VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MẠNG NEURON NHÂN TẠO
TRONG DỰ BÁO TRUNG HẠN ĐỘNG ĐẤT

CAO ĐÌNH TRỌNG1, CAO ĐÌNH TRIỀU2

1Đại họcTổng hợp Hữu nghị các Dân tộc Nga, Moskva, Liên bang Nga

2Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

Tóm tắt: Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả bước đầu xây dựng thuật toán xử lý số liệu đầu vào, lựa chọn mạng neuron và lựa chọn thời khoảng trong dự báo trung hạn động đất (ví dụ ở Tây Bắc Bộ). Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Để áp dụng có hiệu quả bài toán mạng neuron trong nghiên cứu dự báo trung hạn động đất, cần thiết phải phân tích đánh giá số liệu đầu vào là danh mục động đất, nhằm mục đích lựa chọn khoảng độ dài và giá trị chấn cấp động đất trung bình nhỏ nhất phục vụ tính toán hàm Gutenberg-Richter và lựa chọn mạng thích hợp.

- Đối với khu vực Tây Bắc Bộ thì chỉ có danh mục động đất từ năm 1976 đến 2011 là khá đầy đủ và có thể sử dụng được trong dự báo trung hạn động đất bằng mạng neuron; giá trị chấn cấp động đất trung bình nhỏ nhất bằng 3,5; mạng neuron FBP là mạng phù hợp nhất trong bài toán dự báo trung hạn động đất; khoảng dự báo động đất 5,0-6,0 là 3 năm và động đất 6,0-7,0 là 4 năm.

 

                         (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)