NHỮNG LUẬN GIẢI MỚI VỀ THÀNH PHẦN KHOÁNG VẬT CỦA CÁC KHỐI SERPENTINIT
THUỘC ĐỚI KHÂU SÔNG MĂ TRONG VÙNG SƠN LA: KIỂU OPHIOLIT KHÔNG THUỘC
VỎ ĐẠI DƯƠNG THỰC THỤ

NGÔ XUÂN THÀNH1, MAI TRỌNG TÚ2

1Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội

2Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, 6 Phạm Ngũ Lăo, Hà Nội

Tóm tắt: Các đá serpentinit ở vùng khu vực Sơn La là một phần của các khối đá siêu mafic nằm dọc đới khâu Sông Mă. Các thể serpentinit này đă được nhiều tác giả cho là một phần của tổ hợp ophiolit h́nh thành do sự va chạm giữa các mảng Đông Dương và Nam Trung Hoa. Các mẫu đá ở đây có đặc điểm là bị serpentinit hóa và bị biến dạng mạnh mẽ. Các khoáng vật chromit sót lại trong đá thường xuất hiện ở dạng hạt lớn kéo dài, thành phần của chúng được phân tích và sử dụng để luận giải môi trường kiến tạo của chúng. Kết quả phân tích thành phần chromit cho thấy chúng có chỉ số Cr# trung b́nh, Mg# khá cao (lần lượt là 0,43-0,48 và 0,61-0,70), chỉ số Fe3+# và Fe2+/Fe3+ thấp (lần lượt là 0,018-0,040 và 6,52-14,24), hàm lượng TiO2 thấp (< 0,12 wt%). Olivin có chỉ số Mg# cao. Đặc trưng thành phần và cấu tạo này cho thấy các thể serpentinit ở vùng Sơn La thuộc đới khâu Sông Mă thuộc phần manti trong tổ hợp ophiolit và chúng h́nh thành trong môi trường liên quan đến đới hút ch́m (SSZ) hơn là trong môi trường sống núi giữa đại dương (MOR).


                        (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)