VỀ RANH GIỚI PERMI/TRIAS Ở VIỆT
ĐOÀN
NHẬT TRƯỞNG1, ĐẶNG TRẦN HUYÊN1,
NGUYỄN XUÂN KHIỂN1, TẠ HOÀ PHƯƠNG2
1Viện NC Địa chất
và Khoáng sản, Thanh Xuân, Hà Nội
2Đại học Khoa học tự nhiên,
ĐHQG HN, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tóm tắt: Mặt cắt Meishan D (
Ranh giới Permi/Trias (P/T) là một trong các ranh giới thời địa tầng
được nhiều nhà địa chất quan tâm, vì không những đây là ranh giới giữa hai đại
Paleozoi và Mesozoi mà còn vì tại ranh giới này đã xảy ra biến cố lớn cỡ hành
tinh làm tuyệt chủng khoảng 90-95% số giống và loài trong môi trường biển và
đất liền [1, 4].
Griesbach (1880) là người đầu tiên phát hiện ra hoá thạch Dạng cúc đá Otoceras
ở
Theo Yin Hongfu [6], đến năm 1984, chân đới Otoceras vẫn được chấp
nhận rộng rãi là chân của hệ Trias. Tuy nhiên, trong vài năm trước đó cũng như
những năm 90 sau này vẫn có nhiều tác giả tỏ ra nghi ngờ về tuổi của Otoceras,
vì những lý do sau:
- Không có bằng chứng về vị trí cao hơn của đới Otoceras so với đới
Pseudotirolites (hoặc đới Paratirolites) - đới được xem là cao
nhất của Permi, do những đới nêu trên thuộc những tỉnh cổ sinh vật địa lý khác
nhau. Cũng vì vậy không ở đâu tìm thấy dãy đới Pseudotirolites (hoặc đới
Paratirolites) - đới Otoceras trong cùng một mặt cắt.
- Tiếp xúc của lớp chứa Otoceras với các lớp nằm dưới là không liên
tục ở tất cả những nơi tìm thấy Otoceras.
- Phần thấp đới Otoceras mang đặc điểm Permi do trong phần này tìm
được các hoá thạch Chân đầu, Răng nón và
Với những lý do trên, ngay từ năm 1986, hoá thạch Răng nón Hindeodus
parvus (Kozur & Pjatakova) được các nhà địa chất Trung Quốc đề nghị làm
hoá thạch đánh dấu ranh giới P/T thay cho Otoceras. Phương án này được
số đông các thành viên nhóm công tác về ranh giới P/T ủng hộ.
Hoá thạch Răng nón Hindeodus parvus có lợi thế hơn hẳn hoá thạch Otoceras.
Nó là hoá thạch
nguồn gốc Tethys, mà Tethys là khu vực duy nhất rõ ràng có các trầm tích thuộc
phần cao nhất Permi. Hoá thạch Răng nón Hindeodus parvus tìm thấy được
dễ dàng bên trên Pseudotirolites, Paratirolites và những hoá thạch
Tethys khác đặc trưng cho Permi trong cùng mặt cắt. Nó có diện phân bố khá
rộng, đã tìm thấy ở Trung Quốc, Kashmir, Salt Range, Transcaucasia, Iran, Áo và
Hungaria. Riêng ở Trung Quốc, đã tìm thấy ở 19 vùng thuộc 9 tỉnh [6].
Năm 1996, chín thành viên của nhóm công tác về ranh giới P/T (PTBWG) đã đề
nghị chọn mặt cắt Meishan là mặt cắt ranh giới P/T chuẩn toàn cầu (GSSP), với
ranh giới P/T được xác định bằng sự xuất hiện đầu tiên của Hindeodus parvus
tại lớp 27C. Từ năm 1999 đến năm 2000, mặt cắt Meishan đã qua 3 vòng
xét chọn bằng bỏ phiếu của nhóm công tác về ranh giới P/T của Phân ban địa tầng
Trias và của Uỷ ban Địa tầng quốc tế (ICS). Cuối cùng, tháng 3/2001, Uỷ ban
Điều hành của Hiệp hội quốc tế Các khoa học về Trái đất (I
Tại mặt cắt Meishan, những hoá thạch Trùng thoi cuối cùng bị tuyệt diệt
bên dưới đới H. latidentatus - C.
meishanensis (lớp 25) trong khi những hoá thạch lớn đầu tiên đặc trưng
cho Trias (ophiceratidae, Claraia wangi) chưa xuất hiện đồng thời với Hindeodus
parvus mà muộn hơn, từ lớp 28 trở
lên, tức là bên trên ranh giới P/T khoảng 10 cm.
Bảng 1. Các đới Răng nón và Dạng
cúc đá trong khoảng ranh giới
Permi/Trias
|
Đới Răng
nón |
Đới Dạng Cúc
đá |
|
TRIAS |
Đới Isarciella isarcica
|
Đới Ophiceras
|
|
Đới Hindeodus parvus
|
Đới Otoceras |
Lớp Otoceras
trên |
|
PERMI |
Đới H. latidentatus – C. meishanensis |
Lớp Otoceras
dưới |
|
Đới C.
changxingensis yini Đới C.
changxingensis |
Đới Pseudotirolites - Pleuronodoceras
|
Có thể nhận thấy tại mặt cắt chuẩn (cũng như tại nhiều mặt cắt ranh giới
P/T khác ở Nam Trung Hoa), thời điểm tuyệt diệt của các nhóm hoá thạch Permi
chính và thời điểm xuất hiện các yếu tố Trias không trùng nhau. Vì vậy, có hai
ranh giới được xác định: 1/ Ranh giới P/T, hay còn được gọi là ranh giới
sinh địa tầng (biostratigraphic boundary), được xác định bằng sự xuất hiện
đầu tiên của Hindeodus parvus (lớp 27c). 2/ Ranh
giới sự kiện địa tầng (eventostratigraphic boundary) được xác định bằng sự
tuyệt diệt (mass extinction) của các nhóm hoá thạch đặc trưng cho Permi (bao
gồm cả Trùng thoi) và bằng sự thay đổi
(thường là đột ngột) của thành phần thạch học (lớp 25) [3-6]. Ranh giới sinh
địa tầng luôn nằm trên ranh giới sự kiện địa tầng một khoảng địa tầng. Khoảng
này mỏng hay dày tuỳ thuộc vào khoảng ranh giới thuộc tướng nước sâu hay tướng
nước nông. Ở mặt cắt Meishan và Baoqin (tỉnh
Hình 2. Hindeodus parvus (Kozur & Pjatakova), x 200, tìm được tại mặt cắt Nhị Tảo
Ở Việt
I. MẶT CẮT RANH GIỚI P/T NHỊ TẢO
Mặt cắt ranh giới P/T Nhị Tảo nằm ở cạnh bể nước làng Nhị Tảo, cách thị
trấn Trà Lĩnh (Cao Bằng) khoảng 13 km về phía tây bắc. Mặt cắt đặc trưng bằng
loạt trầm tích tướng thềm carbonat chứa phong phú các hoá thạch sống ở đáy
(benthos), từ dưới lên trên như sau:
Lớp
Lớp
Lớp 3: 8 cm. Đá vôi tàn tích sinh vật màu xám sẫm.
Lớp 4: 4,5 cm. Đá vôi silic màu xám sẫm.
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp 9: 8 cm. Đá vôi tàn tích sinh vật màu xám sẫm.
Lớp 10: 10,5 cm. Đá vôi tàn tích sinh vật màu xám sẫm chứa
Trùng lỗ: Reichelina pulchra, Nankinella orbicularia, Dagmarita
chanakchiensis, D. lintangensis, Globivalvulina sp.1,
Frondina sp.
Lớp 11: 65 cm. Đá vôi đolomit màu xám, kết tinh hạt không
đều, chứa Chân bụng cỡ nhỏ và Trùng lỗ: Ammodiscus planus, A. parapriscus, Globivalvulina sp.2
Lớp 12: 12,5
cm. Đá vôi đolomit màu xám kết tinh hạt không đều chứa Chân bụng cỡ nhỏ.
Lớp 13: 5 cm. Đá vôi nghèo đolomit màu xám chứa Trùng lỗ: Globivalvulina
sp., Ammodiscus parapriscus.
Lớp
Lớp 15: 8 cm. Đá vôi nghèo đolomit màu xám.
Lớp
Lớp
Lớp 18: 6 cm. Đá vôi nghèo đolomit màu xám.
Lớp
Lớp
Hoá thạch đánh dấu Hindeodus parvus (Hình 2)
do Tạ Hoà Phương xác định, được tìm thấy
trong một lớp đá vôi nằm cao hơn lớp 20 khoảng 7 m.
Để xác định ranh giới P/T ở một khu vực bất kỳ, nhất
thiết phải theo các tiêu chuẩn được công nhận ở mặt cắt chuẩn toàn cầu, nghĩa
là phải tìm được các hoá thạch Răng nón trong dãy tiến hoá Clarkina
changxingensis yini ® Hindeodus latidentatus - Clarkina meishanensis® Hindeodus parvus ® Isarciella isarcica, trên cơ sở đó mới xác định được sự xuất hiện đầu
tiên của Hindeodus parvus. Cũng vì vậy, mặc dù ở mặt cắt Nhị Tảo đã tìm
ra hoá thạch Hindeodus parvus, nhưng không thể dựa vào điểm hoá thạch
duy nhất này để xác định ranh giới P/T. Hơn nữa, ở mức này, Đặng Trần Huyên [2]
đã phát hiện hoá thạch Hai mảnh vỏ Eumorphotis multiformis, ứng với đới Claraia
stachei là đới nằm cao hơn đới Claraia wangi. Vì thế, có thể nói,
lớp chứa H. parvus ở Nhị Tảo thuộc đới H. parvus, nhưng chưa tạo
được tiêu chuẩn xác định ranh giới P/T.
Tuy nhiên, tại mặt cắt Nhị Tảo, ranh giới sự kiện địa tầng đã được xác định dựa vào sự thay đổi của thành phần hoá thạch và
thạch học. Sự thay đổi này xảy ra giữa lớp 10 và 11 (Hình 3). Sau lớp 10, không
còn gặp toàn bộ các hoá thạch Trùng lỗ đặc trưng cho Permi như Reichelina,
Nankinella, Frondina, Dagmarita,... Về mặt thạch học, cũng quan sát được sự
thay đổi rõ rệt tại mức này: các lớp từ 1 đến 10 gồm đá vôi tàn tích sinh vật,
còn các lớp từ 11 trở đi chủ yếu là đá vôi đolomit. Sự thay đổi này phản ảnh
một biến cố quan trọng trong tự nhiên đã xảy ra, tiêu diệt trong thời gian ngắn
và trên diện rộng nhiều nhóm hoá thạch, cũng như làm thay đổi điều kiện thành
tạo trầm tích. Về nguyên nhân của biến cố này đã có nhiều giả thuyết khác nhau
bao gồm cả va đập vũ trụ [1], tuy nhiên vấn đề này sẽ được đề cập trong một dịp
khác.
II. MẶT CẮT RANH GIỚI P/T LŨNG PÙ
Mặt cắt ranh giới P/T Lũng Pù nằm ở phía tây bản Sảng Chải khoảng 1,5 km,
cách thị trấn Mèo Vạc (Hà Giang) khoảng 7 km về phía đông nam (Hình 4). Mặt cắt
Lũng Pù cũng được đặc trưng bằng tướng thềm carbonat, từ dưới lên trên như sau:
Lớp 1: 9 cm. Đá vôi tàn tích sinh vật màu xám chứa Trùng lỗ
Nankinella sp.
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp 5a: 5 cm. Đá vôi tàn tích sinh vật màu xám chứa Reichelina
minuta, Dagmarita chanakchinensis, Nankinella sp..
Lớp 5b: 5 cm. Đá vôi đolomit hạt mịn, màu xám.
Lớp 6: 16,5 cm. Đá vôi đolomit
hạt mịn, màu xám chứa Chân bụng cỡ nhỏ và Trùng lỗ Ammodiscus parapriscus.
Hình 6. Ranh giới sự kiện địa tầng (đường đen) trong lát mỏng ở Lũng Pù.
RGSKĐT
được thể hiện bằng sự thay đổi đột ngột giữa đá vôi chứa Trùng Thoi của hệ tầng
Đồng Đăng (bên dưới) và đá vôi đolomit hạt mịn của hệ tầng Hồng Ngài (bên
trên). Rìa trái ảnh là một
vỏ Nankinella đã bị bào mòn một phần (thước trong ảnh = 1mm).
Lớp 7: 9 cm. Đá vôi đolomit kết tinh hạt không đều, màu
xám.
Lớp
Lớp
Lớp 10: 13,5 cm. Đá vôi đolomit màu xám.
Lớp
Lớp 12: 9 cm. Đá vôi đolomit màu xám chứa Chân bụng cỡ nhỏ
và Trùng lỗ Ammodiscus parapriscus.
Lớp 13: 9 cm. Đá vôi màu xám.
Lớp 14: 9 cm. Đá vôi tàn tích sinh vật đolomit hoá từng
phần, màu xám chứa Trùng lỗ Ammodiscus parapriscus.
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp
Lớp 22: 7 cm. Đá vôi nghèo đolomit màu xám chứa di tích
Chân bụng cỡ nhỏ.
Lớp 23: 6 cm. Đá vôi nghèo đolomit màu xám.
Lớp 24: 7 cm. Đá vôi nghèo đolomit màu xám chứa Chân bụng
cỡ nhỏ.
Lớp 25: 17 cm. Đá vôi đolomit màu xám chứa Chân bụng cỡ
nhỏ.
Lớp 26: 18 cm. Đá vôi đolomit màu xám chứa Chân bụng cỡ
nhỏ.
Tại mặt cắt Lũng Pù, ranh giới sinh địa tầng P/T cũng chưa được xác định
vì chưa tìm thấy hoá thạch Răng nón mà chỉ xác định được ranh giới sự kiện
địa tầng. Ranh giới này được xác định giữa lớp 5a và 5b (Hình 5). Các lớp
1, 2, 3, 4 và 5a chứa phong phú hoá thạch Trùng lỗ đặc trưng cho Permi như Reichelina,
Dagmarita... Các hoá thạch này hoàn toàn không có trong lớp 5b. Về mặt
thạch học cũng quan sát được sự thay đổi giữa lớp 5a và 5b. Các lớp từ 1 đến 5a
chủ yếu gồm đá vôi tàn tích sinh vật, còn các lớp từ 5b trở lên chủ yếu là đá
vôi đolomit hạt mịn, mặt tiếp xúc giữa hai loại đá có dạng đường khâu (Hình 6).
Cũng như ở mặt cắt Nhị Tảo, sự thay đổi xảy ra giữa hai lớp 5a và 5b ở mặt cắt
Lũng Pù là dấu ấn của một biến cố quan trọng trong tự nhiên làm hàng loạt nhóm
sinh vật bị tiêu diệt và điều kiện thành tạo trầm tích bị thay đổi.
III. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN
Qua hai mặt cắt dẫn ra ở trên, chỉ có ranh giới sự kiện địa tầng P/T được
xác định. Ranh giới này cũng là ranh giới giữa hai hệ tầng Đồng Đăng và Hồng
Ngài. Vấn đề đặt ra là ở Việt
1. Có gián đoạn địa tầng tại ranh giới sự kiện địa tầng. Trong trường hợp
này chỉ có một ranh giới duy nhất là ranh giới sự kiện địa tầng như trường hợp
mặt cắt Hồng Ngài. Tại đây, các lớp đá vôi sét chứa Claraia wangi,
Glyptophiceras sp. thuộc phần đáy của hệ tầng Hồng Ngài nằm trực
tiếp trên đá vôi chứa Trùng thoi tuổi Permi muộn của hệ tầng Đồng Đăng.
2. Có sự trầm đọng liên tục hoặc gián đoạn không đáng kể tại ranh giới sự
kiện địa tầng. Trong trường hợp này, bên trên ranh giới sự kiện địa tầng sẽ có
ranh giới sinh địa tầng. Ranh giới này sẽ nằm trong phần đáy của hệ tầng Hồng
Ngài, tức là ranh giới P/T không trùng với ranh giới giữa hai hệ tầng Đồng Đăng
và Hồng Ngài.
So sánh với mặt cắt P/T Taiping, Guangxi, Trung Quốc [3] nằm ở đông bắc
Nhị Tảo khoảng 150 km, trong cùng những dải đá vôi kéo dài từ Trung Quốc sang
Việt Nam, chúng tôi nhận thấy mặt cắt Nhị Tảo và Lũng Pù có kiểu mặt cắt, thành
phần thạch học và hoá thạch hoàn toàn tương tự. Có nhiều khả năng hai mặt cắt
Nhị Tảo và Lũng Pù thuộc trường hợp thứ hai nêu ở trên, tức là bên trên ranh
giới sự kiện địa tầng một khoảng nào đó sẽ có ranh giới sinh địa tầng P/T. Việc
tiếp tục đầu tư nghiên cứu chi tiết hơn để xác nhận khả năng này là một điều
cần làm.
VĂN LIỆU
1.
2. Đặng Trần Huyên, 1998. Lower Triassic bivalves from Hồng Ngài Formation (Sông Hiến structural
zone). J. Geology, B/11-12 :
95-106. Hà Nội.
3. Lehrmann D. J., J.L. Payne, S.V. Felix, P. M. Dillett,
Hongmei Wang, Youyi Yu, and Jiayong Wei, 2003. Permian-Triassic boundary sections from
shallow-marine carbonate platforms of the
4. Metcalfe Ian, R.S. Nicoll, R.
Mundil, C. Foster, J. Glen, J. Lyons, Wang Xiaofeng, Wang Cheng Yuan, P. R.
Renne, L. Black, Qu Xun and Mao Xiaodong, 2001. The Permian-Triassic boundary and mass extinction
in
5. Wang Cheng-Yuan, 1994. A conodont-based high-resolution eventostratigraphy
and biostratigraphy for the Permian-Triassic boundary in
6. Yin Hongfu, 1994. Reassessment of the index fossils at the
Paleozoic-Mesozoic boundary. In Permian
stratigraphy, environment and resources. Vol. 1, Paleontology &
Stratigraphy.
7. Yin Hongfu, Zhang Kexin, Tong
Jinnan, Yang Zunyi and Wu Shunbao, 2001. The global stratotype section and point (GSSP) of the Permian-Triassic
boundary. Episodes, 24/2.