TIN ĐỊA CHẤT                                                                                 

THÔNG TIN ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN - MỘT NGUỒN LỰC QUAN TRỌNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TRẦN HỒNG HẢI
Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Đống Đa, Hà Nội


I. MỞ ĐẦU

Điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản (ĐCKS) ở Việt Nam đă được tiến hành từ đầu thế kỷ trước, qua nhiều giai đoạn lịch sử với mức độ, qui mô khác nhau. Đến nay tài liệu điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản của Việt Nam đă trở thành kho tư liệu lớn của Việt Nam. Bản đồ Địa chất (BĐĐC) tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000 đă phủ kín toàn quốc và đă được xuất bản. Bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 đă phủ được gần 60% diện tích lănh thổ với trên 5000 điểm khoáng sản được phát hiện. Tất cả các đô thị loại 1, 2 và hầu hết đô thị loại 3 đă được điều tra địa chất, thành lập hệ thống BĐĐC, khoáng sản, địa chất thủy văn - địa chất công tŕnh (ĐCTV-ĐCCT), địa chất môi trường, bản đồ sử dụng đất phục vụ quy hoạch phát triển đô thị. Vùng ven biển Việt Nam đến 30m nước đă được điều tra ĐCKS, địa hóa môi trường tỉ lệ 1:200.000 - 1:500.000. Nhiều diện tích trên lănh thổ đă được bay đo từ, xạ, phổ gamma tỉ lệ 1:50.000 hoặc 1:25.000. Công tác đo phóng xạ mặt đất hầu như đă phủ kín diện tích phần đất liền. Bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1:500.000 đă phủ kín toàn quốc và hầu hết diện tích đă có bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1:200.000. Trên 15% lănh thổ đă được điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất... Hệ thống báo cáo địa chất gồm trên 3700 báo cáo là kết quả của việc nghiên cứu, điều tra địa chất và thăm ḍ khoáng sản. Các kết quả nghiên cứu khoa học địa chất, các ấn phẩm khoa học kỹ thuật về Trái đất của thế giới và Việt Nam, các tài liệu về hoạt động khoáng sản đă được tích tụ, với khối lượng lớn và có giá trị cao.

Tài liệu, dữ liệu địa chất hay c̣n gọi là thông tin địa chất chính là sự kết tinh và phản ánh của kết quả nhận thức của con người về Trái đất, và đương nhiên là để phục vụ con người mà sứ mệnh của nó được định nghĩa một cách ngắn gọn và đầy đủ trong câu “Địa chất v́ sự an toàn và thịnh vượng của con người” [5].

“An toàn và thịnh vượng của con người” cũng chính là mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững và v́ thế có thể khẳng định “Thông tin địa chất khoáng sản là một nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững”.

 Nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững đó của Việt Nam hiện đang được bảo quản, phát triển, cung cấp theo hướng hiện đại hóa tại Trung tâm Thông tin Lưu trữ địa chất, cơ quan mà tính từ ngày trở thành một đơn vị độc lập, với nhiều tên gọi khác nhau, trực thuộc Tổng cục Địa chất trước đây và nay là Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, đă tṛn 35 tuổi. 

II. CƠ CẤU NGUỒN LỰC THÔNG TIN  ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN

1. Tài liệu lưu trữ địa chất

Lưu trữ Địa chất: Nơi quản lư và bảo quản các tài liệu địa chất, cung cấp các tài liệu địa chất cho các đối tượng trong và ngoài nước, tập thể hoặc cá nhân theo quy định. Trong kho lưu trữ địa chất hiện có số lượng trên 3700 báo cáo lưu trữ thuộc các chuyên đề khác nhau.

Báo cáo lập bản đồ địa chất và khoáng sản: Các báo cáo lập bản đồ địa chất và khoáng sản tŕnh bày các kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản ở các tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000, 1:100.000, 1:50.000, 1:25.000. Tài liệu bao gồm các bản thuyết minh về các kết quả nghiên cứu địa chất (địa tầng, magma, biến chất, cấu trúc, kiến tạo), địa mạo, vỏ phong hoá và khoáng sản. Kèm theo bản thuyết minh, là các loại bản đồ (địa chất, kiến tạo, địa mạo, trầm tích đệ tứ, khoáng sản, vỏ phong hoá, trọng sa, kim lượng, ...), các số liệu phân tích các loại mẫu vật địa chất, khoáng sản, sổ mỏ, điểm quặng.

Báo cáo khoáng sản: Các báo cáo điều tra khoáng sản tŕnh bày các kết quả t́m kiếm, đánh giá, thăm ḍ các tụ khoáng các mỏ, điểm quặng, gồm các bản thuyết minh kết quả điều tra về địa chất khoáng sản, cấu trúc mỏ và các thân quặng, về tài nguyên, trữ lượng khoáng sản, chất lượng quặng, v.v... và các đánh giá về giá trị và điều kiện khai thác mỏ, các bản đồ địa h́nh, địa chất, khoáng sản, các b́nh đồ mặt cắt tính trữ lượng. Ngoài ra c̣n có các phụ lục tŕnh bày về các số liệu phân tích thành phần vật chất quặng và các kết quả nghiên cứu kỹ thuật làm giầu và chế biến khoáng sản, các bảng tính và thống kê trữ tài nguyên lượng khoáng sản, các số liệu về địa chất thuỷ văn, địa chất công tŕnh phục vụ cho việc nghiên cứu các điều kiện khai thác mỏ.

Báo cáo địa vật lư: Các báo cáo Địa vật lư tŕnh bày các kết quả nghiên cứu về địa vật lư theo các phương pháp: điện, trường từ (mặt đất và hàng không), trọng lực, phóng xạ v.v..., gồm các bản thuyết minh, các phân tích dị thường, các bản đồ trường từ, bản đồ phóng xạ, bản đồ trường trọng lực, bản đồ điện trở xuất, v.v.., các số liệu đo vẽ và các kết quả tính toán về các tham số địa vật lư tại các vùng điều tra. Gần đây đă có thêm các báo cáo địa vật lư môi trường, chủ yếu là môi trường phóng xạ.

Báo cáo địa chất thuỷ văn và địa chất công tŕnh: Các báo cáo ĐCTV-ĐCCT: tŕnh bày các kết quả điều tra, đánh giá và dự báo các điều kiện ĐCTV-ĐCCT của các tầng chứa nước, nghiên cứu động thái, đánh giá trữ lượng và chất lượng nước dưới đất v.v.., gồm các bản thuyết minh, các bản đồ ĐCTV-ĐCCT, các biểu đồ quan trắc động thái nước dưới đất v.v..., các số liệu quan trắcvề động thái, các số liệu phân tích thành phần hoá học, thành phân vi trùng của nước, các số liệu phân tích tính chất cơ lư của đất đá, các tính toán tham số ĐCTV-ĐCCT, các tính toán trữ lượng nước v.v...

Báo cáo địa chất đô thị: Các báo cáo địa chất đô thị tŕnh bày các kết quả điều tra về địa chất, địa mạo, khoáng sản, địa chất thuỷ văn, địa chất công tŕnh, địa chất môi trường, t́nh trạng sử dụng đất, hiện trạng đô thị v.v... gồm các bản thuyết minh, các bản đồ, số liệu minh giải về các kết quả điều tra về các lĩnh vực đă nêu

Báo cáo nghiên cứu chuyên đề: Các báo cáo chuyên đề được phân thành các nhóm, tŕnh bày các kết quả nghiên cứu chuyên đề về phương pháp, công nghệ sử dụng trong công tác điều tra địa chất, điều tra khoáng sản.

2. Lưu trữ tài liệu nguyên thủy tại các đơn vị cơ sở

Ngoài một số mẫu vật địa chất, khoáng sản được giao nộp vào Bảo tàng Địa chất, toàn bộ tài liệu nguyên thủy và mẫu vật địa chất, khoáng sản các loại được bảo quản tại lưu trữ của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ.

Khối lượng tài liệu nguyên thủy và mẫu vật địa chất hiện nay đă trở nên rất lớn tại các đơn vị và đang được bảo quản trong những điều kiện khó khăn có nguy cơ hư hỏng và thất lạc.

3. Tư liệu ấn phẩm khoa học địa chất khoáng sản

Thư viện Địa chất được các nhà địa chất Việt Nam và các nhà địa chất người Pháp của Sở Địa chất Đông Dương sáng lập từ năm 1914 với quy mô Thư viện thường trực thuộc Vụ kỹ thuật của Sở (Tổng cục, Cục) Địa chất. Phải đến năm 1978, khi Viện Bảo tàng - Lưu trữ Địa chất được thành lập th́ Thư viện Địa chất trở thành một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Viện, nay là Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất.

Thư viện Địa chất (TVĐC) là một trong những Thư viện ra đời sớm của Việt Nam, sự phát triển của TVĐC gắn liền với sự phát triển của ngành Địa chất Việt Nam.

Các tài liệu từ những năm 80 của thế kỷ trước vẫn chiếm số lượng rất lớn trong tổng số tài liệu của Thư viện Địa chất. Những tài liệu cuả các nhà Địa chất Liên Xô đă giúp đỡ các nhà Địa chất Việt Nam những kinh nghiệm làm việc quư báu và những tri thức khoa học lớn trong giai đoạn này, đánh dấu sự hợp tác phát triển trong lĩnh vực Địa chất giữa Liên Xô và Việt Nam bền chặt và hữu ích.

Phương thức phục vụ của TVĐC cũng thay đổi theo thời gian và ngày càng phong phú hơn, từ h́nh thức tra cứu bằng giấy chuyển dần sang tra cứu bằng máy tính trên cơ sở 8 672 từ khoá tiếng Việt và 1292 từ khoá địa danh. Hiện tại trong TVĐC đă có một chương tŕnh quản lư Thư viện với một CSDL thư mục có 35 000 tên tài liệu được cập nhật, TVĐC đang chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập thông tin với các tổ chức Thông tin của khu vực Đông và Đông Nam châu Á

4. Xuất bản ấn phẩm địa chất, khoáng sản

Xuất bản các tài liệu địa chất khoáng sản là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Địa chất Việt Nam được giao cho Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất thực hiện trong nhiều năm qua. Công tác biên tập, xuất bản và phát hành đă từng bước được phát triển theo hướng hiện đại hóa. Các ấn phẩm xuất bản đa dạng (bản đồ, chuyên khảo, tạp chí), nội dung và h́nh thức ngày càng hội nhập với quốc tế và đă có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.

5. Tài liệu về hoạt động khoáng sản

Tài liệu về hoạt động khoáng sản đă tích tụ thành khối lượng lớn chủ yếu trên 20 năm trở lại đây đặc biệt là từ khi có Luật Khoáng sản (1996) ra đời, bao gồm các hồ sơ quản lư cấp phép hoạt động khoáng sản, các báo cáo hoạt động khoáng sản. Loại tài liệu này có ư nghĩa đặc biệt trong quản lư Nhà nước về khoáng sản cũng như phục vụ phát triển kinh tế, xă hội.

III. QUẢN LƯ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN

1. Bảo quản và cung cấp tài liệu địa chất khoáng sản

Lưu trữ Địa chất, nơi lưu giữ, bảo quản và cung cấp tài liệu địa chất, khoáng sản, một kho tài sản vô giá của quốc gia. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển cho đến nay có thể khẳng định rằng Lưu trữ Địa chất là một trong những lưu trữ chuyên ngành tốt nhất của nước ta.

Việc quản lư và phát triển thông tin địa chất khoáng sản được thực hiện trên các cơ sở pháp lư ngày càng hoàn thiện. Cùng với Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan, hai văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh trực tiếp hoạt động này đă được ban hành với sự tham gia tích cực của Trung tâm TT-LTĐC trong quá tŕnh soạn thảo, đó là Thông tư số 12/2013/TT-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc thu nhận, giao nộp, lưu trữ , bảo quản và cung cấp tài liệu địa chất khoáng sản và Thông tư số 95/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lư và sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản đă được ban hành và chính thức áp dụng.

Đối tượng được phục vụ khai thác thông tin địa chất, khoáng sản đă dần được thay đổi theo hướng mở rộng đối tượng phục vụ từ các cơ quan nhà nước đến cộng đồng trong và ngoài nước.

Về cơ bản các quy hoạch phát triển kinh tế xă hội vùng, ngành, đặc biệt là các quy hoạch về khoáng sản, các đề án phát triển khoáng sản đều sử dụng các tài liệu được cung cấp từ Lưu trữ địa chất.

Tài liệu địa chất khoáng sản cũng được sử dụng nhiều trong các hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ quan nghiên cứu các khoa học về trái đất, các trường đại học, các nhà khoa học và các sinh viên, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

 Hiện tại các hệ thống thông tin về bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản, các báo cáo địa chất và các thông tin về các tụ khoáng, mỏ, điểm quặng đă được xây dựng thành Hệ thống thông tin địa chất và cài đặt trên mạng Intranet. Hệ thống này đă được đưa vào hoạt động phục vụ và cung cấp thông tin.

Nội dung đầy đủ của các dạng thông tin trong hệ thống được lưu trữ và phục vụ trong hệ thống Intranet. Các thông tin thư mục và các dạng thông tin xuất bản hiện đă có trên trang Internet của Trung tâm www.idm.gov.vn.

2. Ứng dụng công nghệ thông tin

Công tác thông tin đă được áp dụng với công nghệ thông tin hiện đại để xử lư một khối lượng lớn các tài liệu về điều tra địa chất và thăm ḍ khoáng sản có trong kho lưu trữ địa chất, nhằm hiện đại hóa công tác quản lư và khai thác thông tin thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.

Công nghệ thông tin được áp dụng để xử lư tài liệu ở các dạng dữ liệu, tư liệu và được lưu ở các dạng khác nhau: Vector, raster, text, DataBase ... và được xây dựng thành Hệ thống thông tin địa chất bằng hai công nghệ chính là WEB và GIS. 

Các thành tựu đă đạt được trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin xử lư, tổ chức, quản lư và khai thác thông tin, gồm:

a. Đă xây dựng được các công cụ, thư viện, chương tŕnh ứng dụng: Công cụ hỗ trợ công tác thành lập bản đồ thực địa, xử lư các dữ liệu số hóa. Các chương tŕnh ứng dụng được áp dụng cho quản lư, tra cứu, t́m kiếm và khai thác thông tin. Các phương pháp đảm bảo an toàn dữ liệu, phương pháp đánh dấu bản quyền trên sản phẩm dạng Raster. Các quy tŕnh, quy định kỹ thuật.

Các kết quả nghiên cứu đă được áp dụng trong Trung tâm và tại các đơn vị địa chất từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhằm hỗ trợ các đơn vị trong quá tŕnh thi công và lập báo cáo tổng kết.

b. Hệ thống thông tin địa chất khoáng sản - Hệ thống cơ sở dữ liệu, được xây dựng thành Hệ thống tra cứu điện tử trên mạng INTRANET ở dạng toàn văn, gồm:

- Hệ thống báo cáo địa chất: Các báo cáo địa chất trên toàn quốc, hiện đang lưu trữ dưới dạng các chất liệu giấy, thường xuyên phải bảo quản, phục chế là rất quan trọng. Để giúp cho việc bảo quản tài liệu tốt hơn, phục hồi dễ dàng và tra cứu thuận lợi hơn đă áp dụng từ công nghệ WEB đến sách điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu Báo cáo địa chất thành Hệ thống cơ sở dữ liệu toàn văn và được cài đặt trên mạng INTRANET. Hiện đă có cơ sở dữ liệu danh mục báo cáo địa chất trên 176 500 biểu ghi , khoảng 1525 báo cáo tin học hóa dạng toàn văn, đáp ứng các yêu cầu:

- Hiện đại hoá việc lưu trữ và phục vụ tra cứu các tài liệu địa chất nhằm cung cấp nhanh chóng, chính xác các dữ liệu địa chất cho các nhu cầu dùng tin trong và ngoài nước.

- Bảo vệ an toàn kho lưu trữ địa chất.

- Xây dựng kho dữ liệu điện tử các tài liệu địa chất

- Hệ thống bản đồ: Khoảng 300 bản đồ số, gồm bản đồ khoáng sản tỷ lệ 1:1.000.000; Bản đồ trường từ và dị thường từ hàng không tỷ lệ 1:1.000.000; Bản đồ địa chất và khoáng sản các tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000, 1:50.000; Bản đồ khoáng sản các tỷ lệ 1:1.000.000, 1:500.000, 1:250.00 và Bản đồ phân bố khoáng sản của từng tỉnh. Ngoài ra c̣n các bản đồ dạng ảnh đă được xuất bản, gồm: Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000, tỷ lệ 1:200.000; Bản đồ địa chất thuỷ văn 1:500.000; Bản đồ phân bố các điểm nước khoáng 1:2.500.000; Bản đồ phân vùng địa chất thuỷ văn 1:2.500.000. Quá tŕnh trích lọc thông tin thường chiếm rất nhiều công sức và thời gian, hệ thống bản đồ địa chất được xây dựng dựa trên công nghệ GIS, đă giúp cho việc quản lư và phục vụ khai thác, trích lọc thông tin nhanh chóng.

- Hệ thống thông tin tóm tắt về khoáng sản gồm trên 3000 điểm mỏ, mức độ nghiên cứu điều tra địa chất, các điểm địa chất thuỷ văn,  khối chuẩn magma, đăng kư điều tra địa chất và tóm tắt của trên 1000 báo cáo địa chất.

- Các ấn phẩm xuất bản được tin học hóa dạng toàn văn: Tạp chí địa chất 318 số tiếng Việt, 34 số tiếng Anh được xuất bản từ năm 1961 đến 2010. Các ấn phảm khoa học, các quy chế, quy pham,...

c. Một Website Internet với địa chỉ: www.idm.gov.vn [6] được xây dựng từ năm 1999, có dung lượng trên 5GB với các thông tin mang tính khoa học, thông tin tống quát đối với các tài liệu không được công bố và ở dạng toàn văn đối với các tài liệu đă được xuất bản.

d. Xuất bản đĩa CD các ấn phẩm địa chất ở dạng toàn văn có thể tra cứu t́m kiếm theo các tiêu chí khác nhau:

- Đĩa CD Tạp chí Địa chất gồm các số tiếng Việt, tiếng Anh được xuất bản từ năm 1961 đến 2012.

- Đĩa CD Thư mục địa chất Việt nam gồm tất cả các công tŕnh nghiên cứu đă công bố về địa chất Việt Nam ở trong và ngoài nước từ năm 1852 cho đến các công tŕnh công bố vào tháng 6 năm 1998, cập nhật năm 2010. Các công tŕnh đó gồm các bài đăng trong các tạp chí, nội san, tập san, bản tin khoa học kỹ thuật; các báo cáo trong các hội thảo, hội nghị khoa học kỹ thuật, kể cả các tóm tắt mở rộng có chứa đựng tài liệu thực tế xuất bản nhân các cuộc họp nói trên; các bài trong các tuyển tập công tŕnh nghiên cứu; các chuyên khảo, các tóm tắt luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ viết về địa chất Việt Nam.

e. Xuất bản thành công bản đồ bằng công nghệ số hóa: Bản đồ khoáng sản tỷ lệ 1:1.000.000, Bản đồ trường từ và dị thường từ hàng không tỷ lệ 1:1.000.000:

Hiện nay Hệ thống thông tin địa chất đang được sử dụng cho công tác quản lư, khai thác thông tin phục vụ các nhu cầu trong và ngoài nước về các tài liệu địa chất và khoáng sản. Đây có thể coi là Hệ thống tra cứu điện tử các tài liệu địa chất, khoáng sản đầu tiên ở nước ta [1, 4].

f. Cơ sở dữ liệu (CSDL) thư mục sách, tạp chí khoa học tại Thư viện Địa chất:

Là một CSDL được xây dựng và phát triển theo hướng hiện đại và hội nhập bao gồm trên 16000 dữ liệu sách, tạp chí có trong Thư viện Địa chất, đặc biệt là Từ điển Từ khóa khoa học địa chất song ngữ Anh-Việt được xây dựng đă tích hợp vào CSDL. Dữ liệu được chuyển đổi từ các nguồn khác nhau và cập nhật thường xuyên, một số công cụ hữu ích được xây dựng và cho phép chuyển đổi dữ liệu sang hệ thông khác, trong đó Từ điển từ khóa địa chất Anh-Việt đă được tích hợp với Từ điển từ khóa địa chất đa ngữ châu Á do CIFEG và CCOP chủ tŕ và dữ liệu thư mục có thể chuyển đổi sang ứng dụng SANGIS [2].

Hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lư dữ liệu, thành lập tài liệu địa chất khoáng sản, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin địa chất khoáng sản là các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo và hợp tác quốc tế được thực hiên tương đối thường xuyên tại Trung tâm trong ṿng hơn 20 năm qua và đă đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm TT-LTĐC và Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Trong thời đại thông tin của nền kinh tế tri thức, thông tin nói chung, trong đó có thông tin địa chất, khoáng sản là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của xă hội. Cho đến nay, với phương châm chính xác, đầy đủ, kịp thời các thông tin địa chất, khoáng sản đă được Trung tâm TT-LTĐC khai thác phục vụ có hiệu quả cho quản lư nhà nước và phát triển kinh tế xă hội.

Đối tượng khai thác và sử dụng thông tin như hiện nay vẫn là tương đối hẹp so với cơ cấu nhu cầu của cộng đồng, trong khi giá trị của tài liệu địa chất khoáng sản là rất phong phú có thể ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực rộng lớn hơn nên cần có biện pháp để mở rộng đối tượng phục vụ và h́nh thức phục vụ để đạt được tầm nh́n là “tăng cường tỉ trọng thông tin địa chất trong tất cả các dự án phát triển kinh tế - xă hội ở quy mô lănh thổ, khu vực và vùng” được đưa ra từ các nước phát triển và khu vực Đông Nam Á trong hai thập kỷ qua [3].

Khối lượng thông tin địa chất khoáng sản ngày càng lớn, nhu cầu sử dụng thông tin của cộng đồng ngày càng tăng, đa dạng và  “khó tính”. Việc quản lư, lưu trữ và phục vụ thông tin địa chất khoáng sản như hiện nay c̣n gặp nhiều trở ngại trong việc đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin của xă hội. V́ vậy, quá tŕnh hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, quản lư và phục vụ thông tin địa chất khoáng sản c̣n nhiều việc phải làm và đang là một yêu cầu khách quan, cấp bách hiện nay.


VĂN LIỆU

1. Trần Hồng Hải, Bùi Đức Thắng, Chu Thị Bích Huệ. Các hệ thống thông tin địa chất tại Trung tâm Thông tin Lưu trữ địa chất. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học 60 năm Địa chất Việt Nam, Hà Nội.

2. Trần Hồng Hải, Phạm Thị Nga, Đặng Đức Thảo, 2005. Từ điển từ chuẩn địa chất song ngữ Việt-Anh và ứng dụng quản lư thư mục SANGIS. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học 60 năm Địa chất Việt Nam, Hà Nội.

3. Trần Hồng Hải, 2010. Thành phần và giá trị tài liệu Lưu trữ địa chất. Kỷ yếu Hội nghị Giá trị tài liệu Lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xă hội và nhân văn, Hà Nội.

4. Trần Hồng Hải, Chu Thị Bích Huệ, 2011. Tiềm lực thông tin địa chất khoáng sản và quá tŕnh hiện đại hóa. Kỷ yếu Hội nghị Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xă hội giai đoạn 2011-2015. Hà Nội.

5. USGS. Facing Tomorrow’s Challenges. www.usgs.gov

6. www.idm.gov.vn


 

Người biên tập: TS. Nguyễn Thành Vạn.