ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤN
CỦA PERIDOTIT NGẬM NƯỚC
TRONG NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC SÂU CỦA TRÁI ĐẤT
PHAN THIÊN HƯƠNG
Trường Đại
học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ
Liêm, Hà nội
Tóm
tắt: Bài báo giới
thiệu mô h́nh địa chấn của một số
tổ hợp đá (peridotit, eclogit) ở cấu trúc sâu
được xây dựng trên cơ sở tổng hợp
các kết quả thực nghiệm về tính chất
đàn hồi của các pha khoáng vật ngậm
nước do tác giả thực hiện tại Pḥng thí
nghiệm của trường Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ
(ETHZ) và các pha khô từ những nghiên cứu khác. Mô h́nh cho
thấy, mặc dù trong điều kiện thường,
các pha ngậm nước có vận tốc truyền sóng thấp
hơn so với các pha không ngậm nước, nhưng
với tổ hợp thạch học mà tác giả lựa
chọn và trong điều kiện nhiệt độ, áp suất
cao của đới hút ch́m th́
sự có mặt của các pha ngậm nước lại
dẫn tới sự tăng vận tốc cho cả
tổ hợp. Điều này mở ra khả năng
sử dụng tài liệu địa chấn để dự
đoán sự có mặt của các pha ngậm nước
cũng như khoanh định vùng thạch học cấu
trúc ở độ sâu 200-400 km.