BIỂU HIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA THẠCH QUYỂN

Ở MIỀN TÂY BẮC BỘ

LÊ VĂN DŨNG, CAO ĐÌNH TRIỀU

Viện Vật lý Địa cầu, Viện KH&CN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Tóm tắt:  Bài báo này đề cập tới một mô hình cấu trúc và biểu hiện hoạt động của thạch quyển ở miền Tây Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

1. Vận tốc trung bình sóng P của thạch quyển ở Tây Bắc Bộ biến động trong giới hạn sau: lớp vỏ trầm tích là 2,1-4,96 km/s; vỏ kết tinh là 5,92-7,60 km/s và phần cứng trên cùng của đỉnh manti là 7,85-8,00 km/s.

2. Vỏ trầm tích ở Tây Bắc Bộ biến đổi trong giới hạn từ 0 tới 7-9 km: trung tâm võng Hà Nội (7-9 km); cấu trúc Sông Đà và Ninh Bình (4-6 km); khối nâng Sông Hồng, Sông Mã và Mường Tè (nhỏ hơn 2 km). Vỏ kết tinh có bề dày từ 18 đến 34 km: võng Hà Nội, nhỏ hơn 24 km; võng Sông Đà - Tú Lệ và đới nâng Sông Mã (26-28 km). Bề dày vỏ Trái đất tại các võng Sông Đà - Tú Lệ, Ninh Bình, Sông Hồng, khối nâng Sông Mã và vùng ven biển Thanh Hóa - Nghệ An nhỏ hơn 26 km. Bề dày của thạch quyển biến đổi trong giới hạn từ 84 tới 100 km, trong đó tại khối nâng Sông Hồng, võng Sông Hồng và dọc theo vùng ven biển Thanh Hóa - Nghệ An nhỏ hơn 94 km.

3. Thạch quyển ở Tây Bắc Bộ có biểu hiện hoạt động nâng phân dị trong tân kiến tạo, nơi chịu tác động dịch chuyển thẳng đứng lớn hơn cả là: đới Tú Lệ (5,0-8,5 mm/năm); đới Phan Si Pan (5,0-8,0 mm/năm) và đới Pu Si Lung (5,0-8,0 mm/năm). Độ sâu trung bình của tầng hoạt động động đất là khoảng 14 km.

4. Sáu đới phát sinh động đất chính được xác định gồm: Mường Tè với động đất lớn nhất đã xảy ra có M = 5,3; Lai Châu - Điện Biên (M = 5,6); Sông Mã (M = 6,8); Sơn La - Sông Đà (M = 6,7); Sông Hồng (M = 5,3) và Sông Cả (M = 5,2).


                       
 
(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)