MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SÓNG THẦN CỔ Ở VÙNG VEN BIỂN NGHỆ AN

CAO Đ̀NH TRIỀU, NGÔ GIA THẮNG, BÙI ANH NAM

Viện Vật lư Địa cầu, A8/18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Tóm tắt: Ở vùng ven biển Nghệ An tồn tại những "bất thường" về địa chất, đặc biệt là việc xuất hiện các băi ṣ có chứa vỏ điệp và cồn điệp chứa vỏ ṣ ốc. Những điều tra nghiên cứu mới đây của chúng tôi cho thấy:

- Cồn điệp ở Quỳnh Văn và Nghi Tiến và băi ṣ có chứa điệp ở sát bờ biển gặp trong lớp dưới đồng bằng như ở Quỳnh Nghĩa, gặp ngay trên mặt đường như ở thị trấn Diễn Châu, dưới các doi cát ven biển như ở Nghi Yên cho một khoảng tuổi là 4.500-4.300 năm.

- Khó có thể giải thích sự h́nh thành các băi ṣ, cồn điệp tại Nghệ An là do người cổ xưa ăn và chất vỏ thành đống, hoặc do vận động nâng kiến tạo.

- Vùng này từng xảy ra và chịu tác động của những trận động đất tương đối lớn trong lịch sử cũng như trong thời kỳ Holocen (sạt lsườn núi quy mô lớn trong các khoảng 4.500-4.300, 900-600 năm kèm theo”đại hồng thủy"), trong đó có thể đă xảy ra sóng thần.

-  Chính sự có mặt không b́nh thường (ở các độ cao 10-15 m) của các cồn điệp lẫn ṣ (lưu ư rằng điệp sống bám đáy ở độ sâu 9-10 m; ṣ, ốc ở gần đường bờ) và đối sánh vị trí địa tầng, độ cao phân bố hiện tại của chúng tương ứng với các mốc mực nước biển cổ trong các khoảng thời gian khác nhau của Holocen đến nay (trên cơ sxác định tuổi C14, 4.500-4.300 năm của vỏ ṣ, ốc trong các doi cát cao 4-5 m và ngấn sóng vỗ núi đá vôi sót ở mức độ cao 3-4 m) xác nhận sự có mặt của các thành tạo đặc biệt đó phải được tạo bởi hiện tượng thiên nhiên bất thường, mà theo chúng tôi đó là do hoạt động sóng thần.

- Có thể đă xuất hiện 3 trận sóng thần cổ từng xảy ra vào các khoảng thời gian: 4.500-4.300, 4.100-3.900 và 900-600 năm trước.


                       
 
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)