TÍNH TOÁN BĂNG ĐỊA CHẤN TỔNG HỢP PHỤC VỤ
VI PHÂN VÙNG ĐỘNG ĐẤT VÙNG HÀ NỘI CŨ

THÁI ANH TUẤN1, NGUYỄN ĐỨC VINH2

1Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

2Trường Đại học Khoa học Tự  nhiên,  Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội.

Tóm tắt: Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả trình bày kết quả thử nghiệm áp dụng phương pháp lai (hybrid method) tính toán băng địa chấn tổng hợp với kịch bản là một trận động đất xảy ra trên đứt gãy Sông Hồng có M = 6,5, độ sâu chấn tiêu 10 km. Các thông số về cơ cấu chấn tiêu của vùng nguồn: góc dốc = 800, đường phương = 3120. Mười mặt cắt địa chất công trình ngang qua vùng Hà Nội cũ được đưa vào để tính băng địa chấn tổng hợp.

Với kịch bản động đất này, kết quả tính toán băng địa chấn tổng hợp dọc theo mười tuyến mặt cắt cho phép rút ra một số nhận định sau:

- Gia tốc thành phần nằm ngang có biên độ lớn nhất, giá trị gia tốc cực đại (Amax) thành phần nằm ngang thay đổi từ 150 đến 545 cm/s2, thành phần tia thay đổi từ 30 đến 151 cm/s2, thành phần thẳng đứng thay đổi từ 23 đến 104 cm/s2. So sánh giá trị Amax với thang chia cường độ chấn động MM (modified Mercalli scale) cho thấy vùng nghiên cứu có cường độ chấn động từ cấp VI đến IX.

- Tỷ lệ phổ phản ứng RSR (response spectra ratio) giữa mô hình 2D/1D có giá trị cực đại trong miền tần số từ 1 đến 3Hz (tương ứng với chu kỳ trội từ 0,33 đến 1 s). Khuếch đại nền lớn nhất quan sát được tại các vùng có nền đất lỏng và bề dày trầm tích lớn.


                       
 
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)