ĐẠI HỘI ĐỊA CHẤT QUỐC TẾ (IGC) LẦN THỨ 32
Ở
CHỦ ĐỀ VÀ MỤC TIÊU ĐẠI HỘI
Đại hội Địa chất quốc
tế lần thứ 32 có chủ đề: “Từ Địa Trung Hải tiến tới phục hưng địa chất toàn cầu
- Địa chất, thiên tai và di sản văn hóa (From the Mediterranean area toward a
global geological renaissance - Geology, natural hazards and cultural
heritage)”.
Mục tiêu của Đại hội
gồm những điểm sau:
1) Phục hưng địa chất – tái dựng hình ảnh tốt đẹp của các ngành khoa học về
Trái đất, phục vụ thiết thực cho sự phát triển không ngừng của xã hội loài
người;
2) Hiểu biết thêm về Trái đất – tiếp tục tìm hiểu các quá trình địa chất cơ
bản diễn ra trong và trên bề mặt Trái đất và quảng bá rộng rãi những thành tựu
to lớn đạt được trong lĩnh vực này;
3) Kết hợp chặt chẽ hơn giữa các hoạt động nghiên cứu cơ bản về Trái đất
với những ứng dụng thực tiễn. Hiểu biết tốt hơn về các quá trình địa chất có thể
giúp nhân loại;
a) Đánh giá các tai
biến tự nhiên và nhân sinh;
b) Dự báo hậu quả và
đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm nhẹ khả thi;
c) Nghiên cứu và phát
triển tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý;
d) Hỗ trợ phát triển
bền vững;
4) Hợp tác quốc tế –
bắt đầu từ vùng Địa
5) Bảo tồn các di sản
văn hoá - xây dựng chiến lược sáng tạo và hiệu quả nhằm giải quyết những khía
cạnh địa chất của các di sản văn hoá, bảo tồn và phục hồi chúng.
Đại hội được tổ chức
dưới sự bảo trợ đặc biệt của Tổng thống và Thủ tướng Cộng hoà Italia, các ông
Carlo Azeglio Ciampi và Silvio Berlusconi.
Đại hội còn được sự
giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như, Liên Hiệp Quốc (Ban Thư ký liên ngành về
Chiến lược Quốc tế giảm nhẹ Thảm họa), UNESCO, IUGS (Hiệp hội Địa chất Quốc tế),
EU, Liên sở Địa chất EU, Hội đồng Khoa học Quốc tế, v.v…
Chủ tịch Đại hội là
ông Attilio Boriani, Khoa các Khoa học về Trái đất, Đại học Tổng hợp
CHƯƠNG TR̀NH ĐẠI HỘI
Tham gia xây dựng
chương trình khoa học của Đại hội là một tổ hợp gồm 31 nước vùng Địa Trung Hải
và lân cận. Các nước này cũng cùng nhau tiến hành một chương trình nghiên cứu và
ứng dụng khoa học địa chất quốc tế (gọi tắt là TRANSMED), với các nội dung cơ
bản xoay quanh chủ đề chính của Đại hội.
Có thể nói Đại hội là
tập hợp của rất nhiều hội nghị quốc tế lớn nhỏ, có tới 7 báo cáo tại Đại hội
toàn thể, 14 hội thảo đặc biệt, 38 hội thảo chuyên đề và 24 hội thảo chung.
Các hội thảo đặc biệt
đề cập tới các chủ đề có tính tiên phong hoặc liên ngành, như nghiên cứu địa
chất vũ trụ; chương trình khoan sâu quốc tế; lưu giữ chất thải phóng xạ; tai
biến địa chất, di sản văn hoá và địa chất; địa chấn sâu đại dương; thăm dò, khai
thác các mỏ urani và các vấn đề môi trường liên quan; thậm chí có cả một chủ đề
đặc biệt về chuẩn mực đạo đức trong công tác nghiên cứu các khoa học về Trái đất
v.v.
Các hội thảo chuyên
đề chú trọng tới một số chủ đề đặc thù, như địa chất các vùng Bắc và Nam Cực;
địa chất thềm và rìa lục địa; chu trình nguyên tố carbon, thuỷ văn và các hệ
thống môi trường toàn cầu; các giai đoạn tiến hoá sớm của Trái đất; tương lai
năng lượng và tài nguyên thế giới; đánh giá và giảm nhẹ tai biến địa chất; hệ
thông tin địa lý GIS và viễn thám; đo vẽ bản đồ địa chất thế giới; địa vật lý ;
chương trình khoan đại dương; biến chất áp lực siêu cao; tương tác sinh quyển và
địa quyển; các quá trình biến đổi toàn cầu trong quá khứ và hiện tại; mực nước
dâng; vai trò của các khoa học Trái đất đối với các di sản văn hoá; công viên
địa chất và địa chất du lịch; địa chất và rượu vang; địa chất y học; quản lý
nước, địa chất đô thị v.v.
Các hội thảo chung đề
cập tới tất cả các lĩnh vực cơ bản của khoa học Trái đất, như cấu tạo bên trong
của Trái đất; địa chất công trình; địa chất môi trường; địa hoá; địa động lực;
địa từ; địa mạo; địa chất thuỷ văn; thạch luận đá núi lửa và biến chất; địa hoá
đồng vị, địa chất biển, địa chất toán học; các mỏ khoáng; tân kiến tạo và địa
chấn cổ; cổ sinh; địa chất hành tinh; địa chất kỷ Thứ tư; địa chất khu vực; trầm
tích luận; địa tầng học; địa chất cấu trúc; thậm chí cả giáo dục và đạo đức địa
chất v.v.
Chương trình Đại hội
còn có hàng chục hội thảo chuyên ngành và lớp ngắn hạn cũng như các chuyến khảo
sát, tham quan thực địa trước, trong và sau Đại hội, kéo dài cho tới tận ngày
4/9/2004.
THAM GIA ĐẠI HỘI
Tổng cộng có tới 336
tiểu ban với hơn 7000 báo cáo của hơn 8000 tác giả đến từ 119 nước, đại diện cho
khoảng 250.000 – 400.000 nhà địa chất trên toàn thế giới. Có khoảng 3500 báo cáo
được trình bày tại Đại hội, số còn lại, khoảng 4650 bài được chuẩn bị ở dạng báo
cáo tường.
Chủ nhà Italia là
nước có nhiều bài tham dự Đại hội nhất (1681 bài), thứ đến là Nga (1013 bài), Mỹ
(688 bài), Trung Quốc (504 bài), v.v… Việt
Tổng cộng có 7414 đại
biểu tham gia Đại hội, trong đó nước chủ nhà có 1929 đại biểu, chiếm 25%. Và
tiếp đến là : (1) Mỹ, 675 người; (2) Nga, 534 người; (3) Trung Quốc, 486 người;
(4) Nhật Bản, 346 người, .v.v… và Việt Nam 8 người.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐOÀN VIỆT
Đoàn Việt Nam có 8 cán bộ khoa học địa chất tham dự
với 6 báo cáo được trình bày trong các tiểu ban cơ bản (kiến tạo – sinh khoáng,
thạch luận, địa vật lý) và địa chất ứng dụng (địa chất tai biến, dự báo và giảm
thiểu thiệt hại) so với các nước tiên tiến đây là con số quá “khiêm tốn”, nhưng
so với các nước Đông Nam Á chúng ta vẫn chứng tỏ là nước có khoa học địa chất
phát triển.
Đoàn Việt Nam đã tranh thủ trao đổi với các nhà khoa học địa chất, nắm
bắt nội dung, phương hướng nghiên cứu mới về địa chất tai biến, địa chất y học,
địa chất sinh thái v.v. Thực tế thành công tốt đẹp của Hội nghị Trans - Karst
tại Hà Nội 13 - 19/9/2004 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học từ hơn 35 nước
và tổ chức quốc tế là một biểu hiện sinh động trong việc đưa khoa học địa chất
phục vụ đắc lực hơn cho đời sống kinh tế - xã hội mà Đại hội Địa chất lần thứ 32
đã nhấn mạnh. Mong rằng các kỳ Đại hội sau sẽ có nhiều đại biểu Việt
DƯƠNG ĐỨC
KIÊM, TRẦN TÂN VĂN,
NGUYỄN
LINH NGỌC, NGUYỄN TRUNG CHÍ
(Viện Nghiên cứu Địa
chất và Khoáng sản)