THÔNG BÁO KHOA HỌC

PHÁT HIỆN MẶT CẮT OPHIOLIT Ở VÙNG BIỂN KỲ HÀ,

TỈNH QUẢNG NAM

NGUYỄN ĐỨC THẮNG 2, VŨ TRƯỜNG SƠN1, NGUYỄN BIỂU2,

TRỊNH NGUYÊN TÍNH1, LÊ ANH THẮNG1

1Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam,

 2Tổng hội Địa chất Việt Nam


Mặt cắt ophiolit, di chỉ vỏ đại dương cổ, lần đầu tiên được Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển phát hiện và mô tả ở vùng biển Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam (H́nh 1) trong quá tŕnh khảo sát thực địa Đề án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Thừa Thiên Huế - B́nh Định (0-60 m nước) tỷ lệ 1:100.000” (tháng 6/2012). Mặt cắt có thành phần thạch học tương tự các mặt cắt ở Quế Lưu, Quế Sơn (hạ nguồn sông Tranh) thuộc đới khâu Tam Kỳ - Phước Sơn (ŕa phía bắc khối nhô Kon Tum). Mặt cắt này lộ ra ở Chiềng Khoang, Sông Mă, thuộc đới khâu Sông Mă (Tây Bắc Bộ) (H́nh 2). Đây là minh chứng cho cấu trúc địa chất của đới khâu Tam Kỳ - Phước Sơn được mở rộng ra phía biển theo phương á vĩ tuyến.

 Mặt cắt ophiolit phân bố ở vùng biển Kỳ Hà được cấu thành bởi bazan có thành phần khác nhau, xen các thấu kính diabas, diabas dạng cầu gối bị  lục hóa (amphibol hóa) và mạch mỏng plagiogranit Các đá bị biến chất ở tướng đá phiến lục và bị nhiều mạch thạch anh xuyên cắt, gây propylit hóa (?) có khả năng chứa vàng (?).

H́nh 1. Sơ đồ vị trí mặt cắt ophiolit, H́nh 2. Cột địa tầng mô phỏng mặt cắt ophiolit ở vùng biển Kỳ Hà.


 

Ảnh 1. Metabazan (đá phiến lục) dạng sọc dải (Nguồn: Nguyễn Đức Thắng ).

Ảnh 2. Thấu kính metadiabas xen trong metabazan phân lớp mỏng dạng sọc dải (Nguồn:  Nguyễn Đức Thắng ).

Ảnh 3. Thấu kinh metadiabas dạng cầu gối bị amphibol hóa

 (Nguồn: Nguyễn Đức Thắng ).

Ảnh 4. Thấu kính metadiabas bị amphibol hóa
(Nguồn:Trịnh Nguyên Tính).

Ảnh 5. Plagiogranit trong metabazan phân lớp trung b́nh và metabazan dạng sọc dải phân lớp mỏng

(Nguồn: Nguyễn Đức Thắng)

Ảnh 6. Toàn cảnh mặt cắt ophiolit (Nguồn:  Nguyễn Biểu).

Khảo sát thực địa cho thấy mặt cắt ophiolit ở vùng biển Kỳ Hà có thể là di chỉ của vỏ đại dương cổ. Đây là phần trên của mặt cắt trong một tổ hợp ophiolit khá đặc trưng, nằm ngay trên bờ biển và phát triển ra phía đáy biển khơi. Dưới tác động của sóng biển h́nh thành vách lộ đá rơ ràng (Ảnh 1-6), tạo ra cảnh quan địa chất đẹp (sinh động) có thể xây dựng thành “di sản địa chất” phục vụ cho tham quan, nghiên cứu khoa học. Mặt cắt này có thể dùng làm địa điểm để phục vụ cho sinh viên địa chất - địa lư các trường đại học miền Trung, Tây Nguyên và Tp Hồ Chí Minh thực tập.

Kế cận mặt cắt này, phần ngập nước dưới đáy biển phát triển các hệ sinh thái: san hô, cỏ biển và các loại sinh vật biển khác có thể xây dựng thành khu bảo tồn biển, kết hợp với các khu bảo tồn biển đă được thiết lập từ trước như: đảo Cù Lao Chàm, đảo Lư Sơn và các di tích văn hóa, lịch sử tạo ra quần thể du lịch biển và ven biển của hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngăi.