ĐÁNH GIÁ HIỆU ỨNG NỀN Ở VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG ĐẤT THEO CÁCH TIẾP CẬN MÔ HÌNH HÓA

MAI XUÂN BÁCH, LÊ VĂN DŨNG

Viện Vật lý Địa cầu, VAST, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Tóm tắt: Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu một phương pháp đánh giá hiệu ứng nền địa phương dưới tác động của động đất theo cách tiếp cận mô hình hóa. Cách tiếp cận này dựa trên việc xây dựng các mô hình mô phỏng quá trình phát sinh và lan truyền sóng địa chấn từ nguồn tới điểm quan sát, sử dụng những thông tin ban đầu đã biết về điều kiện địa chất công trình và cấu trúc sâu tại vùng nghiên cứu.

Hệ số khuếch đại nền (RSR) vùng Tp. Hồ Chí Minh tính toán được có giá trị cực đại khoảng 0,9-3,3 ứng với miền tần số 0,5-3,0 Hz (chu kỳ 0,3-1,0 giây) tùy thuộc từng khu vực:

- Hệ số RSR vùng huyện Củ Chi và Hóc Môn, thành phần tia từ 1,3 đến 2,2 ứng với miền tần số ≈ 3 Hz, thành phần nằm ngang 1,2-2, ứng với tần số 3-5 Hz và thành phần thẳng đứng từ 1,5 đến 1,8, ứng với tần số 2-4 Hz;

- Vùng trung tâm thành phố: hệ số RSR của thành phần tia có giá trị cực đại 1,3-3, ứng với tần số 1-3,5 Hz, thành phần nằm ngang là 1,3-3 ứng với tần số ≈3 Hz và thành phần thẳng đứng 1,5-2,0, ứng với tần số 2-3 Hz;

- Vùng huyện Cần Giờ có hệ số RSR cực đại của thành phần tia có giá trị 3- 4,8 ứng với tần số từ 2-2,8 Hz, thành phần nằm ngang 2,5-3,2, ứng với tần số 1,5-2,8 Hz và thành phần thẳng đứng là 2,2-3,4, ứng với tần số 1,8-3,0 Hz;.

- Vùng quận Thủ Đức có hệ số RSR cực đại của thành phần tia có giá trị 1,2- 2,2, ứng với tần số 2-3 Hz, thành phần nằm ngang 1,2-2,4, ứng với tần số 2-3 và thành phần thẳng đứng 1-2, ứng với tần số 1,0-2,5 Hz.


                       
 
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)