Ư NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC
CỦA HÓA THẠCH THỰC VẬT Ở VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU HÙNG

Hội Cổ sinh-Địa tầng Việt Nam


I. NHỮNG CÂY HÓA ĐÁ NHÂN TẠO

 Có một thời, giới chơi đá phong thủy xôn xao về cây hóa đá có đủ cội rễ, gốc, cành hoa, giá tới 3 triệu đôla … Nhưng đó chỉ là những tin đồn thổi. Phóng sự điều tra của phóng viên VTC News (2012), Tiền Phong online (2012), Tin tuc online (2013): những cây hóa đá trên là do người dân ở suối Hiệu, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa tạo ra. Chỉ cần lấy một bó cành cây có lá, có hoa, có quả ngâm xuống suối Hiệu; sau một vài tháng là đă có cây hóa đá tuyệt đẹp theo ư muốn. Rồi các nhà khoa học vào cuộc. Gần đây nhất là ư kiến của những chuyên gia đầu ngành trên lĩnh vực khảo cổ học và cổ sinh vật học: TS. Vũ Thế Long (2013) -Viện Khảo cổ; PGS. TS. Tạ Ḥa Phương (2013) – Đại học Khoa học tự nhiên. Các nhà khoa học đă lư giải “cây hóa đá triệu đô” một cách thấu đáo cả về cơ chế h́nh thành, ư nghĩa khoa học và giá trị đích thực của nó (xem VTC News 2012,  Zingnews 2013, Phu nu today 2013).

H́nh 1. Cây hóa đá 3 triệu đôla của ông Hoàng Văn Ngọc, thôn Tráng, xă Lâm Xa, huyện Bá Thước, Thanh Hóa (Ảnh Tin tuc online);
2. Cây “hóa đá” do người dân ở suối Hiệu tạo ra (Ảnh Zingnews); 3. Cây hóa đá tuyệt đẹp do người dân suối Hiệu tạo ra (Ảnh VTC News).

II. NHỮNG CÂY HÓA ĐÁ CÓ Ư NGHĨA KHOA HỌC

1. Thực vật Lộ trần nguyên thủy đầu tiên trên cạn

Lịch sử tiến hóa của giới Thực vật (Phyta) được xác nhận có nguồn gốc từ ngành Tảo nâu (Phaeophyta) theo hướng tiêu giảm thể giao tử, từ sống dưới nước lên cạn. Thực vật nguyên thủy đầu tiên trên Trái Đất xuất hiện vào cuối kỷ Silur, cách ngày nay khoảng 423-419 Tr.n, thuộc ngành Lộ trần (Rhyniophyta); chúng để lại nhiều dấu vết dưới dạng hóa thạch trong các thành tạo địa chất ở nhiều nơi trên Trái đất. Ở Việt Nam, thực vật ngành Lộ trần được phát hiện trên bán đảo Đồ Sơn đi cùng với Bọ cạp cánh rộng Rhinocarcinosoma dosonensis đặc trưng cho địa tầng Silur thượng. Chúng cũng được phát hiện trên một số đảo đất ở vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; vùng Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An trong các trầm tích Silur thượng-Devon hạ. Những hóa thạch này có ư nghĩa khoa học rất lớn, được các nhà địa chất nói chung và cổ sinh nói riêng sử dụng trong nghiên cứu phân loại, định tuổi cho các thành tạo địa chất, xác định cổ môi trường, cổ địa lư liên quan đến quá tŕnh trôi giạt lục địa trong quá khứ địa chất và tiến hóa của sinh giới.

2. Thực vật ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta)

 Thủy tổ của những cây Thạch tùng cao 40-50 m trong các kỷ Carbon và Permi, tạo ra nhiều mỏ than antraxit lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ là thực vật thuộc bộ Cây vẩy -Lepidodendrales (Lepido = vẩy, dendron = cây).

Lá mọc trên thân cây sau khi rụng để lại những vết sẹo trên lớp vỏ có dạng h́nh thoi, h́nh tṛn, h́nh đa giác giống như vẩy cá.  Đây là những đặc điểm rất tiêu biểu để phân ra các chi. Thực vật Cây vẩy bắt đầu tạo thành những khu rừng có thân cao từ 1-2m đến 5-6 mét vào cuối Devon giữa, đầu Devon muộn. Trong cát kết quarzit thuộc hệ tầng Đồ Sơn (D2gv đs) trên bán đảo Đồ Sơn, TP. Hải Pḥng; trong cát kết thuộc hệ tầng Tân Lập (D2-3 tl), vùng Mỏ Nhài, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và trong cát kết của hệ tầng Động Thờ (D2gv-D3fr đt) ở vùng Hói Đá, gần ga Minh Lễ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng B́nh đă phát hiện các hóa thạch thực vật dạng Cây vẩy – Bergeria hay Knorria (cf. Lepidodendropsis sp.) (Tongg-Dzuy Thanh, Cai Chong – yang 1995).

3. Thực vật ngành Hạt trần (Gymnospermae)

Thực vật ngành Hạt trần dưới dạng hóa thạch gặp nhiều trong những trầm tích chứa than Nori-Ret của Trias thượng ở Việt Nam; tạo ra một số mỏ than có giá trị công nghiệp như các mỏ than Ḥn Gai ở Quảng Ninh, than Phấn Mễ ở Thái Nguyên, than Suối Bàng ở Sơn La, than Nông Sơn ở Quảng Nam v.v… Trong đó có các thực vật thuộc các nhóm Tuế, Á tuế mà các đại diện của chúng đă gặp ở mỏ than Ḥn Gai: Zamites, Nilssonia, Taeniopteris, Pterophyllum, Goepteris, Glossopteris.

 

III. CÂY HÓA ĐÁ CÓ GIÁ TRỊ KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ TRƯNG BÀY

Ở Việt Nam đă phát hiện được nhiều hóa thạch gỗ bị silic hóa hoặc carbonat hóa,  agat và calcedoan  hóa trong nhiều thành tạo địa chất có tuổi khác nhau.

1. Hóa thạch gỗ silic hóa

 Thành phần chính là đá silic đioxit (SiO2) màu đen được phát hiện trong các trầm tích của hệ tầng Hữu Chánh (J2 hc) ở vùng Hữu Chánh, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; hệ tầng B́nh Sơn (J1-2 bs), vùng ga B́nh Sơn, huyện B́nh Sơn, tỉnh Quảng Ngăi; trong loạt Bản Đôn (J1-2 ) ở xă Ya Le, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; xă Ea Đá, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk; trong hệ tầng Phú Quốc (K pq) ở đảo Phú Quốc, quần đảo An Thới và quần đảo Thổ Chu trên vịnh Thái Lan của tỉnh Kiên Giang. Phân loại trên cơ sở giải phẫu mô tế bào; Serra C. (1966, 1967, 1968, 1969) đă xác định gồm Phyllocladoxylon vietnamense, Brachioxylon sp., Protophyllocladoxylon thylloides, Araucariocylon sp., tuổi Jura giữa; Protophyllocladoxyllon xenoxyloides, Protopodocarpoxylon orientale, P. paraorientale, Prototaxoxylon asiaticum, tuổi Creta sớm. Những cây gỗ bị silic hóa vẫn bảo tồn nguyên h́nh dạng của cây, tiết diện ngang h́nh tṛn, đường kính từ 30-100cm, dài 50-300cm; có cây được bảo tồn dài tới 20m. Đặc điểm cơ lư: độ cứng 6,5-7; màu đen, đen-trắng, đen-nâu, màu sữa; các ṿng tăng trưởng bảo tồn hoàn hảo.

 

2. Gỗ carbonat hóa

Gỗ carbonat hóa có thành phần chủ yếu là khoáng vật calcit CaCO3 được Saurin E. phát hiện trước năm 1954 trên đảo Bạch Long Vĩ, trong các trầm tích được ông xác định tuổi Miocen-Pliocen.  Boureau E. (1958)  nghiên cứu trên cơ sở giải phẫu tế bào gỗ đă xác định Quercocylon ogurai sp. nov., loài bản địa của đảo Bạch Long Vĩ. Từ khi than nâu ở mỏ Na Dương được khai thác phục vụ nhà máy nhiệt điện Na Dương; nhiều hóa thạch gỗ bị carbonat hóa và một số bị silic hóa được ủi ra trên các moong  khai thác; ước tính hàng ngh́n, hàng vạn những đoạn thân cây, gốc cây, cành cây; đường kính từ 20-30 cm đến 2-3 m; dài 1-2 m đến 4-5 m. Việc định loại các cây gỗ này hết sức khó khăn. Một số xác định cho rằng chúng thuộc họ Cây cơm cháy, Cây cơm nguội; Quả nón hay họ Osmundaceae v.v… Tuy nhiên những xác định này cần phải xem xét thêm; bởi v́ để định loại đối với hóa thạch gỗ silic hoặc gỗ carbonat buộc phải tiến hành phương pháp giải phẫu. Hiện tại ở Việt Nam chưa có người nghiên cứu. Gỗ hóa thạch ở mỏ Na Dương đă được nhiều nơi sưu tập về trưng bày: cơ quan nhà nước, bảo tàng, các công ty và nhà hàng.

    

 Tuổi của trầm tích chứa gỗ hóa thạch ở mỏ Na Dương cho đến nay chưa ngă ngũ. Oligocen: Colani (1920); Saurin (1956); Phạm  Quang Trung (2000); Tống Duy Thanh, Nguyễn Địch Dỹ, (2005). Miocen-Pliocen: Jamoiđa, Phạm Văn Quang (in Đovjikov và nnk.,1965); Trần  Đ́nh Nhân, Trịnh  Dánh (1979); Trịnh Dánh (1979, 1980, 1985, 1986, 1993). Nghiên cứu hóa thạch Động vật có vú, các nhà khoa học Pháp cho tuổi Eocen; nghiên cứu Hóa thạch Ḅ sát (cá sấu, rùa), các nhà khoa học Đức cho tuổi Oligocen; nghiên cứu Hai mảnh vỏ và Chân bụng, các nhà khoa học Nhật Bản cho tuổi Miocen (tài liệu chưa công bố).

3. Gỗ ngọc hóa

Gỗ ngọc hóa là ngôn ngữ thương mại chỉ các cây gỗ bị calcedoan, mă năo hóa (agat) có màu sặc sỡ, thành phần chính là SiO2. Loại gỗ hóa thạch này được phát hiện nhiều ở Indonesia, Mỹ, Australia, Nga, Ukraina, Acmênia. Myanma, Campuchia.

   Gỗ ngọc hóa ở Việt nam  mới chỉ được phát hiện trong dăm năm trở lại đây, dưới lớp phủ bazan N2-Q1 ở vùng núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nó được bày bán ở tất cả các cửa hàng vàng bạc đá quư ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài G̣n cũng như ở một số tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Ở một số cơ quan, công viên hoặc trong sảnh của các “đại gia” thường được bày loại gỗ ngọc này. Cho đến nay chưa có một đề án nghiên cứu hay điều tra địa chất cụ thể về định loại, niên đại cũng như nguồn gốc h́nh thành của những gỗ ngọc hóa ở Việt Nam; nhưng về giá trị thương mại th́ rất lớn, nó không đến giá 3 triệu đôla như cây hóa đá của ông Hoàng Văn Ngọc ở Thanh Hóa, nhưng hàng tỷ đồng Việt Nam là có thật.

IV. Ư NGHĨA ĐỊA CHẤT CỦA HÓA THẠCH THỰC VẬT Ở VIỆT NAM

1. Ư nghĩa địa tầng và cổ địa lư

 Hoá thạch thực vật ngành Lộ trần (Rhyniophyta) gồm các chi Cooksonia, Psilophyton, Zosterophyllum là những thực vật lên cạn đầu tiên, xác nhận sự có mặt của các trầm Silur thượng-Devon hạ tướng lục nguyên ven bờ ở Việt Nam. Các hóa thạch thực vật Cây vẩy xác nhận sự có mặt của các trầm tích Givet-Frasni tướng lục nguyên chuyển tướng ngang với các trầm tích carbonat tướng biển thềm ở Việt Nam. Hóa thạch thực vật thuộc nhóm Tuế và Á tuế phong phú trong các trầm tích đầm lầy cuối kỷ Trias tạo nên các mỏ than Ḥn Gai, Phấn Mễ ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ, mỏ than Suối Bàng ở khu vực Tây Bắc Bộ, mỏ than Đồng Đỏ ở khu vực Bắc Trung Bộ và mỏ than Nông Sơn ở khu vực Trung Trung Bộ. Hóa thạch gỗ silic cho tuổi Jura giữa chứng tỏ biển Jura sớm đă rút khỏi khu vực Trung Bộ và thay thế vào đó là các vùng hồ đầm lầy ven biển tạo điều kiện cho thực vật thân gỗ có chiều cao 20-30m phát triển. Trên đảo Phú Quốc và các quần đảo An Thới, Thổ Chu phát hiện được nhiều thực vật thân gỗ silic cho tuổi Creta sớm; xác nhận vào thời kỳ đó, tồn tại một vùng hồ lục địa rộng lớn dài hàng trăm km, rộng vài chục km tới tận các vùng phía tây nam của Campuchia. Thực vật thân gỗ carbonat hóa phong phú trong trầm tích chứa than nâu Neogen ở vùng Na Dương cho phép đi đến kết luận, vùng Na Dương trong quá khứ địa chất đă từng là một vùng đầm lầy nhiều lần nâng lên hạ xuống.

2. Cơ chế h́nh thành

 Để chuyển hóa thành hóa thạch, xác các loài sinh vật nói chung, bao gồm cả động vật và thực vật phải được chôn vùi trong môi trường yếm khí như môi trường nước, bùn đất; hoặc trong các môi trường không có vi khuẩn phát triển như trong dầu mỏ, môi trường giàu khoáng chất, trong băng giá vĩnh cửu hoặc môi trường sa mạc khô nóng. Các hóa thạch thực vật trong qúa khứ địa chất thường được h́nh thành trong các vùng đầm lầy ven biển hoặc đầm hồ nước ngọt. Để được bảo tồn, thực vật thân gỗ khi đổ xuống, phải được chôn vùi trong môi trường hiếm khí. Quá tŕnh thay thế cấu tạo trong của thân gỗ xảy ra rất chậm chạp, kéo dài trong nhiều năm; phụ thuộc vào dung môi bao quanh: môi trường giàu dung môi CaCO3  h́nh thành gỗ carbonat, môi trường giàu ion SiO32- và Fe h́nh thành gỗ silic có màu nâu đỏ. Gỗ calceđoan và agat hóa ở Gia Lai h́nh thành trong môi trường núi lửa. Dung môi bao quanh là dung nham núi lửa giàu silic điôxit (SiO2). Nếu trong dung nham núi lửa có bụi hermatit thường cho gỗ màu đỏ, giàu limonit cho màu vàng, giàu chlorit cho màu xanh v.v...

3. Ư nghĩa tâm linh của hóa thạch gỗ carbonat, silic và agat hóa

 Giải thích theo cơ chế phương Đông th́ gỗ hóa thạch là một loại rất tuyệt vời. Các nhà chơi đá cảnh và phong thủy học cho rằng:

- Ṿng tay gỗ hóa thạch được dùng chữa các chứng đau nhức khớp, viêm đa khớp dạng thấp.

- Gỗ hóa thạch làm tăng tuổi thọ của chủ nhân, bởi v́ nó làm cho hệ thần kinh vững vàng hơn trước stress.

- Mặt dây chuyền gỗ hoá thạch làm tăng lưu thông máu huyết, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

- Gỗ hóa thạch tạo ư chí trong cuộc sống, khơi dậy tiềm năng và giúp người đeo nó vững tin và kiên định.

- Gỗ hoá thạch dùng để trị thương, đuổi trừ âm khí phù chú bằng khí công, làm tăng cường năng lượng.

4. Giá trị mỹ thuật

 Gỗ hóa đá ngày nay được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó dùng trang trí trong các pḥng khách, các sảnh đường. Những khúc gỗ lớn có màu sắc đẹp như đen tuyền, màu hồng đào, màu vàng cam thường được các đại gia lựa chọn tạc tượng phúng cho nhà chùa hoặc nhà thờ. Gỗ agat hóa màu trắng trong thấu quang hoặc màu hồng được sử dụng làm đồ trang sức như lắc tay, ṿng tay, ṿng đeo cổ. Những khúc gỗ lớn được dùng làm quà tặng để ở những nơi có không gian rộng như công viên, nhà hàng, trụ sở cơ quan. Những khúc gỗ carbonat hóa chủ yếu dùng trang trí ở vườn hoa, công viên.

5. Giá trị thượng mại

V. KẾT LUẬN

Hóa thạch thực vật nói chung và hóa thạch gỗ nói riêng ở Việt Nam t́m thấy ở nhiều mức địa tầng khác nhau: Silur thượng, Devon hạ, Devon trung-Devon thượng, Carbon hạ, Permi thượng, Trias thượng, Jura hạ-trung, Creta, Paleogen, Neogen và Đệ tứ; chúng có ư nghĩa to lớn đối với việc xác định tuổi, điều kiện cổ môi trường, cổ địa lư của các thành tạo trầm tích tướng đầm lầy và vũng vịnh ven bờ. Một số thực vật thân gỗ carbonat hóa, silic hóa, mă năo hóa và calcedon hóa có ư nghĩa thương mại rất cao, được sử dụng vào các mục đích trang trí nghệ thuật, tạc tượng, chế tác đồ trang sức. Một số người chơi đá cảnh cho rằng: “Gỗ hóa thạch là đá thiêng, cực kỳ quư hiếm, có tác dụng chữa bệnh”. Nhận định này cần phải xem xét; v́ lẽ thực chất chúng chỉ là những dạng khác nhau của silic điôxit (SiO2) và một số nguyên tố khác có trong dung nham núi lửa như Fe, Cu, thay thế các tế bào gỗ. Trong thiên nhiên, silic là nguyên tố phổ biến, đứng thứ hai sau nguyên tố ôxy trong vỏ Trái đất, silic trong tự nhiên kết hợp với ôxy tạo nên các dạng khác nhau của nhóm khoáng vật silic điôxit (SiO2).

Ư kiến của tác giả: Tôi đă sửa theo nhận xét của PGS Tạ Ḥa Phương; tuy nhiên có một số nhận xét liên quan đến quá tŕnh gỗ bị mă năo và calcedon hóa; tôi xin được trích dẫn trong các trang Web của Wikipedia 2007:

Agate (mă năo): một biến dạng của thạch anh, cùng dạng với calcedon, công thức hóa học SiO2; có dạng dải, dạng đám mây, dạng rêu, màu sắc khác nhau dưới dạng ẩn tinh; độ cứng 6,5-7. Mă năo thường xuất hiện trong các hốc, các khe của đá magma, phun trào. Ngoài ra cũng thường gặp dưới dạng ổ trong các đá trầm tích. Mỏ quặng lớn nhất gặp ở Ấn Độ, Brazin, Ural của Nga.

  Calcedon: thạch anh ẩn tinh, có kiến trúc sferolit, công thức hóa học SiO2, độ cứng 6,5-7. Trong tự nhiên loại đá này tạo thành những tập hợp có dạng rất khác nhau, có ánh mỡ đến ánh sáp. Khi bị nhuộm bụi hermatit đá có màu đỏ, limonit đá có màu vàng, chlorit đá có màu xanh. Calcedon thường tạo thành các ổ trong đá bazalt dạng hạnh nhân; đôi khi có cả trong đá vôi; thuộc loại khoáng vật thứ sinh được h́nh thành ở nhiệt độ thấp, dưới 120O. Calcedon bị nhuộm oxyt đồng có màu xanh lam tự nhiên được gọi là onyx (mă năo).

(Dịch từ trang Web 2007)


     

 Người biên tập: PGS.TS Tạ Ḥa Phương.