MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT
CẢI TIẾN CHO TẦNG MÓNG NỨT NẺ TRONG VÙNG MỎ
HẢI SƯ ĐEN, BỂ CỬU LONG
NGUYỄN QUỐC QUÂN
Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Petro
Vietnam, Láng Hạ, Hà Nội
Tóm tắt: Việc xây dựng mô hình
địa chất cho tầng chứa móng granit nứt
nẻ trong bể Cửu Long đóng một vai trò rất
quan trọng trong dự báo khai thác và đầu tư xây
dựng thiết bị phát triển mỏ. Trong bài báo
này, tác giả sử dụng phương pháp xây dựng mô
hình địa chất Halo Cải tiến dựa vào các
hệ thống đứt gãy và chiều sâu của
đối tượng so với bề mặt móng đã
được thiết lập, trên cơ
sở kế thừa phương pháp Halo truyền
thống, nhưng được
cải tiến nhằm khắc phục các hạn chế
còn tồn tại trong các mô hình địa chất
trước đây. Mô hình mới được xây
dựng bao gồm 2 loại khe nứt: vĩ mô (macro) và vi
mô (micro) bị chi phối bởi
kết quả phân tích và phân loại đứt gãy và
trường đá móng.
Kết quả phân tích
ở
vùng nghiên cứu đã giúp phân ra 3
hệ thống đứt gãy và xác định
được ranh giới các khối thạch học có
các khả năng chứa khác nhau. Hệ thống
đứt gãy phương vĩ tuyến, á vĩ tuyến
và ranh giới thạch học giữa các khối
địa chất là các hệ thống có mức
độ chứa tốt nhất, bao gồm 33 đứt
gãy và 6 đường ranh giới giữa các khối
thạch học. Các hệ thống đứt gãy
phương ĐB-TN (40-50o, 60-70o), TB-ĐN (300-340o),
có mức độ chứa đứng thứ hai, bao
gồm 78 đứt gãy. Hệ thống phương 20-30o
bao gồm 8 đứt gãy có mức độ chứa
thấp nhất hoặc hầu như không có khả
năng chứa.
Việc phân tích và phân loại các trường đá trong khối móng Hải Sư Đen được dựa trên tài liệu địa chấn kết hợp với tài liệu giếng khoan cho ta 3 loại trường đá có các mức độ chứa khác nhau: trường đá 1 có mức độ chứa tốt nhất; trường đá 2 có mức độ chứa trung bình và trường đá 3 có mức độ chứa thấp nhất
(Xem
toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản)