f).
Biotit cho tuổi đẳng thời nghịch đảo là 34,2±0,7 tr.n., tính cho toàn bộ các
bước đốt nóng trừ hai bước đầu tiên và cuối cùng ứng với giải phóng 82% khí.
Tuổi cổ nhất xác định từ felspat kali là 89 tr.n. Điều đó cho thấy mẫu V33 không
vượt quá nhiệt độ 4000C, ít nhất từ sau Creta. Tuổi biotit ở nhiệt độ
3000C là 34 tr.n. Sau thời gian này, mẫu bị hai giai đoạn nguội nhanh
ở nhiệt độ thấp ứng với 27 tr.n. và 22 tr.n. Mẫu V100 cũng lấy ở rìa tây nam
granit Po Sen. Biotit cho một đường phổ bằng và tuổi đẳng thời nghịch đảo là 324±0,7 tr.n. Trên lớp chờm phủ Sa
Pa, tuổi đẳng thời nghịch đảo từ việc thực hiện toàn bộ các bước
tăng nhiệt trên mẫu phlogopit là 35,3±0,8 tr.n. Biotit cho
tuổi đẳng thời nghịch đảo là 33,3±0,7 tr.n. Trên khối
granit Yê Yên Sun, mẫu V40 được lấy ở rìa TN của khối, felspat kali thể hiện một
phổ tuổi khá bằng, tăng nhẹ từ 27 tới 33 tr.n. Giải pháp 4% argon cho một đường
bằng nhỏ, ứng với tuổi 27,6±2 tr.n., sau đó là một
đường bằng lớn ứng với 28 tr.n. Đường bằng cuối cùng cho tuổi 33,1±0,3 tr.n. Năng lượng
kích hoạt 41,22 kcal/mol khuếch tán argon có thể tính được từ 6 điểm trên biểu
đồ Arhen. Sáu bước đầu tiên của mô hình ứng với 1% tổng khí argon được giải
phóng và hệ số K/Ca cao một cách dị thường. Điều đó cho thấy khí giải phóng ở
các bước trên có thể không đặc trưng cho toàn mẫu và có thể do phong hoá. Năm giai đoạn
đẳng nhiệt tiếp theo cho năng lượng kích hoạt cao hơn cỡ 48,5 kcal/mol cho
khuếch tán argon.
Với giả thiết các miền khuếch
tán sử dụng năng lượng kích hoạt, chúng tôi đã tính toán với những số liệu tương
đối phù hợp nhất với mô hình. Khi đó, sáu bước đầu trên không phù hợp với mô
hình. Mô hình phù hợp nhất với số liệu của phổ tuổi cho các kết quả sau: giai
đoạn nguội nhanh (1500C/tr.n.) ở thời gian 33,5 tr.n. Sau đó nguội
chậm cho tới 28,5 tr.n. Sau thời điểm này là giai đoạn nguội nhanh (190oC/tr.n.).
Cần ghi nhận rằng một khoảng bằng nhỏ ở 27,6 tr.n. không phù hợp với mô hình
trên. Mẫu V170 lấy cách granit Yê Yên Sun 2 km, trong phức hệ núi lửa Tú Lệ chứa
felspat kali không biến dạng. Các khoáng vật felspat kali cho phổ tuổi thay đổi
lớn. Chỉ có thể rút ra từ phổ tuổi đó các giá trị
cực trị ứng với tuổi trẻ nhất và cổ nhất ứng với 26 và 96 tr.n. Quan sát thấy ở
phần trung tâm của phổ, các bước đầu và cuối thể hiện nhiễm bẩn argon. Có thể
nhận xét chung là tuổi của đá núi lửa Tú Lệ là Creta và pha nguội cuối cùng xảy
ra khoảng 26 tr.n. trước.
Có thể rút ra lịch sử phát triển
địa nhiệt của đới Phan Si Pan như sau: không có chứng cứ nào về chế độ địa nhiệt
xảy ra trước 100 tr.n. Pha nguội trên toàn đới Phan Si Pan xảy ra ở khoảng 35
tr.n. và kéo dài trong khoảng từ 32 tới 35 tr.n. Có thể ghi nhận pha nguội này ở
mặt cắt Bát Xát và granit Yê Yên Sun. Tại lớp phủ chờm Sa Pa, pha này được phản
ánh bằng tuổi của mẫu phlogopit V35 và sớm hơn đối với các mẫu biotit. Giai đoạn
này có lẽ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn sau khi hoặc đồng thời với giai
đoạn xâm nhập granit Yê Yên Sun: các khoáng vật titan trong mẫu YS50 (lấy cách
mẫu V40 vài mét) có tuổi xác định từ phương pháp U/Pb là 35,2 ±0,4 tr.n. [11], được xem
là tuổi kết tinh của granit Yê Yên Sun. Giai đoạn nguội nhanh xảy ra sau đó ứng
với 28 tr.n. đối với granit Yê Yên Sun (mẫu V40) và 27 tr.n. đối với
granit Po Sen (mẫu V33) và 25 tr.n. ở mặt cắt Bát Xát (mẫu V103). Tuổi
nguội tăng dần từ phương đông bắc về phương tây nam theo phương vuông góc với
phương của đới đứt gãy Sông Hồng.
Phổ tuổi của mẫu V33 của khối
granit Po Sen lại cho thấy có một pha nguội muộn hơn vào khoảng 22 tr.n. Mặt cắt
Bát Xát cho thấy các chứng cớ biến dạng trượt bằng trái rõ ràng xảy ra trong
Kainozoi. Quá trình biến dạng này xảy ra ở 300oC và theo lịch sử tiến
hoá địa nhiệt, xác định từ mô hình hoá 40Ar/39Ar trong khoảng thời gian 35 và 25 tr.n. Tuổi này khá
phù hợp với những kết quả trước đây về đới đứt gãy Ailao Shan - Sông Hồng [2, 3, 4, 7].
Biến dạng xảy ra dọc theo mặt
cắt Bát Xát rõ ràng liên quan tới chuyển dịch trượt bằng trái giữa hai mảng Đông
Dương và Nam Trung Hoa. Dịch chuyển trái này bị phức tạp hơn về phía đông nam do các đứt gãy trẻ hơn phân cắt. Ở khối
granit Po Sen, các đới trượt cắt dịch trái phương tây bắc - đông
nam, mặc dù có thể hiện nhưng biến dạng không mạnh. Tuổi của biotit ở mẫu V33
(34,2±0,7 tr.n.). Tương ứng với điều
kiện biến dạng trượt trái trong điều kiện nhiệt độ nhỏ hơn 3000C
chứng tỏ biến dạng trên xảy ra trong khoảng 34 tr.n. và muộn hơn. Việc hình
thành đới chờm phủ Sa Pa xảy ra cùng với quá trình kết tinh của phlogopfit ở mẫu
V35 vào khoảng 35,3±0,8 tr.n., chứng tỏ rằng
vào 35 tr.n. quá trình nguội nhanh của granit Yê Yên Sun xảy ra đồng thời với
hiện tượng chờm phủ Sa Pa và dịch trượt trái dọc đới Dãy Núi Con Voi.
Trong đới núi lửa Tú Lệ, biến
dạng liên quan với dịch trượt trái của đới đứt gãy Sông Hồng hầu như không ghi
nhận được. Pha nguội cuối cùng dưới 300oC xảy ra vào khoảng 26 tr.n.,
vào thời điểm mà các đá ở đới Ailao Shan
- Dãy Núi Con Voi bị nguội nhanh. Các đá biến chất thuộc phức hệ Ca Vịnh lộ ra ở rìa đông bắc
đới núi lửa Tú Lệ có tuổi Tiền Cambri (2936 tr.n.) [8] và phần nhân của granit
Po Sen không chịu ảnh hưởng biến dạng cho chuyển dịch dọc đới đứt gãy Sông Hồng.
Các đá cổ đó được xem như một cấu tạo khúc dồi, phân cắt bởi các đới đứt gãy phá
huỷ dịch trái.
Vùng |
Số |
Toạ độ |
Phòng phân tích |
Khoáng vật |
Tuổi mặt bằng |
Tuổi nghịch |
Bát Xát, granit |
V103 |
22o32’56’’ 103o47’20’’ |
ĐCLA |
Biotit,
Felspat K,5 bước, giải phóng 20% khí. |
28,1
±
0,1 |
|
4 bước, giải
phóng 16 % khí |
25,1
± 0,3 |
25,1
± 0,3 |
||||
V33 |
22o21’53’’ 103o
56’33’’ |
ĐCLA |
Biotit, 6 bước
giải phóng 82% khí |
34,6
± 0,3 |
34,1±0,4 |
|
Bước 6, 8,
10, giải phóng 5% khí |
34± 0,8 |
34,2±0,7 |
||||
Bước 12-14, giải phóng 9,4 % khí |
22± 0,4 |
22,5±0,5 |
||||
Bước 31-33, giải phóng 19 % khí |
26,7
± 0,5 |
25,6±0,6 |
||||
Lào Cai - Sa
Pa, granit Po Sen |
V100 |
22o
17’35’’ |
ĐBP |
Biotit, 7 bước giải phóng 86,4% khí |
88,6±1,7 |
88,5±6,6 |
V35 |
22o
20’18’’ 103o 51’15’’ |
ĐBP |
Phlogopit,
4 bước giải phóng
84,11% khí |
31,4±0,6 |
34,2±0,7 |
|
Phủ chờm Sa
Pa |
V37 |
22o
18’05’’ |
ĐBP |
Biotit, 8 bước giải phóng
96,33% khí |
34,9±0,7 |
35,3±0,8 |
Granit Yê
Yên Sun |
V40 |
22o
21’43’’ |
ĐBP |
Felspat K, 8
bước, giải phóng 6% khí |
33±0,96 |
33,3±0,7 |
Đá núi lửa |
V170 |
21o 24’20’’ |
ĐBP |
Felspat K,
tuổi trẻ nhất 26 tr.n.., tuổi cổ nhất 96 tr.n. |
27,6±0,2 |
27,4±0,6 |
ĐCLA: Đại học California tại Los Angeles; Mỹ.
ĐBP:
Đại học
Nếu chú ý tới các xâm nhập granit kiềm phân bố xung quanh đới đứt gãy Ailao
Shan - Sông Hồng, ta nhận thấy tuổi của chúng nằm trong khoảng 40 –30 tr.n. Khối
Yê Yên Sun là khối lớn nhất có tuổi 35 tr.n. Có thể giải thích rằng sự xuất hiện
của các khối granit kiềm hoặc liên quan thuần tuý tới trượt trái của đới đứt gãy
Ailao Shan - Sông Hồng, làm nóng chảy cục bộ thạch quyển hoặc được bổ sung bởi
nguồn nhiệt bên ngoài do điểm nóng (hot spot) [11].
IV. MÔ HÌNH BIẾN DẠNG CỦA ĐỚI AILAO SHAN - SÔNG HỒNG
Để lý giải cho đặc điểm biến dạng dọc đới trượt cắt Ailao Shan - Sông Hồng,
chúng ta có thể sử dụng mô hình kiến tạo trình bày ở hình 6, theo đó khối Đông
Dương xoay quanh một vòng tròn nhỏ theo chiều kim đồng hồ còn khối Nam Trung Hoa
xoay theo một vòng tròn lớn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Theo mô hình
này, sẽ tồn tại 3 vùng có chế độ động lực khác nhau: vùng xiết ép - trượt bằng,
vùng trượt bằng và vùng tách giãn - trượt bằng.
Đới Dãy Núi Con Voi thuộc vùng
tách giãn - trượt bằng. Mô hình này cũng giải thích được vì sao quá trình tách
giãn tăng cao về phía đông nam cũng như hình thành các khối granit kiềm và nâng
lên của khối Sông Chảy và Bù Khạng. Mô hình này đã được Phan Trọng Trịnh và nnk
đưa ra lần đầu tiên
năm 1994 khi nghiên cứu trạng thái ứng suất kiến tạo [4], sau này được
gọi là mô hình khoá kéo (ripper) [3, 5]. Nếu toàn bộ đới trượt cắt Ailao Shan –
Sông Hồng tuân theo đường tròn nhỏ, thì chuyển dịch sẽ là trượt bằng thuần tuý,
nếu không tuân theo đường tròn nhỏ, sẽ có hai miền có tính động lực khác nhau là
miền trượt bằng nén ép và miền trượt bằng tách giãn. Điểm trung tính sẽ là tiếp
xúc giữa đới đứt gãy với đường tròn nhỏ và là nơi có trượt bằng thuần tuý.
Như vậy trong quá trình chuyển dịch, đá nằm ở phía tây bắc của điểm trung
tính trước tiên sẽ bị trượt bằng xiết ép – trượt bằng, sau chuyển sang trượt
bằng thuần tuý khi trượt qua điểm trung tính rồi
chuyển sang chế độ trượt bằng - tách giãn (Hình 6). Tốc độ chuyển dịch của đứt
gãy trượt cắt Ailao Shan – Sông Hồng sẽ tương ứng với tốc độ của đá chuyển qua
điểm trung tính từ siết ép sang tách giãn. Trong miền tách giãn các đứt gãy
thuận sẽ hoạt động làm nâng trồi. Điều đó giải thích vì sao các điểm ở đông nam
nâng trồi sớm hơn và chuyển dần về phía tây bắc.
Như vậy, sử dụng mô hình khoá
kéo, ta còn có thể ước lượng biên độ tối thiểu của chuyển dịch ngang cũng như
tốc độ chuyển dịch trượt bằng. Nếu giả định điểm trung tính là cố định, với
tuyến đứt gãy dài ³ 400 km của dải biến chất Ailao
Shan tuân theo quy luật nâng trồi muộn dần về phía tây bắc, có thể hiểu rằng đã
có 400 km chuyển từ vùng siết ép sang vùng tách giãn qua trung điểm với tốc độ
lan truyền 4,8 cm/năm. Nói cách khác, biên độ chuyển dịch ngang tối thiểu là 400
km và tốc độ chuyển dịch ngang tối thiểu là 4,8 cm/năm. Cần lưu ý, nếu trung
điểm chuyển dịch theo thời gian sẽ làm thay đổi ước lượng về biên độ cũng như
tốc độ chuyển dịch của đứt gãy. Chúng ta nhận thấy Dãy Núi Con Voi không tuân
theo quy luật thời điểm nguội khác nhau. Điều đó được giải thích là trong quá
trình trượt bằng của đới đứt gãy Ailao Shan – Sông Hồng, Dãy Núi Con Voi luôn
nằm ở phía đông nam của trung điểm tức là luôn luôn là miền trượt bằng - tách
giãn. Mô hình trên giải thích tốt cho hiện tượng tách mở biển Đông xảy ra từ
khoảng 35 tới 15,5 tr.n.
V. KẾT LUẬN
Đới Phan Si Pan chịu nhiều biến dạng trong Kainozoi gắn liền với chuyển dịch
của trượt bằng trái của đới đứt gãy Sông Hồng. Các đới trượt cắt bao quanh khối batholit granit Po Sen thể hiện trượt
bằng trái. Khối batholit granit Yê Yên Sun hình thành đồng thời với trượt bằng
tách giãn của thạch quyển liên quan với chuyển dịch trượt bằng trái và xoay của
mảng Đông Dương theo chiều kim đồng hồ trên vòng tròn nhỏ. Granit Yê Yên Sun
cũng bị biến dạng đồng thời ngay sau khi hình thành và trong quá trình nâng lên.
Pha nguội trên toàn đới Phan Si Pan xảy ra ở khoảng 35 tr.n. và kéo dài tới 32
tr.n. Giai đoạn nguội nhanh xảy ra ứng với 28 tr.n. đối với granit Yê Yên Sun,
27 tr.n. đối với granit Po Sen và 25 tr.n. ở mặt cắt Bát Xát.
Tuổi nguội tăng dần từ phương đông bắc về phương tây nam theo phương vuông góc
với phương của đới đứt gãy Sông Hồng.
Các đá biến chất thuộc phức hệ Ca Vịnh và phần trong của khối batholit
granit Po Sen không chịu ảnh hưởng biến dạng cho chuyển dịch dọc đới đứt gãy
Sông Hồng. Các đá cổ đó được xem như một cấu tạo khúc dồi, phân cắt bởi các đới
đứt gãy phá huỷ dịch trái.
Đây là kết quả hợp tác giữa Viện Địa chất và Viện Vật lý Địa cầu Paris trong
khuôn khổ nghiên cứu địa động lực của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và
Trung tâm Nghiên cứu khoa
học Quốc gia Pháp. Bài viết được hoàn thành với trợ giúp của Chương trình
Nghiên cứu cơ bản, Đề tài mã số 71 30 04.
VĂN LIỆU
1. Lacassin R., H. Leloup, Phan Trong
Trinh, P. Tapponnier, 1998.
Unconformity of red sandstones in
2. Leloup H. Ph., R. Lacassin,
P. Tapponnier, U. Scharer, Zhong Dalai, Liu Xaohan, ZhangShan, Ji Shaocheng and
Phan Trong Trinh, 1995. The Ailao Shan -
3. Leloup
P.H., N. Arnau, R. Lacassin, J.R.
Kienast, T.M. Harrison, Phan Trong Trinh, A. Replumaz and P. Tapponnier, 2001. New constraints on the structure, thermochronology
and timing of the Ailao Shan –
4.
5. Phan Trọng Trịnh, Hoàng Quang
Vinh, H. Leloup, G. Giuliani, V. Garnier, P. Tapponnier, 2004. Trong sách: Đới đứt gãy Sông Hồng, đặc điểm địa động lực, sinh khoáng và
tai biến tự nhiên. Nxb KHKT, tr. 5-74. Hà
Nội.
6. Roger F., P.H. Leloup, M. Jolivet, R. Lacassin, Phan
Trong Trinh, M. Brunel, D. Seward, 2000. Unravelling a long and complex
thermal history by multi-system
geochronology: example of the Song Chay metamorphic dome, North Vietnam, Tectonophysics, 321 : 449-466.
7.
8. Trần
Ngọc
9. Trần
Trọng Hoà, Trần Tuấn Anh, Ngô Thị Phượng, Phạm Thị Dung, Trần Việt Anh,
Izokh A. E., 2004. Trong sách: Đới
đứt gãy Sông Hồng, đặc điểm địa động lực, sinh khoáng và tai biến tự nhiên, tr. 297-371.
Nxb KHKT.
10. Trần Văn Trị
(Chủ biên), 1977. Địa chất Việt Nam, phần
miền Bắc. Kèm theo bản đồ địa chất, tỉ lệ 1: 1000 000. Nxb KH & KT, Hà Nội, 354 tr.
11. Zhang
L.S, U. Scharer, 1999. Age and
origin of magmatism along the Cenozoic Red river shear belt,