NGHIÊN CỨU ĐỊA ĐỘNG LỰC VÀ THÀNH LẬP CÁC

BẢN ĐỒ ĐỊA ĐỘNG LỰC VÙNG BIỂN VIỆT NAM

LÊ DUY BÁCH1, NGÔ GIA THẮNG1, CAO ĐINH TRIỀU2, ĐỖ VĂN LĨNH3

1Tổng hội Địa chất Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội

2Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

3Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam, 200 Lý Chính Thắng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt:  Theo các khái niệm phổ biến hiện nay thì địa động lực là khoa học nghiên cứu các quá trình hình thành và phát triển hành tinh, các lực tác động xuất hiện trong các quá trình ấy trên bước đường tiến hóa Trái đất, các quyển và các xecment của nó. Khoa học địa động lực hiện đại là thành tựu - sản phẩm mới nảy sinh do sự tổng hòa của kiến tạo và địa vật lý. Nội dung chủ yếu của nghiên cứu địa động lực thạch quyển là phát hiện và làm sáng tỏ đặc điểm các quá trình nội động lực và quy luật biểu hiện vật chất, kiến trúc, trường lực - năng lượng của chúng trong tiến trình lịch sử hình thành và tiến hóa của thạch quyển và các tổ phần của nó trong mối quan hệ nhân quả với địa động lực của các quyển khác nói riêng và của cả hành tinh Trái đất nói chung.

Biển Đông Việt Nam là một tổ hợp kiến trúc - địa động lực phức tạp và là một mô hình đặc biệt của hệ thống biển rìa Tây Thái Bình Dương hiện đại. Nghiên cứu địa động lực ở đây gồm các nội dung chính là: 1/ Địa động lực quá trình tách giãn và tạo bồn; 2/ Địa động lực quá trình hội tụ và tạo núi; 3/ Địa động lực quá trình magma; 4/ Địa động lực hiện đại: 5/ Lịch sử tiến hóa địa động lực; 6/ Phân vùng địa động lực. Lập các bản đồ địa động lực là một trong những phương thức quan trọng để thể hiện những kết quả nghiên cứu các nội dung vừa nêu.

 Báo cáo tập trung trình bày những thành tựu nghiên cứu địa động lực vùng biển Việt Nam, các kiểu bản đồ đã được thành lập và đưa ra một mô hình nguyên tắc để lựa chọn về bản đồ địa động lực tổng hợp của vùng biển Việt Nam.


                           
 (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)