KỲ QUAN ĐỊA
MẠO - ĐỊA CHẤT BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
LÊ
ĐỨC AN1, TRẦN ĐỨC THẠNH2,
NGUYỄN HỮU CỬ2
1Viện Địa lư, Viện
Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hoàng Quốc Việt, Cầu
Giấy, Hà Nội
2Viện TN&MT Biển,
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hoàng Quốc Việt,
Cầu Giấy, Hà Nội
Tóm
tắt:
Nghiên cứu kỳ quan địa mạo - địa
chất biển đảo Việt Nam dựa trên khái niệm
của các tổ chức NOWF và UNESCO. Các kỳ quan
được bước đầu kiểm kê theo không
gian phân bố, gồm: dải ven biển, dải chuyển
tiếp lục địa -biển, dải biển nông ven
bờ, và vùng biển khơi xa; chúng cũng được
sơ bộ phân hạng thành 3 cấp: quốc tế,
quốc gia và địa phương. Ở đới
bờ (gồm 3 dải không gian đầu) có 88 kỳ quan
địa mạo - địa chất, trong đó có 17
kỳ quan cấp quốc tế; đó là các bán đảo,
bờ biển, cồn đụn cát, vũng vịnh,
đầm phá, đảo và quần đảo ven bờ.
Vùng biển khơi xa có đến 102 kỳ quan, trong đó
có 61 kỳ quan cấp quốc tế, tạo nên 2
đại kỳ quan thế giới là quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; đó là
những đảo, quần đảo, cao nguyên san hô
với những atoll và rạn san hô mặt bàn dạng tháp.
Với tư cách là những kỳ quan đại diện,
bán đảo Hải Vân - băi Lăng Cô - đảo Sơn
Trà (Di sản thiên nhiên thế giới), vùng cửa sông Ba
Lạt (Danh thắng địa chất thế giới),
đảo Lư Sơn (Danh thắng địa chất
quốc gia-quốc tế), đảo Nam Yết và atoll Nam
Yết - Sơn Ca (Danh thắng địa chất thế
giới) đă được mô tả tóm tắt.