THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRONG LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT
VÀ KHOÁNG SẢN ĐỚI DUYÊN HẢI VIỆT NAM.
LA
THẾ PHÚC1, LƯƠNG
THỊ TUẤT2
1 Bảo
tàng Địa chất, số 6 Phạm Ngũ Lăo, Hà Nội
2Viện Khoa học Địa chất và
Khoáng sản, đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tóm
tắt: Tài nguyên địa chất miền duyên
hải Việt Nam
rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều mỏ, tụ
khoáng và di sản địa chất (DSĐC) rất có giá
trị. Các nhà địa chất Việt Nam đă tiếp
cận khá tốt hướng nghiên cứu phát triển bền
vững, phù hợp với xu thế của nhân loại và hội
nhập quốc tế. Đứng trước biến
đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, tài nguyên địa
chất đới duyên hải Việt Nam đă, đang và
sẽ tiếp tục bị xâm hại ngày càng nặng nề
do thiên nhiên gây ra, đặc biệt là mực nước
biển dâng (MNBD). Với xu thế MNBD như hiện nay,
sau đây 100 năm sẽ có nhiều mỏ, tụ khoáng,
DSĐC và nhiều cánh đồng mầu mỡ bị ngập
dưới mực nước biển. Nghiên cứu bảo
tồn và khai thác hợp lư tài nguyên địa chất đới
duyên hải Việt Nam để thích ứng với BĐKH
đang là nhiệm vụ khó khăn, cần thiết sớm
được thực hiện một cách hiệu quả.
Bộ Tài nguyên và Môi trường nói chung, và Ngành Địa
chất nói riêng, đă và đang triển khai tích cực các
chương tŕnh ứng phó với BĐKH để giảm
thiểu tác hại của thiên tai. Bài viết sẽ giới
thiệu hiện trạng của công tác ứng phó với BĐKH,
mực nước biển dâng trong lĩnh vực địa
chất khoáng sản ở đới duyên hải Việt
Nam và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu
quả tài nguyên.