TIN ĐỊA CHẤT
LỄ
KỶ NIỆM 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TRUNG TÂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BIỂN
Ngày 30/12/2011, tại
trụ sở Trung tâm Địa chất và Khoáng sản
Biển ở Trung Kính, Trung Ḥa, đă long trọng tổ
chức lễ Kỷ niệm 20 năm Xây dựng và Phát
triển (1991-2011). Tới dự lễ Kỷ niệm có Ông
Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng cùng
nhiều đại diện các vụ chức năng
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ông Nguyễn Văn
Cư, Tổng cục trưởng cùng nhiều đại
diện Tổng cục Biển và Hải đảo;
nhiều đại diện các Tổng cục, các Viện
nghiên cứu, các cơ quan và các trường Đại
học đă cộng tác chặt chẽ trong nghiên cứu
với Trung tâm trong 20 năm qua, cùng đại diện các
báo chí và cơ quan truyền thông và toàn thể cán bộ, công
nhân viên Trung tâm.
TS.
Vũ Trường Sơn, Giám đốc Trung tâm
Địa chất và Khoáng sản Biển, đă thay
mặt Trung tâm đọc Báo cáo tổng kết 20 năm xây
dựng và phát triển (h́nh 1).
Ngày 6/5/1993 Bộ Chính trị Đảng CSVN ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, trong đó khẳng định: “Phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Song song với nhiệm vụ đó là bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về biển vào năm 2020”.
H́nh
1. TS. Vũ Trường
Sơn, Giám đốc Trung tâm Địa chất và Khoáng sản
biển đọc Báo cáo tổng kết
20 năm xây dựng và phát triển của Trung tâm.
H́nh
2. Ông Chu Phạm Ngọc
Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường thay mặt Lănh đạo Bộ trao tặng
cờ thi đua
đơn vị thi đua xuất sắc cho Trung tâm
Địa chất và Khoáng sản Biển.
H́nh
3. TSKH. Nguyễn Biểu, nguyên
Giám đốc đầu tiên của Trung tâm phát biểu
tham luận về định hướng phát triển
Trung tâm trong những năm tới.
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đưa ra một số quan điểm trong phát triển kinh tế biển. Đó là: “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lư, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực”. Quan điểm này được cụ thể hóa bằng các giải pháp: đầu tư thích đáng cho khoa học - công nghệ, tăng cường năng lực điều tra khảo sát, nghiên cứu khí tượng - thuỷ văn và môi trường, thực trạng tài nguyên và dự báo xu thế biến động trong những thập kỷ tới. Bước sang thế kỷ 21, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) và tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đă thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007) tiếp tục khẳng định mục tiêu “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo”.
Nhận thức rơ tầm quan trọng và vai tṛ của tài nguyên biển nói chung và khoáng sản biển nói riêng đối với nền kinh tế quốc dân, và nhằm thực hiện các nghị quyết của TƯ Đảng ta, Bộ Công nghiệp đă có quyết định thành lập Trung tâm Địa chất - Khoáng sản Biển (tháng 10/1991). Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đă có những bước tiến mạnh mẽ, ngày càng khẳng định được vai tṛ của ḿnh trong công tác điều tra cơ bản và đánh giá tiềm năng khoáng sản biển. Đến nay, Trung tâm đă có lực lượng cán bộ kỹ thuật có tŕnh độ, kinh nghiệm và đội ngũ cộng tác viên rộng khắp là những nhà khoa học trong và ngoài nước.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, lịch sử của đơn vị có thể chia làm 3 giai đoạn chính như sau: giai đoạn 1991-2003 với tên gọi Trung tâm Địa chất - Khoáng sản biển trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp; giai đoạn 2003-2008 Trung tâm được đổi tên là Liên đoàn Địa chất Biển trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và giai đoạn 2008 - đến nay được đổi tên lại là Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn, đơn vị đều có những thay đổi về cơ cấu, nhân sự, nhiệm vụ được giao, nhưng vượt lên tất cả tập thể cán bộ viên chức của Trung tâm đă đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể xây dựng Trung tâm ngày càng lớn mạnh. Các thành tựu của Trung tâm có thể đúc kết lại như tŕnh bày dưới đây.
Từ năm 1991 đến 2010, Trung tâm
đă điều tra cơ bản về địa
chất - khoáng sản biển trên tổng diện tích
250.561 km2 vùng biển nông (0-100 m nước).
Nếu so với 10 năm đầu (từ 1991-2000)
điều tra được 97.431 km2 vùng biển
ven bờ Việt Nam (độ sâu 0-30 m nước), th́
trong 3 năm từ 2008 đến 2010, Trung tâm đă hoàn
thành công tác điều tra khảo sát trên diện tích 150.130
km2 vùng biển Việt Nam có độ sâu 30-100 m
nước và 3.000 km2 vùng biển quần
đảo Trường Sa và DKI. Như vậy, có thể
thấy sự trưởng thành rơ rệt về mọi
mặt của Trung tâm.
Đă hoàn thành điều tra cơ bản về địa chất - khoáng sản biển ở tỷ lệ 1:100.000 trên diện tích 22.718 km2 đối với các vùng trọng điểm:
- Về địa chất - khoáng sản: Vùng biển ven bờ (0-30 m nước) Nam Trung Bộ, diện tích khảo sát: 9.750 km2 (tỷ lệ 1:100.000) và 389 km2 (tỷ lệ 1:50.000);
- Vùng biển Hải Pḥng - Quảng Ninh diện tích 4.600 km2, (tỷ lệ 1:100.000), vùng biển trọng điểm Bạch Long Vĩ diện tích 345 km2 (tỷ lệ 1:50.000);
- Về định hướng phát triển kinh tế biển của địa phương: Đáp ứng nhu cầu khai thác cát và định hướng phát triển vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, diện tích 5.552 km2 (tỷ lệ 1:100.000);
- Về chủ quyền trên Biển Đông: Đă điều tra cơ bản về địa h́nh, địa chất công tŕnh ở tỷ lệ trung b́nh (1:100.000) và tỷ lệ lớn (1:10.000) đối với vùng biển quanh các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn và các băi ngầm khu vực DKI phục vụ đánh giá các yếu tố tự nhiên tác động lên công tŕnh ở các vùng biển phục vụ các nhiệm vụ kinh tế kỹ thuật và quốc pḥng an ninh trên biển và thềm lục địa Việt Nam. Tuy diện tích điều tra không lớn (3.000 km2), nhưng có ư nghĩa chính trị và khoa học hết sức quan trọng, đặc biệt trong t́nh h́nh an ninh trên Biển Đông có nhiều phức tạp.
a/ Về địa chất: Đă xác định được cấu trúc địa chất tầng nông, h́nh thái cấu tạo đáy Đệ tứ, diện phân bố đá gốc trước Đệ tứ, các phun trào bazan trên vùng biển 0-30 m nước và 30-100 m nước theo tài liệu địa vật lư ở tỷ lệ điều tra 1:500.000. Các phân vị địa tầng Đệ tứ được phân chia theo tài liệu địa chấn địa tầng phân tập (sequence stratigraphy) với các kiểu nguồn gốc và tuổi (ứng với các chu kỳ trầm tích gắn với các băng hà trong Đệ tứ). Tập hợp tuổi đồng vị 14C và các kết quả Bào tử - Phấn hoa đă xác định tuổi của chu kỳ trầm tích Q13b-Q22;
b/ Về khoáng sản: Các kết quả điều tra tài nguyên khoáng sản vùng biển 0-100 m nước cho thấy tài nguyên dự báo sa khoáng (ilmenit, zircon, rutil, anatas) trên 300 triệu tấn. Tài nguyên dự báo vật liệu xây dựng đáy biển (cát xây dựng, cát san lấp) khoảng 200 tỷ m3. Các kết quả điều tra ở tỷ lệ trung b́nh cho thấy triển vọng sa khoáng cũng rất lớn, chỉ riêng khu vực Nam Trung Bộ (0-30 m nước) tài nguyên dự báo cấp 334a đạt khoảng 20 triệu tấn quặng tổng. Các dự án đang tiến hành điều tra cho thấy vùng biển Thừa Thiên Huế - B́nh Định tại các đới bờ cổ cũng rất có triển vọng, nhiều trạm khảo sát có hàm lượng 1-4% khoáng vật nặng;
c/ Cơ sở dữ
liệu: Lần
đầu tiên đă xây dựng được một
cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng
sản, địa chất môi trường và tai biến
địa chất biển, trong đó quản lư
được hầu hết các dạng dữ liệu
của đề án (dạng GIS và dạng bảng
biểu). Đây là nguồn tài liệu có giá trị cao
phục vụ cho công tác quản lư Nhà nước về tài
nguyên khoáng sản - môi trường biển cũng như
phục vụ Quy hoạch, quản lư tổng hợp
đới bờ, Pḥng chống thiên tai và ứng phó với
biến đổi khí hậu của các tinh thành có biển;
d) Ư nghĩa thực tế của công tác điều tra địa chất khoáng sản, địa chất môi trường vùng ven biển: - Phục vụ công tác quản lư Nhà nước về tài nguyên khoáng sản các tỉnh ven biển Việt Nam: điều tra tài nguyên khoáng sản ilmenit-zircon, vật liệu xây dựng và hiện trạng địa chất môi trường; xây dựng chiến lược thăm ḍ khai thác tài nguyên khoáng sản biển Việt Nam 2005-2020;
- Phục vụ nhu cầu điều tra,
thăm ḍ tài nguyên khoáng sản, đánh giá điều
kiện địa chất cho một số công ty:
điều tra tài nguyên khoáng sản ilmenit-zircon, vật
liệu xây dựng; đánh giá tiềm năng sa khoáng
ilmenit-zircon vùng B́nh Thuận, điều tra địa
chất phục vụ công tŕnh kéo dài đường
cất và hạ cánh ở sân bay Phú Quốc; khai thác cát vùng
Băi Ṿng, Hàm Ninh, Phú Quốc và Kiên Giang;
- Phục vụ quy hoạch quản lư vùng
ven biển, phát triển kinh tế biển các vùng Sóc
Trăng, Đà Nẵng, Phú Quốc;
- Các kết quả điều tra của
Trung tâm đă góp nguồn số liệu quan trọng
đối với vùng biển 0-100 m nước cho các
đề tài cấp nhà nước.
a/ Giai đoạn 1991-2003 (khi Trung tâm mang tên
Trung tâm Địa chất - Khoáng sản Biển, trực
thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam thuộc Bộ Công nghiệp 1991-2002, sau đó chuyển
sang Bộ Tài nguyên và Môi trường từ 11-11-2002): Từng bước củng cố, tập
hợp đội ngũ cán bộ kỹ thuật tiến
hành công tác điều tra địa chất - khoáng sản
biển. Các thiết bị phục vụ điều tra
cơ bản hết sức hạn chế;
b/ Giai đoạn 2003-2008 (khi Trung tâm mang tên
Liên đoàn Địa chất Biển, thuộc Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam): Về cơ bản đă tập hợp
được đội ngũ cán bộ kỹ thuật,
trang bị khá đầy đủ các thiết bị
phục vụ điều tra địa chất - khoáng
sản vùng biển nông ven bờ (0-30 m nước);
c) Giai đoạn 2008 đến nay (khi Trung
tâm mang tên Trung tâm Địa chất và Khoáng sản
Biển, thuộc Tổng cục Biển và Hải
đảo Việt Nam): -
Đầu tư tăng cường trang thiết bị
cả về số lượng, chất lượng và
chủng loại, có thể đáp ứng điều tra
địa chất - khoáng sản biển xa hơn, sâu
hơn. Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đă
tham gia thực hiện điều tra tại các vùng biển
xa trên vùng biển Trường Sa và DKI. Các thiết bị
khảo sát địa vật lư, đo sâu đă thu thập
các số liệu tốt tại các vùng biển điều
tra đến độ sâu 1.000 m nước. Các thiết
bị lấy mẫu địa chất đă lấy
mẫu đến độ sâu trên 400 m nước vùng
biển DKI.
- Tăng cường các cán bộ kỹ
thuật có chất lượng: có tŕnh độ, sức
khoẻ, yêu nghề, có kỹ năng tin học và tŕnh
độ ngoại ngữ đảm đương các
nhiệm vụ được giao. Đảm bảo dần
sự thay thế kế cận đội ngũ cán bộ
đầu đàn đă cao tuổi.
Xây dựng các quy tŕnh, quy phạm cho công tác điều tra địa chất - khoáng sản biển và các công tác điều tra địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng ven bờ Việt Nam, như:
- Quy định tạm thời nội dung chủ yếu của công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất và t́m kiếm khoáng sản biển tỷ lệ 1:500.000 do Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (nay là Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản) ban hành;
- Định mức tổng hợp cho một số dạng công việc điều tra địa chất - khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ tỷ lệ 1:500.000 được ban hành kèm theo Quyết định số 1822/QĐ-TCKT ngày 31/8/1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp;
- Xây dựng và tŕnh Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các văn bản quy phạm định mức phục vụ công tác điều tra địa chất - khoáng sản biển, bao gồm “Quy định kỹ thuật tạm thời cho một số công tác địa chất - khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500 m và điều tra, đánh giá tiềm năng khí hydrat ở các vùng biển Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1682/2011/QĐ- BTNMT ngày 31/8/2011; Dự thảo “Định mức kinh tế - kỹ thuật tạm thời của công tác địa chất - khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500 m và điều tra, đánh giá tiềm năng khí hydrat ở các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000”, đang tŕnh Bộ ban hành; Dự thảo nội dung 33 Quy định, quy phạm, quy chế, quy tŕnh thuộc hệ thống tài liệu kỹ thuật tài nguyên - môi trường, khí tượng - thủy văn biển tŕnh các cấp có thẩm quyền xem xét ban hành.
a/ Nghiên cứu khoa học cơ bản: Các đề án, dự án, đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Tổng cục do Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển thực hiện có giá trị khoa học rất lớn, tạo nên bộ cơ sở dữ liệu đồ sộ về tài nguyên, môi trường biển, góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phát triển bền vững kinh tế ven biển và biển cho các ngành, các địa phương ven biển của nước ta:
- Đă làm sáng tỏ dần những vấn đề tổng quan về địa chất tầng nông vùng Biển Đông và kế cận; những vấn đề về môi trường, quy hoạch sử dụng lănh thổ các vùng biển ven bờ, ven biển ở tỷ lệ 1:500.000 - 1:1.000.000;
- Thông qua thực hiện các dự án, nhiều đơn vị hợp tác với Trung tâm đă phát triển và nâng cao tŕnh độ nguồn nhân lực của ḿnh: đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu về địa chất, địa chất môi trường của các cán bộ nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ;
- Xây dựng hệ thống bản đồ địa chất môi trường và tai biến địa chất trên cơ sở những cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu hiện đại (đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên - xă hội, đánh giá mức độ nhạy cảm môi trường…);
- Bước đầu đă xác định và định lượng hóa được mức độ tích lũy các chất gây ô nhiễm như kim loại nặng, vật chất hữu cơ, … trong môi trường nước, trầm tích, sinh vật đáy và đánh giá sự tác động của chúng tới môi trường các vùng nghiên cứu;
- Các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, các dự án, đề án c̣n hướng kết quả điều tra về hiện trạng địa chất môi trường, tai biến địa chất phục vụ cho các quy hoạch vùng, quy hoạch lănh thổ, định hướng phát triển kinh tế - xă hội các vùng ven biển: nghiên cứu môi trường phóng xạ kết hợp với quy hoạch phát triển bền vững; phân vùng tính dễ bị tổn thương của các hệ thống tự nhiên - xă hội được xây dựng bằng phương pháp của Cutter và quy tŕnh của NOAA; phân vùng địa chất môi trường, phân vùng địa chất tai biến, ...
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm có nhiều sáng tạo và nhanh nhạy trong việc áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ điều tra của thế giới vào các dự án tại Việt Nam: nghiên cứu môi trường trầm tích biển, xác định tốc độ lắng đọng trầm tích, xác định nguồn gốc gây ô nhiễm bằng phương pháp chỉ thị đánh dấu phân tử; quan trắc tổng hợp phục vụ lập bản đồ thuỷ động lực theo các mô h́nh toán học.
b) Nghiên cứu công nghệ ứng dụng: - Chế tạo các thiết bị khảo sát theo mẫu của nước ngoài: Thiết bị đo phổ gamma được chế tạo theo mẫu của Canada; thiết bị lấy mẫu nước, thiết bị sediment traps, ống hút piston tay; các ống phóng trọng lực, ống phóng piston, gàu đại dương;
- Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm thành công các thiết bị: hệ thống thiết bị khoan biển nông theo công nghệ Air-lift và khoan biển nông bằng giàn khoan tự chế, khoan tay băi triều theo công nghệ của Australia, thiết bị đo phổ gamma liên tục.
- Triển khai áp dụng các thiết bị, công nghệ điều tra khảo sát lấy mẫu, nâng cao hiệu quả và chất lượng điều tra của các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn từ 2009 đến nay đă có những thành công:
+
Thiết bị đóng lấy mẫu: sử dụng trong việc
lấy mẫu các băi triều ngập nước, trầm
tích đáy biển vùng biển 0-20 m nước. Với
cải tiến này, việc lấy mẫu trầm tích
đáy biển có hiệu quả hơn so với dùng
ống hút piston tay theo công nghệ của Hà Lan;
+
Sử dụng phương pháp khoan theo công nghệ Air-lift (được
Trung tâm chế tạo và đưa vào sử dụng trong
Đề án Sóc Trăng năm 2009) đă lấy
được mẫu trầm tích đến độ sâu
8 m từ đáy biển (các thiết bị lấy mẫu
trước đây chỉ lấy được mẫu
đến độ sâu 2 m). Các mẫu khoan lấy
được giúp cho việc đánh giá tiềm năng sa
khoáng cũng như vật liệu xây dựng chính xác.
Ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay, việc hợp tác quốc tế luôn được lănh đạo Trung tâm coi trọng. Thông qua hợp tác quốc tế, nhiều cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đă tham gia các Hội thảo khoa học, các khóa học nâng cao tŕnh độ ngắn hạn và các khóa đào tạo sau đại học. Trung tâm đă tiến hành hợp tác với Công ty Timah (Indonesia) để điều tra đánh giá t́m kiếm thiếc và kim loại nặng ở vùng biển ven bờ Trung Bộ.
Từ khi chuyển về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, công tác hợp tác quốc tế ngày càng được chú trọng, mở rộng để thực hiện các nhiệm vụ. Hợp tác quốc tế đi từ song phương đến đa phương: hợp tác chặt chẽ, toàn diện với Viện Thái B́nh Dương, Phân viện Viễn Đông (CHLB Nga); Hợp tác với Hàn Quốc (KIGAM), Nhật (JOGMEC), Na Uy, Hà Lan, Tổ chức Thiên nhiên không biên giới, Tổ chức quyền lực đáy đại dương, v.v..
Với những thành tích đạt được trong 20 năm hoạt động, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển đă được Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành Trung ương tặng nhiều phần thưởng cao quư, bao gồm: 1 Huân chương Lao động hạng Nh́, 1 Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, và nhiều Bằng khen và Cờ thi đua của Bộ Công nghiệp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các thành tựu đă
đạt được của Trung tâm Địa
chất và Khoáng sản Biển trong 20 năm xây dựng và
phát triển tŕnh bày trong báo cáo của Giám đốc Trung
tâm Vũ Trường Sơn đă được các quan
khách dự lễ kỷ niệm và toàn thể hội
trường nhiệt liệt hoan nghênh.
Tại lễ kỷ
niệm, thay mặt Lănh đạo Bộ, Thứ
trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển đă tuyên
dương thành tích đă đạt được và trao
tặng cờ thi đua xuất sắc cho Trung tâm (h́nh 2).
Hội nghị cũng đă nghe những bài phát biểu tham luận của ông Nguyễn Văn Cư, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; GS.TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, TSKH. Nguyễn Biểu, nguyên Giám đốc đầu tiên của Trung tâm Địa chất Khoáng sản biển, TS. Nguyễn Thành Vạn, nguyên Phó cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đánh giá cao những kết quả đă đạt được trong 20 năm xây dựng và trưởng thành của Trung tâm cũng như tham gia cho định hướng thực hiện điều tra cơ bản địa chất khoáng sản biển phục vụ quy hoạch sử dụng không gian biển, quản lư tổng hợp đới bờ trong bối cảnh dâng cao mực nước đại dương do biến đổi khí hậu./.
PV.
TCĐC.