ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TRIỂN VỌNG CÁC KIỂU
KHOÁNG HOÁ VÀNG GỐC VÙNG MẪU SƠN - LỘC BÌNH,
LẠNG SƠN

NGUYỄN PHƯƠNG1, NGUYỄN THỊ THU HẰNG1,
ĐỖ VĂN THANH2,  PHẠM ĐÌNH TRƯỞNG2

1Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội;
 2Liên Đoàn BĐĐC Miền Bắc, Long Biên, Hà Nội

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về các kiểu khoáng hoá và các yếu tố khống chế quặng vàng gốc ở vùng Mẫu Sơn - Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy quặng vàng vùng Mẫu Sơn có những đặc điểm riêng biệt, có thể phân thành ba kiểu khoáng:1/ Thạch anh - sulfur-vàng; 2/ Thạch anh- vàng; 3/ Mũ sắt chứa vàng.

Ba kiểu khoáng hóa trên đều phân bố chủ yếu trong các thành tạo lục nguyên hạt thô của hệ tầng Nà Khuất và hệ tầng Mẫu Sơn, thuộc cấu trúc nếp lồi Mẫu Sơn và nếp lồi Nhượng Bạn. Trong đó kiểu thạch anh-sulfur-vàng phân bố tập trung ở phần nhân của các cấu trúc nếp lồi và đây là kiểu khoáng vàng có triển vọng nhất trong khu vực. Kiểu thạch anh-vàng phân bố ở hai cánh các nếp lồi này, song các thân quặng thường có kích thước không lớn, hàm lượng không cao, nhưng vàng thuộc loại khá tinh khiết và phân bố trên diện tích khá lớn; kiểu mũ sắt chứa vàng có quy mô không lớn, nhưng hàm lượng Au khá cao và điều kiện khai thác khá thuận lợi, cũng là đối tượng cần quan tâm.


 

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)