ĐẶC ĐIỂM VÀ
KIỂU NGUỒN GỐC CỦA RUBI TRONG ĐÁ HOA
Ở HAI VÙNG MỎ LỤC YÊN VÀ QUỲ CHÂU
PHẠM VĂN LONG1, HOÀNG QUANG VINH2,
VIRGINIE GARNIER3,
GASTON GIULIANI4, DANIEL OHNENSTETTER3
1
Trung tâm Nghiên cứu - Kiểm định đá quý và vàng, 91 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội
2Viện Địa chất, Viện KH & CN Việt Nam,Phố Chùa Láng, Đống Đa,Hà Nội
3CRPG/CNRS, UPR
2300, BP 20, 54501 Vandoeuvre, Pháp
4IRD và
CRPG/CNRS, UPR 2300, BP 20, 54501 Vandoeuvre, Pháp
Tóm tắt: Rubi trong đá hoa tại Lục Yên được phát
hiện vào những năm 80, tiếp theo là các phát hiện rubi trong đá hoa tại Quỳ
Châu vào cuối những năm 90. Bài báo trình bày khái quát những đặc điểm khoáng
vật học và ngọc học của rubi trong đá hoa ở hai vùng mỏ này. Đặc điểm nổi bật
của rubi trong loại hình nguồn gốc này là sự chiếm ưu thế của Cr2O3
so với Fe2O3 và TiO2; sự có mặt phổ biến của
các bao thể khoáng vật anatas, apatit, calcit, corinđon, điaspor, graphit,
margarit, monazit, muscovit, nephelin, phlogopit, pyrit, rutil, sphen, spinel
và zircon. Nghiên cứu bao
thể lỏng đã phát hiện tổ hợp CO2-H2S-COS-S8-AlO(OH)
với khoáng vật điaspor và lưu huỳnh tự sinh. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm
tinh thể khoáng vật học và bao thể kết hợp với các kết quả xác định đồng vị oxy
(d18O) trong rubi cho phép kết luận là rubi trong
đá hoa trên cả hai vùng mỏ được thành tạo trong quá trình biến chất nhiệt động
tương ứng với tướng amphibolit từ các đá trầm tích sét giàu thành phần carbonat
ban đầu.
MỞ ĐẦU
Rubi và saphir được phát hiện ở nhiều nơi tại Việt
I.
Các mẫu phục vụ cho việc nghiên cứu trong bài báo này bao gồm các mẫu thô và đã mài bóng thu thập trong đá hoa. Các nghiên cứu ngọc học được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu - Kiểm định đá quý và vàng bao gồm các tính chất chiết suất, tỷ trọng, phổ hấp thụ, tính phát quang và các đặc tính quang học khác.
Phổ
raman của các bao thể được được ghi trên thiết bị LABRAM-1B hãng Jobin – Yvon, với
sự trợ giúp của hệ thiết bị quang học Olimpus BX40. Để tránh huỳnh quang rất
mạnh của rubi trong dải bước sóng 640-745 mm, nguồn laser argon có bước sóng
488 nm được sử dụng trong các nghiên cứu này.
Thành
phần hoá học các nguyên tố vết của mẫu và các bao thể rắn được xác định bằng
phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) trên hệ thiết bị Hitachi 2500. Nghiên
cứu vi nhiệt các bao thể lỏng trên thiết bị Reynolds stage tại Trung tâm Thạch
học và Địa hoá Nancy (Pháp). Các pha rắn trong bao thể lỏng được xác định bởi
hệ thiết bị Fuji Stereoscan 250 SEM tại Đại học Tổng hợp Henry Poincaré Nancy I
(Pháp).
II. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA RUBI TRONG ĐÁ HOA
1. Mỏ Lục Yên: Mỏ rubi
Hình 1. Tinh
thể rubi dạng lưỡng tháp sáu phương cùng với tổ hợp khoáng vật phlogopit,
graphit trong đá hoa mỏ Lục Yên
2. Mỏ Quỳ Châu: Mỏ rubi Quỳ Châu được phát hiện vào năm 1987 với các
thành tạo sa khoáng tại đồi Tỷ, đồi Sắn và đồi Mồ Côi. Vào cuối năm 2001, trong
quá trình khai thác rubi tại moong cạnh đồi Mồ Côi đã phát hiện được các thành
tạo rubi gốc trong đá hoa. Rubi thường có dạng tinh thể hoàn chỉnh, màu đỏ đậm
phớt tím, thường bán trong tới đục. Tổ hợp khoáng vật đi cùng với rubi bao gồm
calcit, phlogopit, pargasit, graphit và pyrit.
III. ĐẶC ĐIỂM TINH THỂ, KHOÁNG VẬT HỌC VÀ NGỌC HỌC
1. Hình dạng tinh
thể
Các
thông số ô mạng của tinh thể rubi Lục Yên và Quỳ Châu được xác định bằng phương
pháp đo chính xác các đỉnh nhiễu xạ trên máy nhiễu xạ roengen D5005 và sử dụng
công thức liên hệ giữa khoảng cách các mặt mạng (biểu hiện qua góc nhiễu xạ q trên giản đồ nhiễu xạ roengen), với
các thông số ô mạng cơ sở đối với hệ 3 phương.
Mẫu sử dụng để đo thông số d là mẫu bột hoặc mẫu
đơn tinh thể với các mặt lăng trụ, mặt đôi cơ sở phát triển tốt. Các vạch nhiễu
xạ được sử dụng để tính thông số là 220, 0012 hoặc 300, 1.0.10.
Thông số ô mạng xác định được cho rubi Lục Yên như sau: a = 4,753Ao; c = 12,990Ao; và c = 12,996Ao; c/a = 2,733-2,734. Thông số cho rubi Quỳ Châu là a = 4,756Ao; c = 12,988Ao; c/a = 2,731.
So với thông số ô mạng của khoáng vật corinđon là a = 4,758Ao; c = 12,991Ao, c/a = 2,73 thì các thông số ô mạng cơ sở của rubi Lục Yên và Quỳ Châu có giá trị tương tự. Giá trị chênh lệch nằm trong sai số cho phép do các vạch nhiễu xạ được sử dụng để tính thông số nằm trong phạm vi góc nhiễu xạ trung bình.
2. Đặc điểm hình thái tinh
thể
Hầu hết các mẫu nghiên cứu đặc điểm hình thái tinh thể của rubi được lấy từ đá gốc (đá hoa) với các tinh thể có hình dạng rõ ràng, một số được lấy từ sa khoáng với những tinh thể còn giữ được hình dạng tinh thể ban đầu. Kết quả nghiên cứu các kiểu hình dạng tinh thể của rubi vùng mỏ Lục Yên, Quỳ Châu được đưa ra ở các Hình 2 và 3.
Rubi
trong đá hoa vùng mỏ Lục Yên có hình dạng tinh thể đa dạng hơn so với rubi mỏ Quỳ
Châu. Ở vùng Lục Yên, ta có thể gặp các tinh thể dạng lưỡng tháp sáu phương (tinh
thể dạng A, B, Hình 2), dạng lăng trụ sáu phương (tinh thể dạng C, D, E, Hình
2) với sự phát triển của các mặt “thoi”, tạo nên các tinh thể dạng “con suốt”
và dạng “thùng rượu” rất phổ biến. Các tinh thể rubi trong đá hoa mỏ Lục Yên
thường có kích thước một vài đến hàng chục centimet Trong khi đó, ở vùng mỏ Quỳ
Châu, các tinh thể rubi phổ biến nhất ở dạng lăng trụ sáu phương ngắn ở các dạng
khác nhau (Hình 2), và chúng thường ít có xu hướng phát triển theo chiều dài.
Chính vì vậy mà rubi mỏ Quỳ Châu thường có kích thước ngắn hơn so với các tinh
thể rubi mỏ Lục Yên. Đôi khi tại mỏ Quỳ Châu, ta gặp các tinh thể với sự chiếm
ưu thế của các mặt thoi và mặt song diện làm cho tinh thể thoạt nhìn có dạng bát
diện rất giống với tinh thể của spinel (tinh thể dạng E, Hình 3).
Hình 2. Một
số dạng quen thuộc của tinh thể rubi mỏ Lục Yên
|
Màu
sắc: Xét về độ phong phú của màu sắc thì rubi Lục Yên thường có nhiều màu hơn.
Màu của rubi Lục Yên có thể gặp với các sắc thái khác nhau, từ đậm đến nhạt,
hoặc là màu trung gian giữa các màu chính, trong khi đó ở Quỳ Châu, các sắc
thái màu thường ít thay đổi. Nếu như ở Lục Yên ta có thể gặp saphir màu lam,
thì trong khi đó ở Quỳ Châu, saphir màu lam hầu như không gặp. Có một điều dễ
nhận thấy là rubi Quỳ Châu thường có màu đỏ đậm hơn và có độ bão hoà màu cao
hơn so với rubi Lục Yên.
Chiết
suất và lưỡng chiết suất: Giá trị chiết suất của rubi Lục Yên và Quỳ Châu được
xác định bằng thiết bị khúc xạ kế GEM Duplex II với nguồn sáng đơn sắc. Kết quả
cho thấy giá trị chiết suất của chúng không có gì khác biệt với giá trị chiết
suất của khoáng vật corinđon nói chung và có giá trị từ 1,762 đến 1,770, giá
trị lưỡng chiết suất trong khoảng 0,008.
Tỷ
trọng: Kết quả xác định cho thấy giá trị tỷ trọng của rubi Quỳ Châu dao động trong
khoảng 3,93 - 4,05. Giá trị tỷ trọng này phụ thuộc nhiều vào độ nứt nẻ của mẫu
và các mẫu có màu sắc khác nhau thì giá trị tỷ trọng cũng khác nhau. Những viên
rubi có màu hồng hoặc đỏ thuần khiết thường có giá trị tỷ trọng thấp, chúng chỉ
dao động trong khoảng 3,94 - 3,98. Loại rubi đục và chứa nhiều bao thể thường
có tỷ trọng cao hơn loại tinh khiết và chứa ít bao thể.
Cũng giống như rubi, saphir Quỳ Châu, giá trị tỷ
trọng của rubi Lục Yên cũng dao động trong một khoảng rộng từ 3,83 đến 4,01.
Nhưng so với rubi Quỳ Châu thì tỷ trọng của rubi Lục Yên thấp hơn, ít mẫu có tỷ
trọng đạt đến 4,05 và giá trị trung bình chỉ dao động trong khoảng 3,94 - 3,99.
Đặc biệt có những mẫu có giá trị tỷ trọng xuống rất thấp, đến 3,83. Đặc điểm tỷ
trọng phụ thuộc vào màu sắc cũng giống như ở rubi Quỳ Châu, tức là tỷ trọng của
saphir màu lam thường cao hơn so với rubi đỏ hoặc saphir hồng.
Tính
phát quang: Rubi Quỳ Châu và Lục Yên thuộc loại phát quang rõ. Tất cả các viên nghiên
cứu có màu đỏ, tím, hồng đều phát quang màu đỏ khi chiếu tia cực tím sóng dài
(365 nm), phát quang yếu hơn khi chiếu tia cực tím sóng ngắn (254 nm). Loại màu
đỏ phát quang mạnh hơn loại màu hồng và tím. Loại màu lam thường không phát
quang, tuy nhiên tại Lục Yên nhiều khi ta lại gặp loại saphir có tính phát
quang màu đỏ tương đối mạnh (so với saphir ở bãi Thái), điều này có lẽ liên
quan tới hàm lượng chrom cao trong thành phần của chúng.
3. Các đặc điểm bên trong
Đường
sinh trưởng: Là một dấu
hiệu rất thường gặp trong rubi Quỳ Châu và Lục Yên, và so với rubi Quỳ Châu thì
ở rubi Lục Yên, đường sinh trưởng thường hay gặp hơn. Các đường sinh trưởng ở
đây thường là sinh trưởng thẳng góc, hoặc gấp khúc kiểu hình nêm. Chúng phản ánh
các pha sinh trưởng trong quá trình thành tạo và thường phân bố cùng với các
đặc điểm phân đới màu.
Một
dạng sinh trưởng khác cũng hay gặp trong rubi Lục Yên, Quỳ Châu là dạng sinh
trưởng “xoắn”. Đây là một dạng sinh trưởng phản ánh sự thay đổi đột ngột điều
kiện của môi trường kết tinh, làm cho tinh thể phát triển các mặt không đều
hoặc dẫn đến sự không đồng nhất về mặt quang học.
Song tinh: Ở rubi Lục Yên và Quỳ Châu, song tinh cũng tương đối phát triển và bao gồm các song tinh dạng tấm và song tinh đa hợp. Trong trường hợp các song tinh đa hợp phát triển, chúng thường kèm theo các bao thể boemit dạng kim, thô, màu trắng, phân bố dọc theo các mặt phẳng song tinh. Tuy nhiên, khi so sánh đặc điểm song tinh của rubi ở hai mỏ Lục Yên và Quỳ Châu thì ta thấy là rubi Lục Yên có hiện tượng song tinh đa hợp phát triển hơn và kèm theo nó cũng phát triển nhiều bao thể boemit hơn. Các bao thể boemit ở Lục Yên thường thô hơn và kéo dài hơn so với bao thể boemit trong rubi, saphir Quỳ Châu (Hình 4).
A B
Hình 4. A-
Bao thể boemit dạng kim, que (Bhm) trong rubi mỏ Lục Yên;
B- bao thể boemit trong rubi Quỳ Châu. Phóng đại x15
Tính phân đới màu: Một đặc điểm hay
gặp của rubi Quỳ Châu và
Đặc điểm bao thể: Tổ hợp bao thể khoáng vật
đã gặp trong rubi Lục Yên và Quỳ Châu bao gồm: anatas, apatit, calcit,
corinđon, điaspor, graphit, margarit, monazit, muscovit, nephelin, phlogopit, pyrit,
rutil, sphen, spinel, zircon, bao thể lỏng, tinh thể âm và các bao thể dạng vân
tay. Các bao thể hậu sinh có: boemit, kim que rutil và
limonit.
Ngoài
các bao thể giống nhau nêu trên, trong rubi Lục Yên, ta thường gặp thêm
hematit, hercynit, pyrotin và tourmalin. Trong khi đó, ở rubi Quỳ Châu, ta lại
gặp anđalusit, anorthit (Hình 5), biotit, đolomit, spinel, zoisit và bao thể
mica là biến thể trung gian giữa muscovit và phlogopit (Hình 6).
Hình
5. Ảnh SEM của tổ hợp bao thể anorthit
(Anr) và anđalusit (And)
trong rubi mỏ Quỳ Châu và phổ của bao thể anorthit (bên phải)
Hình 6. Ảnh SEM và phổ của bao thể mica trong rubi mỏ Quỳ Châu
Đặc
điểm bao thể lỏng: Về đặc điểm phân bố, có thể chia các bao thể lỏng
trong rubi Lục Yên và Quỳ Châu thành 3 loại: bao thể lỏng nguyên sinh (gọi tắt
là loại A), bao thể lỏng giả thứ sinh (loại B) và bao thể lỏng thứ sinh thực
thụ (loại C). Về thành phần, các bao thể lỏng thuộc 3 loại trên chủ yếu là
những bao thể lỏng đa pha chứa tổ hợp CO2-H2S-COS-S8-AlO(OH)
hoặc các bao thể lỏng một hoặc hai pha với thành phần chỉ đơn giản là CO2,
H2S hoặc là hỗn hợp giữa chúng.
4. Đặc điểm thành
phần hoá học
Kết quả phân tích thành phần
hoá học rubi Lục Yên và Quỳ Châu đã giúp phát hiện các nguyên tố tạp chất Cr,
Fe, Ti, V, Mn, Mg, Ca, Ga, Ge, Sc và Zn. Trên cả hai mỏ, hàm lượng trung bình
của Cr thường cao hơn so với Fe và Ti, trong đó hàm lượng trung bình của Cr
trong rubi mỏ Quỳ Châu cao hơn mỏ Lục Yên. Khi xem xét mối tương quan giữa các
hàm lượng Cr2O3 với Fe2O3 và TiO2
trong rubi trên hai mỏ, ta thấy trong khi tại mỏ Quỳ Châu các tương quan này thường
là nghịch thì tại mỏ Lục Yên, các tương quan này thường là thuận. Điều này đã
giải thích sự chiếm ưu thế của rubi tại mỏ Quỳ Châu và sự phổ biến của saphir
với một số màu khác nhau tại mỏ Lục Yên.
IV. BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, có
thể đi đến kết luận về các đặc điểm tinh thể, khoáng vật học và ngọc học của
rubi trong đá hoa trên hai vùng mỏ Lục Yên và Quỳ Châu là gần như tương
đồng, điều đó đã gián tiếp chứng tỏ rằng chúng có chung kiểu nguồn gốc và điều
kiện thành tạo.
Tổ hợp bao thể đã phát hiện được trong
rubi ở các mỏ Lục Yên, Quỳ Châu rất đa dạng và phong phú và bao gồm các bao thể
đặc trưng cho kiểu nguồn gốc biến chất như anatas, điaspor, muscovit và các bao
thể lỏng chứa tổ hợp CO2-H2S-COS-S8-AlO(OH).
Bên cạnh đó, trong rubi Quỳ Châu còn có các bao thể đặc trưng khác như
anorthit, anđalusit và zoisit. Sự có mặt đồng thời của các bao thể anorthit và
anđalusit trong rubi đã chứng tỏ sự có mặt của các phản ứng biến chất tạo thành
rubi từ các khoáng vật mica ban đầu:
CaAl4Si2O10(OH)2 ® CaAl2Si2O8
+ Al2SiO5 + Al2O3 + H2O
margarit anorthit
anđalusit rubi
Khi
phân tích thành phần của một trong các bao thể mica trong rubi vùng Quỳ Châu
cho thành phần SiO2= 44,44%; Al2O3= 33,26%;
MgO= 8,20%; K2O= 10,00%; TiO2= 1,56% và F= 2,54%. Thành
phần của bao thể mica này đặc trưng bởi hàm lượng Al2O3
cao (hàm lượng này gần với hàm lượng của Al2O3 trong
muscovit) trong khi đó hàm lượng của MgO lại thấp (gần với hàm lượng của MgO
trong phlogopit). Từ đó, có thể cho rằng bao thể mica này là biến thể trung
gian giữa muscovit và phlogopit, đồng thời điều này chứng tỏ sự có mặt của phản
ứng biến chất hình thành rubi từ đá hoa giàu đolomit:
3CaMg(CO3)2 + KAl3Si3O10(OH)2 ® KMg3(AlSi3O10)(OH)2 + 3CaCO3 + Al2O3 + CO2
đolomit muscovit phlogopit calcit rubi
VĂN LIỆU
1.
Giuliani G., Dubessy J., Banks D., Hoàng Quang Vinh, Lhomme T., Pironon J.,
Garnier V., Phan Trọng Trịnh, Phạm Văn Long, Ohnenstetter D., and Schwarz D.,
2003. CO2-H2S-COS-S8-AlO(OH)-bearing fluid
inclusions in ruby from marble-hosted deposits in Luc Yen area,
2. Kane
R.E., McClure S.F., Kammerling R.C., Khoa N.D., Mora C., Repetto S., Khai N.D.,
and Koivula J., 1991. Rubies and fancy sapphires from
3. Nguỵ
Tuyết Nhung, Nguyễn Ngọc Khôi, Phan Văn Quýnh, Nguyễn Ngọc Trường, Hoàng Thị
Tuyết, 1994. Đặc điểm tinh thể khoáng vật học và điều kiện thành tạo
corinđon Việt
4. Nguyễn
Kinh Quốc (Chủ biên), 1995. Nguồn gốc, quy luật phân bố và đánh giá tiềm
năng đá quý, đá kỹ thuật Việt
5. Phạm
Văn Long, G. Giuliani, G. Virginie, D. Ohnenstteter, 2004. Gemstones of
6. Phạm
Văn Long, Hoàng Quang Vinh, V. Garnier, G. Giuliani, D. Ohnenstetter, 2004.
Marble-hosted ruby from
7. Phạm
Văn Long, Hoàng Quang Vinh, V. Garnier, G. Giuliani, D. Ohnenstetter, T. Lhomme,
D. Schwarz, A. Fallick, J. Dubessy, Phan Trọng Trịnh, 2004. Gem corundum
deposits in
8. Phạm Văn
Long, Hoàng Quang Vinh, Nguyễn Xuân Nghĩa, 2004. Inclusions in Quy Chau
ruby of
9. Phạm Văn Long, 2003. Nghiên cứu đặc điểm tinh thể khoáng vật học và ngọc học của rubi, saphir hai vùng mỏ Lục Yên (Yên Bái) và Quỳ Châu (Nghệ An). Luận án Tiến sĩ Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 175 tr.
10. Phan Trọng Trịnh, G. Giuliani, P. H. Leloup, Hoàng Quang Vinh, 1999. Nguồc gốc thành tạo rubi vùng Lục Yên và dọc đới biến chất sông Hồng. TC Địa chất, A/254: 4-9. Hà Nội.
11. Spear
F. S., 1993. Metamorphism. Mineralogical
Soc. of