TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH KON TUM

HỒ MINH THỌ

Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình miền Trung, Nha Trang 

 


Tóm tắt: Trên cơ sở thực hiện đề tài “Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng và định hướng khai thác bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Kon Tum”, bài báo trình bày tổng hợp các kết quả đánh giá về trữ lượng và chất lượng nguồn nước mưa, nước mặt, nước dưới đất; hiện trạng sử dụng, và tính toán trữ lượng nước cho các nhu cầu sử dụng đến năm 2010 của tỉnh Kon Tum. Trữ lượng các nguồn nước và lượng nước tính toán cho tương lai đã được cân đối, từ đó đề ra các giải pháp cho quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững các nguồn nước trên địa bàn của tỉnh.

 

Kon Tum là tỉnh nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên, có thế mạnh về tài nguyên đất, tài nguyên rừng, cây công nghiệp, cây nông nghiệp, đồng thời là một trong những địa bàn chiến lược an ninh quốc phòng quan trọng của nước ta. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 9614,5 km2, dân số 327570 người, mật độ trung bình 34,1 người/km2. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện tại cũng như trong tương lai của tỉnh Kon Tum thì nhu cầu về lượng nước phục vụ cho ăn uống sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tưới cây nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác của tỉnh là một trong các vấn đề đang được đặt ra một cách cấp thiết. Vì vậy, để có đầy đủ cơ sở khoa học cho quy hoạch, đề ra các giải pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã cho phép Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình miền Trung triển khai thực hiện đề tài “Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng và định hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Kon Tum".

Bài báo này trình bày tổng hợp các kết quả đã đạt được của báo cáo tổng kết đề tài sau 24 tháng thực hiện (2001-2002), lưu trữ tại Sở Khoa học Công nghệ tỉnh.

Báo cáo đề tài đã đánh giá toàn diện, đầy đủ tài nguyên nước trên địa bàn của tỉnh, có giá trị ứng dụng thực tiễn cao, do các kết quả được tính toán theo đơn vị hành chính cấp huyện, thậm chí có những loạt số liệu đến cấp xã. Từ các kết quả đó đã và sẽ cung cấp các thông tin, dữ liệu về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác của các nguồn nước phù hợp nhất, làm căn cứ cho việc đề xuất, áp dụng các giải pháp khả thi cho quy hoạch, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2005 - 2010 và trong tương lai. Các kết quả chính của đề tài như sau:

I. TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Dựa vào số liệu khí hậu từ năm 1976 đến năm 2002, đã thành lập bản đồ đặc trưng các yếu tố khí hậu như bản đồ mưa năm, bản đồ bốc hơi năm. Lượng mưa trung bình năm trên các lưu vực thay đổi từ 1650 đến 2072 mm, tính mưa thiết kế với tần suất 50, 75 và 90% (Bảng 1), lượng bốc hơi trung bình năm trên các lưu vực từ 527 đến 918 mm (bảng 2). Ứng dụng phần mềm chuyên môn CROPWAT để tính toán lượng bốc hơi tiêu chuẩn mặt ruộng và lượng mưa hiệu quả với độ chính xác cao, gần đúng với điều kiện hấp thu nước mưa và bốc hơi trong thực tế.

II. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

Tài nguyên nước mặt trên 5 lưu vực của tỉnh được phân chia chi tiết từ hệ thống sông Sê San. Việc phân chia chi tiết các lưu vực sông đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc tính toán cân bằng lượng nước theo nhu cầu sử dụng cho từng huyện của tỉnh Kon Tum. Thành lập bản đồ dòng chảy năm, tính toán dòng chảy trung bình các lưu vực, dòng chảy kiệt, dòng chảy ngầm, tổng lượng ẩm trên địa bàn và các đại lượng đặc trưng tài nguyên nước trên từng lưu vực (Bảng 2).


Bảng1.  Kết quả tính mô hình phân phối mưa thiết kế với tần suất 50 , 75 và 90%

Trạm đo mưa

Tần suất %

Lượng mưa tháng (mm)

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Cả

năm

Kon Tum

50

1,1

7,0

39,2

109,8

196,2

215,1

297,3

313,9

291,1

170,5

42,0

3,3

1750,4

75

0

1,9

13,8

64,2

115,5

141,3

219,2

229,7

207,5

91,7

16,3

1,2

1660,2

90

0

0

2,0

44,1

97,5

103,7

169,3

187,6

162,0

68,4

2,1

0

1600,5

Ngọc Hồi

50

1,5

7,3

44,2

108,3

220,5

288,6

305,4

399,2

282,1

160,4

45,7

7,8

1801,2

75

0

1,0

16,4

67,0

122,5

150,0

230,1

245,2

214,3

101,5

20,6

2,4

1670,5

 90

0

0,5

4,5

45,3

101,6

104,2

160,7

190,4

167,5

75,3

4,2

0

1553,4

Sa Thầy

50

1,3

4,5

28,7

105,6

217,2

278,5

307,3

323,9

278,1

155,4

40,9

1,5

1718,9

75

0

1,2

15,6

78,1

150,0

167,5

240,3

245,0

213,8

110,0

25,4

0

1650,6

90

0

0,6

5,7

40,9

117,0

120,5

171,2

189,0

158,9

85,0

14,3

0

1558,9

Đăk Glei

50

1,2

8,7

38,5

87,1

195,3

212,0

280,6

292,4

275,6

168,5

46,3

1,1

1720,4

75

0

1,5

12,4

63,1

109,5

138,6

210,0

225,4

201,7

87,6

13,0

1,2

1590,7

90

0

0

1,3

29,4

92,0

99,1

165,4

178,3

151,6

59,7

2,4

0

1540,0

Kon

Plông

50

1,0

6,5

35,6

100,9

185,1

205,6

277,8

303,9

274,2

185,5

54,7

10,8

1725,3

75

0

1,5

12,7

65,1

104,7

137,3

207,0

218,9

205,5

99,7

22,6

3,4

1680,4

90

0

0

1,5

45,0

89,2

110,6

158,7

179,5

165,2

75,4

8,7

1,2

1615,7


Kết quả phân tích mẫu nước toàn diện và vi lượng của các nguồn nước mặt cho thấy nước mặt ở Kon Tum chưa bị nhiễm bẩn, đảm bảo chất lượng cho tưới nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, và xử lý phục vụ ăn uống, sinh hoạt ở những nơi mà trữ lượng nước dưới đất không đủ.


Bảng 2. Đặc trưng tài nguyên nước tự nhiên các lưu vực sông

Lưu vực sông

Lượng mưa  TB Xo (mm)

Lớp
dòng chảy Yo (mm)

Lượng bốc hơi Zo (mm)

Dòng chảy
 mặt Yo
(m)

Dòng
 chảy ngầm
Yo (ng)

Hệ số
dòng chảy (
a)

Hệ số
cấp nước
(
a1)

Hệ số
bốc hơi
(
a2)

Đăk Pô Kô

1617

910

707

555

355

0,44

0,32

0,68

Krông Pô Kô*

1733

1132

601

821

311

0,55

0,34

0,66

Đăk Bla

1593

1066

527

626

440

0,51

0,44

0,56

Đăk Kấm + Đăk Le

1456

731

725

481

250

0,44

0,26

0,74

Sa Thầy +
Ia Sia

1679

761

918

458

303

0,37

0,25

0,75

(*) Tính cho lưu vực suối Đăk Kan, Đăk Bsi và phần còn lại của sông Krông Pô Kô


III. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 1/200.000 TOÀN TỈNH

Đã thành lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/200.000 cho toàn tỉnh Kon Tum. Tính toán trữ lượng và đánh giá chất lượng nước dưới đất theo lưu vực sông và theo diện tích từng huyện, đánh giá khả năng và tính toán trữ lượng khai thác nguồn nước dưới đất ở một số vùng trọng điểm thị xã, thị trấn, thị tứ. Kết quả tính trữ lượng nước dưới đất gồm: trữ lượng tĩnh tự nhiên là 14292x106 m3, trữ lượng động tự nhiên là 1.405.800 m3/ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng là 3.135.254 m3/ngày, trữ lượng khai thác dự báo là 1.567.627 m3/ngày. Điểm nổi bật của nguồn nước dưới đất ở Kon Tum là hầu hết các tầng chứa nước thuộc mức độ chứa nước nghèo, chỉ có các tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen và Pleistocen ở thị xã Kon Tum thuộc loại chứa nước trung bình đến giàu. Chất lượng nước dưới đất tốt, đáp ứng tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt và công nghiệp. Có thể khai thác nước dưới đất để cấp nước tập trung cho ăn uống, sinh hoạt trong tầng chứa nước trầm tích Neogen, và khai thác cấp đơn lẻ trong các tầng chứa nước khác như phun trào bazan, trầm tích Pleistocen, Holocen.

IV. KIỂM KÊ SỐ LƯỢNG, HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH KHAI THÁC CÁC NGUỒN NƯỚC

Đã kiểm kê đầy đủ số lượng và hiện trạng các công trình khai thác các nguồn nước và tính toán trữ lượng của chúng hiện đang sử dụng cho các nhu cầu trên toàn tỉnh, trong đó lượng nước đang sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt, dịch vụ du lịch là 14.347 m3/ngày, khai thác từ hệ thống giếng đào, giếng khoan, điểm lộ và hệ thống tự chảy. Lượng nước đang sử dụng cho nhu cầu tưới là 59,63x106 m3 (Bảng 3) trên diện tích tưới thực tế là 2836 ha, so với diện tích tưới thiết kế là 5072 ha


Bảng 3. Trữ lượng nước hiện đang khai thác cho các nhu cầu

Huyện, thị xã

Trữ lượng khai thác từ giếng đào (m3/ngày)

Trữ lượng khai thác từ LK  m3/ngày)

Trữ lượng khai thác từ điểm lộ
và hệ tự chảy (m3/ngày)

Trữ lượng
nước tưới
năm 2002 (106m3)

Thị xã Kon Tum

1983

1295,5

201

16,95

Huyện Đăk Hà

2283

1066

112

5,95

Huyện Kon Plông

126

1063

252

2,94

Huyện Sa Thầy

437

1101

51

7,32

Huyện Đăk Tô

261

1084

129

11,3

Huyện Ngọc Hồi

83

1070,5

114

3,93

Huyện Đăk Glei

125

1065,5

445

11,24

Tổng

5298

7745,5

1304

59,63


Đã tính toán, dự báo lượng nước cho các nhu cầu sử dụng của tỉnh Kon Tum đến năm 2010. Trong đó, lượng nước cho nhu cầu tưới được tính toán có cơ sở khoa học từ phần mềm CROPWAT và số liệu thực tế đầy đủ, lượng nước cho nhu cầu tưới được tính chi tiết cho từng loại cây trồng trong cả năm và cho tất cả các loại cây trồng theo từng tháng trong năm. Tổng lượng nước tính toán dự báo cho các nhu cầu trong các năm 2003, 2005 và 2010 là 2290,39x106 m3, chiếm 24% so với trữ lượng khai thác từ các nguồn nước (Bảng 4), nếu tính riêng năm 2010 thì lượng nước dự báo cho các nhu cầu là 943,97x106 m3, chiếm 30% so với trữ lượng khai thác từ các nguồn nước.

V. CÂN BẰNG TRỮ LƯỢNG

Sự cân bằng giữa trữ lượng khai thác các nguồn nước và lượng nước dự báo của các nhu cầu dùng nước trên toàn tỉnh theo từng huyện và từng loại nhu cầu cho thấy: về tổng thể thì trên toàn tỉnh là chưa thiếu nước, nhưng theo từng tháng trong các mùa vụ thì thiếu nước, nhất về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), mặt khác theo từng huyện, thậm chí từng xã thì sự thừa - thiếu nước cũng không đồng đều.

Nếu tính cân bằng lượng nước ở điều kiện tự nhiên khi chưa có tác động của con người thì có thể khẳng định rằng 4 tháng từ tháng 12 đến 1-3 năm sau trên địa bàn tỉnh là hoàn toàn thiếu nước đối với mọi loại cây trồng, vì đây là những tháng giữa và cuối mùa khô, khi mà lượng mưa hầu như không có hoặc quá ít mà lượng bốc hơi thì lại quá cao.


Bảng 4. Nhu cầu nước theo các thời  đoạn của tỉnh Kon Tum

Mục đích sử dụng nước

Nhu cầu nước theo các năm (106 m3/năm)

Tổng
(106 m3/năm)

2003

2005

2010

Tưới nông nghiệp

395,23

415,71

470,66

1281,6

Sản xuất công nghiệp

173,27

293,92

410,60

877,79

Chăn nuôi

10,24

11,21

11,93

33,38

Thuỷ sản

5,71

5,84

6,08

17,63

Ăn uống cho nông thôn

3,27

3,89

4,54

11,7

Ăn uống cho đô thị

4,74

4,89

5,05

14,68

Dịch vụ, du lịch

8,24

10,26

35,11

53,61

Tổng

600,7

745,72

943,97

2290,39


 Khi cân đối giữa lượng nước dự báo cho các nhu cầu so với lượng nước tính toán khai thác ở điều kiện có hệ thống công trình khai thác lý tưởng được trữ lượng nước thiết kế của các nguồn theo từng tháng thì chỉ có thị xã Kon Tum và huyện Đăk Hà trong các tháng 1-4 là thiếu nước, mặc dù tổng thể cả năm thì không thiếu; còn lại tất cả các huyện đều chưa thiếu nước. Nếu như tính riêng theo lưu lượng kiệt nhất trong các tháng mùa khô trên toàn tỉnh so với lượng nước của các nhu cầu thì vẫn thiếu một lượng nước là 82,54x106 m3 (Bảng 5).


Bảng 5. Cân bằng giữa nhu cầu lượng nước năm 2010 với trữ lượng nguồn nước
hiện có ở mức đảm bảo 75%

Huyện, thị xã

Nguồn nước (106 m3)

Tổng nhu cầu nước

(106 m3)

Cân bằng

± DW

Mưa hữu ích

Ngầm

Hồ chứa (*)

Tổng

Thị xã Kon Tum

30,82

1,19

12,8

44,81

260,82

-216,01

Huyện Đăk Hà

47,62

0,86

4,48

52,96

176,7

-123,74

Huyện Kon Plông

50,20

0,27

2,32

52,79

87,50

-34,71

Huyện Sa Thầy

56,27

0,37

5,48

62,12

95,27

-33,15

Huyện Đăk Tô

58,36

0,33

7,92

66,61

113,63

-47,02

Huyện Ngọc Hồi

50,72

0,28

3,12

54,12

99,92

-45,80

Huyện Đăk Glei

51,76

0,34

7,84

59,94

85,86

-25,92

Tổng

345,8

3,6

44,0

393,4

919,7

-526,4

(*) Chỉ tính cho số lượng hồ chứa hiện đang hoạt động đến năm 2002


VI. GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHO KHAI THÁC NƯỚC

Trên cơ sở cân đối giữa lượng nước của các nguồn nước với lượng nước của các nhu cầu dùng nước đã tính toán, đã đưa ra các giải pháp đầu tư về chủng loại, số lượng công trình khai thác nước cụ thể từ tất cả các nguồn nước, cũng như trữ lượng khai thác từ mỗi công trình, sao cho có thể khai thác đáp ứng đủ lượng nước theo yêu cầu đến năm 2010. Kết quả tính toán các giải pháp đầu tư, xây dựng mới hệ thống công trình khai thác nước đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Kon Tum là 153 công trình đập dâng và hồ chứa; 5446 công trình giếng đào, lỗ khoan và hệ tự chảy. Trữ lượng nước khai thác tính toán trung bình năm từ hệ thống các công trình là 553,48x106m3, lượng nước kiệt nhất có thể khai thác được là 50,29x106 m3; diện tích tưới thực tế có thể đáp ứng được là 91303 ha (Bảng 6).


Bảng 6. Công trình khai thác nguồn nước đến năm 2010

Huyện, thị xã

Công trình

(đập,
hồ chứa,)

Công trình, (lỗ khoan, giếng, hệ tự chảy)

Lượng nước kiệt nhất (106m3)

Diện tích tưới (ha)

Lượng nước đáp ứng
(106 m3)

Lượng nước thừa, thiếu ± DW (106m3)

 Thị xã Kon Tum

33

795

12,12

21882

102,41

± 7,38

Huyện Đăk Hà

42

492

7,48

22360

115,81

± 8,55

Huyện Kon Plông

14

212

4,49

7696

59,03

± 10,48

Huyện Sa Thầy

14

2189

5,77

10413

67,87

± 15,95

Huyện Đăk Tô

21

1361

8,25

12155

80,25

± 17,74

Huyện Ngọc Hồi

16

345

4,34

10815

66,95

± 18,62

Huyện Đăk Glei

13

52

7,84

5982

61,16

± 11,7

Tổng

153

5446

50,29

91303

553,48

 


Trên cơ sở các điều kiện hình thành, tàng trữ và khai thác các nguồn nước đã tiến hành phân chia tỉnh Kon Tum ra 4 vùng quy hoạch khai thác sử dụng nước. Phương pháp phân vùng dựa trên cách tính điểm cho các yếu tố của điều kiện phân vùng quy hoạch khai thác sử dụng nước. Sáu yếu tố được đưa vào tính điểm gồm: nước mưa, nước mặt, nước ngầm, địa hình và khả năng thi công công trình cấp nước, mật độ dân cư, mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Căn cứ vào thang điểm của từng yếu tố, đã tiến hành tính điểm cho từng xã, từ kết quả tổng hợp điểm đã phân chia địa bàn tỉnh thành 4 vùng quy hoạch khai thác sử dụng nước: vùng rất thuận lợi cho quy hoạch gồm thị xã Kon Tum, thị trấn Đăk Hà và 3 xã thuộc thị xã Kon Tum; vùng thuận lợi gồm thị trấn Kon Plông và 10 xã; vùng tương đối thuận lợi gồm thị trấn Plei Cần, thị trấn Đăk Glei, thị trấn Đăk Tô và 19 xã; vùng khó khăn gồm 32 xã còn lại của tỉnh. 

VII. NHỮNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ

 Tuy đề tài này là công trình nghiên cứu tổng hợp tài nguyên nước, đầy đủ, toàn diện hơn so với các nghiên cứu không đồng bộ về các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum trước đây, song, là một vấn đề tổng hợp rất khó, vừa mang tính khoa học, tính kinh tế - xã hội và nhân văn mà những người tham gia nghiên cứu, thực hiện chưa tiếp cận được hết. Hơn nữa, các tài liệu quan trắc khí tượng, thủy văn và địa chất thủy văn có được đến nay trên địa bàn tỉnh là tài liệu theo hệ thống khu vực nhiều hơn là tài liệu cụ thể của một tỉnh, mặc dù khi thi công đề tài đã có bổ sung một điểm đo mưa và bốc hơi, nhưng khi tổng hợp, xử lý tính toán mới bộc lộ nhiều vị trí lưu vực thiếu tài liệu, nhất là quan trắc động thái thủy văn và địa chất thủy văn. Tài nguyên nước khoáng - nước nóng của tỉnh chưa được đánh giá cụ thể. Vì vậy, báo cáo này đưa ra các kiến nghị:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước theo công nghệ thông tin (GIS), đồng thời xây dựng mô hình quản lý tài nguyên nước theo lưu vực;

- Đánh giá tiềm năng các nguồn nước khoáng - nước nóng, quy hoạch sử dụng chúng phục vụ du lịch, đóng chai, chữa bệnh và nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

VĂN LIỆU

Ngô Tuấn Tú (Chủ biên), 1999. Nước dưới đất khu vực Tây Nguyên. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, 188 tr.