QUY ĐỊNH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
325/QĐ-ĐCKS ngày 26 tháng 02 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Thủ tục hành chính về giấy phép
hoạt động khoáng sản là thủ tục về việc cấp, gia hạn, cho phép trả lại, thu hồi
giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền thăm
dò, khai thác, chế biến khoáng sản và đăng ký các hoạt động khoáng sản.
Điều 2.
Giấy phép hoạt động khoáng sản nói tại Quy định này bao gồm:
- Giấy phép khảo sát khoáng sản;
- Giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Giấy phép khai thác khoáng sản;
- Giấy phép chế biến khoáng sản;
- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
Điều 3.
Quy định thủ tục hành chính về giấy phép hoạt động khoáng sản tuân theo nguyên
tắc, thủ tục đã được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 63 của Nghị định
số 68/CP ngày 01 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi
hành Luật Khoáng sản (dưới đây gọi tắt là Nghị định 68/CP), được cụ thể hoá
trong Quy định này.
Điều 4.
Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại
giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng
sản theo quy định tại Điều 9 Nghị định 68/CP, cụ thể là:
1- Bộ Công nghiệp cấp các loại giấy
phép sau đây:
- Giấy phép khảo sát khoáng sản;
- Giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Giấy phép khai thác, giấy phép
chế biến khoáng sản các loại, trừ giấy phép khai thác, giấy phép chế biến
khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND tỉnh) quy định tại khoản 2 điều này:
- Giấy phép khai thác, giấy phép
chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với khu vực ranh
giới của hai hoặc nhiều tỉnh, hoặc trong trường hợp cấp cho tổ chức cá nhân
nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
2- ủy ban
nhân dân tỉnh cấp các loại giấy phép sau đây đối với khu vực thuộc trách nhiệm
quản lý hành chính của địa phương:
- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản các loại đối với khu vực đã được Bộ Công
nghiệp khoanh định theo quy định tại Điều 66 của Nghị định 68/CP;
- Giấy phép khai thác, giấy phép
chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn cho tổ chức,
cá nhân trong nước, trừ giấy phép khai thác, giấy phép chế biến các loại thuộc
thẩm quyền cấp của Bộ Công nghiệp quy định tại khoản 1 điều này.
3- Cơ quan có thẩm quyền cấp loại
giấy phép hoạt động khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu
hồi, cho phép trả lại loại giấy phép đó và có quyền cho phép chuyển nhượng
quyền hoạt động khoáng sản theo loại giấy phép đó.
Điều 5.
Cơ quan tiếp nhận đơn, hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng sản của Bộ Công nghiệp
là Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Cơ quan tiếp nhận đơn, hồ sơ giấy
phép hoạt động khoáng sản của UBND các tỉnh là Sở Công nghiệp tỉnh.
Cơ quan tiếp nhận đơn, hồ sơ giấy
phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện cho tổ chức,
cá nhân tìm hiểu thông tin liên quan đến việc lựa chọn khu vực, diện tích và
thủ tục hành chính về giấy phép hoạt động khoáng sản.
Điều 6.
Lệ phí giấy phép hoạt động khoáng sản được thực hiện theo
quy định của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp.
Chương II
GIẤY PHÉP KHẢO SÁT KHOÁNG SẢN
Điều 7.
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản phải gửi đến Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt
1. Đơn xin cấp giấy phép khảo sát
khoáng sản (mẫu 01);
2. Đề án
khảo sát khoáng sản, trong đó nêu rõ vị trí, ranh giới và diện tích; cơ sở địa
chất và các đối tượng khảo sát (loại khoáng sản), phương pháp và khối lượng
công tác: thời hạn, tiến độ và dự toán chi phí, nguồn tài chính;
3. Bản đồ khu vực khảo sát khoáng
sản dựa trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:100.000, hệ thống tọa
độ vuông góc UTM (mẫu 02), bốn (4) bộ. Ranh giới khu vực
khảo sát khoáng sản được khoanh định theo ô vuông, mỗi
ô có kích thước 1km x 1km.
4. Các văn bản về tư cách pháp lý
của chủ đơn theo quy định của pháp luật.
Điều 8.
Trong thời hạn không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân trong nước và không quá chín mươi (90)
ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc
tổ chức liên doanh có bên nước ngoài. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Điều 9.
Để được gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép khảo
sát phải có đơn (mẫu 04) làm rõ lý do xin gia hạn giấy phép kèm theo báo cáo
kết quả khảo sát khoáng sản đã thực hiện gửi đến Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam trước ngày giấy phép hết hạn không ít hơn ba mươi (30) ngày, kể từ
ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép khảo sát còn hiệu lực, Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam phải xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định
gia hạn (mẫu 05) hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép không được
gia hạn.
Điều 10.
Để được trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép khảo
sát phải có đơn (mẫu 06) nói rõ lý do xin trả lại giấy phép kèm theo báo cáo
kết quả khảo sát đến thời điểm xin trả lại giấy phép gửi đến Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam.
Trong thời hạn không quá ba mươi
(30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Bộ Công nghiệp phải có văn
bản quyết định cho phép trả lại giấy phép (mẫu 07) hoặc văn bản trao đổi với
chủ đơn.
Điều 11.
Giấy phép khảo sát bị thu hồi theo quy định tại Điều 24 của Luật Khoáng sản và
Điều 58 Nghị định 68/CP được thể hiện bằng Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp (mẫu 08).
Chương III
GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Điều 12.
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, phải gửi đến Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt
1. Đơn xin cấp giấy phép thăm dò
khoáng sản (mẫu 09);
2. Đề án thăm dò khoáng sản, trong
đó nêu rõ vị trí, ranh giới và diện tích; cơ sở địa chất, mục tiêu thăm dò (trữ
lượng khoáng sản); công nghệ và khối lượng công tác chủ yếu; tác động đối với
môi trường sinh thái, tài nguyên, công trình và tài sản khác; thời hạn và tiến
độ hoạt động; dự toán chi phí thăm dò, nguồn tài chính...
3. Bản đồ khu vực thăm dò khoáng
sản dựa trên nền bản đồ địa hình, hệ thống tọa độ vuông góc UTM, bốn (4) bộ.
Ranh giới khu vực thăm dò khoáng
sản được khoanh định theo hình đa giác khép kín. Khu
vực thăm dò có diện tích từ một kilômet vuông (1 km2) trở lên được
khoanh định theo ô vuông, mỗi ô có kích thước 1km x 1km trên bản đồ tỷ lệ
1:50.000 (mẫu 10); khu vực thăm dò có diện tích nhỏ hơn một kilomet vuông (1km2)
khoanh định trên bản đồ tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000 (mẫu 10a).
4. Các văn bản về tư cách pháp lý,
tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn theo quy định
của pháp luật.
5. Bản sao giấy phép đầu tư (nếu
có) có xác nhận của công chứng nhà nước.
Điều 13.
Trong thời hạn không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
của tổ chức, cá nhân trong nước và không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có
bên nước ngoài, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phải hoàn thành việc tổ
chức thẩm định hồ sơ, xác định chi phí thăm dò tối thiểu, lấy ý kiến UBND tỉnh
sở tại và các cơ quan hữu trách, kiểm tra thực địa và trình Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp cấp giấy phép thăm dò (mẫu 11) hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc
giấy phép không được cấp.
Điều 14.
Trước khi nhận giấy phép thăm dò, tổ chức, cá nhân thăm dò phải nộp tiền đặt
cọc, lệ phí giấy phép thăm dò và lệ phí độc quyền thăm dò theo
quy định tại các Điều 28, 29, 30 Nghị định 68/CP.
Điều 15.
Theo quy định tại Điều 51 của Nghị định 68/CP, Cơ quan được hỏi ý kiến theo
thẩm quyền của mình có trách nhiệm trả lời Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là hai mươi lăm (25) ngày, kể từ ngày
nhận được văn bản hỏi ý kiến của Cục. Sau thời hạn nói trên, nếu không có văn
bản trả lời của cơ quan được hỏi ý kiến thì coi như cơ quan đã chấp thuận việc
cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
Trong trường hợp văn bản trả lời
của các cơ quan hữu quan có ý kiến khác nhau, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam có thể tổ chức trao đổi để thống nhất ý kiến hoặc trěnh Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp xem xét, quyết định.
Điều 16.
Đối với giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của Chính phủ phải được Thủ
tướng Chính phủ đồng ý cho phép cấp thì trong thời hạn không quá hai mươi (20)
ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của
Thủ tướng chính phủ, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phải hoàn thiện hồ sơ
trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cấp giấy phép thăm dò hoặc trả lời chủ đơn bằng
văn bản về việc giấy phép không được cấp.
Điều 17.
Để được gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản, thì trước ngày giấy phép hết hạn
không ít hơn ba mươi (30) ngày, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò phải gửi đến
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
1. Đơn xin gia hạn giấy phép thăm
dò khoáng sản (mẫu 12);
2. Báo cáo thông tin kết quả và chi
phí thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng công việc và dự toán chi phí
thăm dò tiếp tục;
3. Bản đồ khu vực thăm dò, trong đó
đã loại trừ ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích theo
giấy phép được cấp trước đó.
Trong thời hạn không quá ba mươi
(30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam phải xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định gia hạn (mẫu
13) hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép không được gia hạn.
Trong trường hợp giấy phép thăm dò
khoáng sản đã hết hạn nhưng đơn và hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì giấy
phép đó tiếp tục có hiệu lực đến thời điểm có Quyết định gia hạn hoặc có văn
bản trả lời chủ đơn về việc giấy phép không được gia hạn.
Điều 18.
Để được trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt
1. Đơn xin trả lại giấy phép thăm
dò khoáng sản (mẫu 14);
2. Báo cáo kết quả thăm dò khoáng
sản và báo cáo về chi phí thăm dò đã thực hiện đến thời điểm xin trả lại giấy
phép;
3. Bản kê các nghĩa vụ tài chính đã
thực hiện.
Trong thời hạn
không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt
Điều 19.
Để được trả lại một phần diện tích thăm dò, tổ chức, cá nhân phải gửi đến Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt
1. Đơn xin trả lại một phần diện
tích thăm dò khoáng sản (mẫu 16);
2. Báo cáo kết quả thăm dò khoáng
sản đã thực hiện ở phần diện tích xin trả lại;
3. Bản đồ khu vực thăm dò được tiếp
tục hoạt động;
4. Khối lượng công tác và dự toán
chi phí;
5. Chương trình thăm dò tiếp tục.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30)
ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam phải xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định (mẫu 17) hoặc lời
chủ đơn bằng văn bản.
Điều 20.
Để được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến
Cục Địa chất và khoáng sản Việt
1. Đơn xin chuyển nhượng quyền thăm
dò khoáng sản (mẫu 18);
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền
thăm dò khoáng sản;
3. Bản kê giá trị tài sản sẽ được
chuyển nhượng kèm theo hợp đồng chuyển nhượng;
4. Báo cáo kết quả thăm dò, chi phí
đã thực hiện và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng
quyền thăm dò;
5. Các văn bản xác nhận về tư cách
pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân xin nhận chuyển
nhượng quyền thăm dò;
6. Bản sao giấy phép đầu tư có xác
nhận của công chứng nhà nước (đối với tổ chức, cá nhân xin nhận chuyển nhượng
là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài).
Trong thời hạn không quá ba mươi
(30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép thăm dò đang còn
hiệu lực, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phải xem xét, trình Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp quyết định hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép thăm
dò không được chuyển nhượng.
Điều 21.
Việc chuyển nhượng quyền thăm dò được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm
dò mới (19) cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng, phù hợp với quyền thăm dò
được quy định tại giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng
thời. Trong trường hợp quyền thăm dò không đủ điều kiện để chuyển nhượng theo
quy định tại Điều 56 của Nghị định 68/CP thì tổ chức, cá nhân có quyền trả lại
giấy phép thăm dò theo quy định tại Điều 18 của Quy định này.
Điều 22.
Để được thừa kế hợp pháp quyền thăm dò khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi
đến Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
1. Đơn xin thừa kế quyền thăm dò
khoáng sản (mẫu 20);
2. Văn bản pháp lý chứng minh chủ
đơn là người thừa kế hợp pháp của cá nhân được phép thăm dò khoáng sản;
3. Báo cáo kết quả công tác thăm
dò, chi phí đã thực hiện, chương trình tiếp tục hoạt động thăm dò.
Trong thời hạn không quá ba mươi
(30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép thăm dò đang còn
hiệu lực, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phải xem xét, trình Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp quyết định.
Việc thừa kế quyền thăm dò khoáng
sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò mới (mẫu 21) cho tổ chức,
cá nhân được thừa kế, phù hợp với quyền thăm dò khoáng sản được quy định tại
giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng thời.
Điều 23.
Trường hợp tổ chức, cá nhân được thừa kế hợp pháp quyền thăm dò khoáng sản
không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động thăm dò thì tổ chức, cá nhân đó có
quyền chuyển nhượng quyền thăm dò cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại
Điều 20 hoặc xin trả lại giấy phép thăm dò theo quy định tại Điều 18 của Quy
định này.
Điều 24: Giấy phép thăm dò
khoáng sản bị thu hồi theo quy dịnh tại Điều 29 của Luật Khoáng sản và Điều 59
Nghị định 68/CP, được thể hiện bằng Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
(mẫu 22).
Chương IV
GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Điều 25: Tổ chức, cá nhân
muốn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin cấp giấy phép khai thác
khoáng sản (mẫu 23 và 23a):
2. Văn bản phê duyệt hoặc thẩm định
báo cáo thăm dò của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 43 Nghị định
68/CP và văn bản xác nhận đã nộp báo cáo thăm dò vào lưu trữ địa chất nhà nước;
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi về
khai thác khoáng sản kèm theo văn bản thẩm định, phê
duyệt theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 68/CP;
4. Bản đồ khu vực khai thác khoáng
sản (dự kiến) trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000, hệ thống
tọa độ vuông góc UTM (mẫu 24 và 24a), bốn (4) bộ;
5. Các văn bản về tư cách pháp lý
của chủ đơn (nếu chủ đơn không phải là tổ chức, cá nhân đã được phép thăm dò);
6. Các văn bản xác nhận về tài sản,
năng lực tài chính của chủ đơn (chủ đầu tư);
7. Bản sao giấy phép đầu tư để khai
thác khoáng sản có xác nhận của công chứng nhà nước (đối với tổ chức, cá nhân
nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài);
8. Báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được thẩm định, phê chuẩn theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Văn bản xác nhận chất lượng,
công dụng nguồn nước của cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của BộY tế
nếu khoáng sản xin khai thác là nước khoáng, nước nóng, nước sạch thiên nhiên
được sử dụng vào mục đích điều trị bệnh, điều dưỡng, giải khát đóng chai.
Điều 26: Trong thời hạn
không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá
nhân trong nước và không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài,
Cơ quan tiếp nhận đơn phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa,
thu thập ý kiến của các cơ quan hữu trách và trình cấp có thẩm quyền quyết định
cấp giấy phép khai thác (mẫu 25, 25a và 25b) hoặc trả lời tổ chức, cá nhân bằng
văn bản về việc giấy phép không được cấp.
Điều 27: Trình tự, thủ tục,
thời hạn thu thập ý kiến các cơ quan hữu trách hoặc
xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để xem xét trước khi cấp giấy phép khai thác
khoáng sản tuân theo quy định tại các Điều 15 và 16 của Quy định này.
Điều 28: Trong trường hợp
phải công bố đơn xin khai thác khoáng sản trên các phương tiện thông tin đại
chúng để thu thập ý kiến, thì cơ quan tiếp nhận đơn phải công bố trước ngày cấp
giấy phép không ít hơn hai mươi nhăm (25) ngày.
Điều 29: Để được gia hạn
giấy phép khai thác khoáng sản thì trước ngày giấy phép hết hạn không ít hơn ba
(3) tháng, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin gia hạn giấy phép khai
thác khoáng sản (mẫu 26);
2. Báo cáo kết quả hoạt động khai
thác kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng
khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác;
3. Bản kê các nghĩa vụ đã thực
hiện: nộp thuế, bồi thường thiệt hại, bảo vệ môi trường, phục hồi đất đai ở các
diện tích đã chấm dứt hoạt động khai thác,...
4. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ
tại thời điểm xin gia hạn.
Trong thời hạn
không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy
phép khai thác còn hiệu lực. Cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình
cấp có thẩm quyền quyết định gia hạn (mẫu 27 và 27a) hoặc trả lời chủ đơn bằng
văn bản về việc giấy phép không được gia hạn.
Điều 30: Để được trả lại
giấy phép khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến Cơ quan tiếp nhận
đơn:
1. Đơn xin trả lại giấy phép khai
thác khoáng sản (mẫu 28);
2. Báo cáo kết quả khai thác khoáng
sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin trả lại giấy phép;
3. Bản kê các nghĩa vụ đã thực hiện
tính đến thời điểm xin trả lại giấy phép; nộp thuế, bồi thường thiệt hại...
4. Đề án đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc
đóng cửa mỏ để bảo vệ theo quy định của Bộ Công
nghiệp;
5. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ.
Trong thời hạn
không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định (mẫu 29
và 29a).
Điều 31: Để được trả lại một
phần diện tích khai thác, tổ chức, cá nhân phải gửi đến Cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin trả lại một phần diện
tích khai thác khoáng sản (mẫu 30);
2. Báo cáo kết quả khai thác, tình
hình địa chất và trữ lượng khoáng sản còn lại trong phần diện tích xin trả lại;
3. Phương án phục hồi môi trường,
đất đai, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo đảm an
toàn đối với diện tích xin trả lại;
4. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ
tại thời điểm xin trả lại một phần diện tích khai thác.
Trong thời hạn
không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận đơn và hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp
nhận đơn phải xem xét và trình cấp có thẩm quyền quyết định (mẫu 31 và 31a).
Điều 32: Để được chuyển
nhượng quyền khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến Cơ quan tiếp
nhận đơn:
1. Đơn xin chuyển nhượng quyền khai
thác khoáng sản (mẫu 32).
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền
khai thác khoáng sản;
3. Bản kê giá trị tài sản sẽ được
chuyển nhượng kèm theo
4. Báo cáo kết quả khai thác và các
nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác;
5. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ
tại thời điểm xin chuyển nhượng;
6. Các văn bản xác nhận về tư cách
pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân xin nhận chuyển
nhượng quyền khai thác khoáng sản;
7. Bản sao giấy phép đầu tư có xác
nhận của công chứng nhà nước (đối với tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là tổ
chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài).
Trong thời hạn không quá ba mươi
(30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận đơn phải
xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản
về việc quyền khai thác không được chuyển nhượng.
Điều 33: Việc chuyển nhượng
quyền khai thác khoáng sản được chấp nhận bằng việc cấp giấy phép khai thác mới
(mẫu 33 và 33a) cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng, phù hợp với quyền khai
thác quy định tại giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng thời. Trong trường hợp
quyền khai thác không đủ điều kiện để chuyển nhượng theo
quy định tại Điều 56 của Nghị định 68/CP thì tổ chức, cá nhân có quyền trả lại
giấy phép theo quy định tại Điều 30 của Quy định này.
Điều 34: Để được thừa kế hợp
pháp quyền khai thác khoáng sản tổ chức, cá nhân phải gửi đến Cơ quan tiếp nhận
đơn:
1. Đơn xin thừa kế quyền khai thác
khoáng sản (mẫu 34);
2. Văn bản pháp lý chứng minh chủ
đơn là người thừa kế hợp pháp của cá nhân được phép khai thác khoáng sản;
3. Báo cáo kết quả khai thác khoáng
sản đến thời điểm xin nhận thừa kế;
4. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ
đến thời điểm xin nhận thừa kế.
Trong thời hạn
không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy
phép khai thác còn hiệu lực, Cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có
thẩm quyền quyết định.
Việc thừa kế quyền khai thác khoáng
sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản mới (mẫu 35 và
35a) cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, phù hợp với quyền khai thác khoáng sản
được quy định tại giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng thời.
Điều 35: Trường hợp tổ chức,
cá nhân được thừa kế hợp pháp quyền khai thác khoáng sản không đủ điều kiện để
tiếp tục thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản thì tổ chức, cá nhân đó có
quyền chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại
Điều 32 hoặc xin trả lại giấy phép khai thác theo quy định tại Điều 30 của
Quyđịnh này.
Điều 36: Giấy phép khai thác
khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 39 của Luật Khoáng sản và Điều 60
của Nghị định 68/CP, được thể hiện bằng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép đó (mẫu 36 và 36a).
Điều 37: Thủ tục hành chính
về giấy phép khai thác tận thu do ủy ban nhân dân tỉnh quy định sau khi có sự
thỏa thuận của Bộ Công nghiệp và phù hợp với các quy định của Luật Khoáng sản,
các điều từ Điều 70 của Nghị định 68/CP. Đơn xin khai thác tận thu và giấy phép
khai thác tận thu có nội dung thống nhất trong phạm vi cả nước (mẫu 37 và 37a).
Điều 38: Quy định tại khoản
4 Điều 65 của Nghị định 68/CP về hợp đồng khai thác tận thu
và thẻ khai thác tận thu được áp dụng như sau:
1. Hợp đồng khai thác tận thu được
ký giữa tổ chức được phép khai thác tận thu là doanh nghiệp với cá nhân (không
phải là doanh nghiệp) để thực hiện việc khai thác tận thu trên cơ sở bảo đảm
trách nhiệm pháp lý về quyền khai thác tận thu của tổ chức là doanh nghiệp và
trách nhiệm tương hỗ của các bên ký kết hợp đồng.
2. Thẻ khai thác tận thu do tổ chức được phép khai thác tận thu là doanh nghiệp
cấp cho cá nhân (không phải là doanh nghiệp) để thực hiện việc khai thác tận
thu trong trường hợp không thể khoanh riêng diện tích khai thác tận thu cho
từng cá nhân. Thẻ khai thác tận thu làm theo mẫu thống nhất, có thời hạn không
quá 12 tháng, được gia hạn nhiều lần, mỗi lần không quá 12 tháng, và không vượt
quá thời hạn hiệu lực của giấy phép khai thác tận thu đã cấp cho doanh nghiệp.
Chương V
GIẤY PHÉP CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
Điều 39: Tổ chức, cá nhân
không có giấy phép khai thác khoáng sản muốn xin cấp giấy phép chế biến khoáng
sản phải gửi đến Cơ quan tiếp nhận đơn theo quy định tại Điều 5 của quy định
này.
1. Đơn xin cấp giấy phép chế biến
khoáng sản (mẫu 38);
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi về
chế biến khoáng sản kèm theo văn bản thẩm định, phê
duyệt theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 68/CP;
3. Bản sao giấy phép đầu tư chế
biến khoáng sản có xác nhận của công chứng nhà nước (đối với chủ đơn là tổ
chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài);
4. Các văn bản xác nhận về tư cách
pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn;
5. Báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được thẩm định, phê chuẩn theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 40: Trong thời hạn
không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá
nhân trong nước và không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước
ngoài, Cơ quan tiếp nhận đơn phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, kiểm tra
thực tế, thu thập ý kiến của các cơ quan hữu trách và trình cấp có thẩm quyền
quyết định cấp giấy phép chế biến (mẫu 39 và 39a) hoặc trả lời tổ chức, cá nhân
bằng văn bản về việc giấy phép không được cấp.
Điều 41: Trình tự, thủ tục,
thời hạn thu thập ý kiến các cơ quan hữu trách hoặc
xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để xem xét trước khi cấp giấy phép chế biến khoáng
sản tuân theo quy định tại các Điều 15 và 16 của Quy định này.
Điều 42: Để được gia hạn
giấy phép chế biến khoáng sản thì trước ngày giấy phép hết hạn không ít hơn ba
(3) tháng, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin gia hạn giấy phép chế
biến khoáng sản (mẫu 40);
2. Báo cáo kết quả hoạt động chế
biến khoáng sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin gia hạn; sản
lượng khoáng sản sẽ được tiếp tục chế biến;
3. Bản kê các nghĩa vụ đã thực
hiện: nộp thuế, bồi thường thiệt hại, bảo vệ môi trường.
Trong thời hạn không quá ba mươi
(30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép chế biến khoáng
sản còn hiệu lực, Cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền
quyết định gia hạn ( mẫu 41 và 41a) hoặc trả lời chủ
đơn bằng văn bản về việc giấy phép không được gia hạn.
Điều 43: Để được trả lại
giấy phép chế biến khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận
đơn:
1. Đơn xin trả lại giấy phép chế
biến khoáng sản(mẫu 42);
2. Báo cáo kết quả chế biến khoáng
sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin trả lại giấy phép;
3. Bản kê các nghĩa vụ đã thực hiện
tính đến thời điểm xin trả lại giấy phép: nộp thuế, bồi thường thiệt hại...
Trong thời hạn không quá ba mươi (30)ngày, kể từ ngày nhận đơn và hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp
nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định (mẫu 43 và 43a).
Điều 44: Để được chuyển
nhượng quyền chế biến khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp
nhận đơn:
1. Đơn xin chuyển nhượng quyền chế
biến khoáng sản (mẫu 44)
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền chế
biến khoáng sản;
3. Bản kê giá trị tài sản thực tế
được chuyển nhượng;
4. Báo cáo kết quả chế biến khoáng
sản, chi phí đã thực hiện và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin
chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;
5. Các văn bản xác nhận về tư cách
pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân xin nhận chuyển
nhượng quyền chế biến khoáng sản;
6. Bản sao giấy phép đầu tư để chế
biến khoáng sản có xác nhận của công chứng nhà nước (đối với tổ chức, cá nhân
nhận chuyển nhượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có
bên nước ngoài).
Trong thời hạn không quá ba mươi
(30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận đơn phải
xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định, hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản
về việc giấy phép chế biến khoáng sản không được chuyển nhượng.
Điều 45: Việc chuyển nhượng
quyền chế biến khoáng sản được chấp nhận bằng việc cấp giấy phép chế biến
khoáng sản mới (mẫu 45 và 45a) cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng, phù hợp
với quyền chế biến khoáng sản quy định tại giấy phép trước bị thu hồi đồng
thời. Trong trường hợp quyền chế biến khoáng sản không đủ điều kiện được chuyển
nhượng theo quy định tại khoản 4 Điều 61 và Điều 56 Nghị định 68/CP thì tổ
chức, cá nhân có quyền trả lại giấy phép chế biến khoáng sản theo quy định tại
Điều 43 của Quy định này.
Điều 46: Để được thừa kế hợp
pháp quyền chế biến khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận
đơn:
1. Đơn xin thừa kế quyền chế biến
khoáng sản (mẫu 46);
2. Văn bản pháp lý chứng minh chủ
đơn là người thừa kế hợp pháp của cá nhân được phép chế biến khoáng sản;
3. Báo cáo kết quả chế biến khoáng
sản và kế hoạch tiếp tục hoạt động chế biến khoáng sản.
Trong thời hạn
không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy
phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực, Cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét,
trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Việc thừa kế quyền chế biến khoáng
sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép chế biến khoáng sản mới (mẫu 47 và
47a) cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, phù hợp với quyền chế biến khoáng sản
được quy định tại giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng thời.
Điều 47: Trong trường hợp tổ
chức, cá nhân được thừa kế hợp pháp quyền chế biến khoáng sản nhưng không đủ
điều kiện để tiếp tục thực hiện hoạt động chế biến thì tổ chức, cá nhân đó có
quyền chuyển nhượng quyền chế biến cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại
Điều 44 hoặc xin trả lại giấy phép chế biến theo quy định tại Điều 43 của Quy
định này.
Điều 48: Giấy phép chế biến
khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định 68/CP, được
thể hiện bằng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó (mẫu 48 và
48a).
Chương VI
ĐĂNG KÝ NHÀ NƯỚC, THÔNG BÁO
HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 49: Hoạt động khoáng
sản phải được đăng ký nhà nước tại Cơ quan tiếp nhận đơn xin cấp giấy phép quy
định tại Điều 5 của Quy định này trước khi giao giấy phép cho chủ đơn.
Mọi hoạt động khoáng sản theo giấy phép đã được cấp bởi các Cơ quan có thẩm quyền
trong phạm vi cả nước đều phải được đăng ký, tổng hợp đầy đủ tại Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt
Điều 50: Cơ quan tiếp nhận
đơn xin cấp giấy phép có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng
sản.
Điều 51: Giấy phép hoạt động
khoáng sản được giao cho chủ đơn hai (2) bản và gửi đến các cơ quan để đăng ký
nhà nước hoặc thông báo hoạt động theo quy định sau
đây:
1. Giấy phép khảo sát, giấy phép
thăm dò khoáng sản kèm theo bản đồ khu vực khảo sát hoặc khu vực thăm dò được
gửi đến Sở Công nghiệp tỉnh sở tại một (1) bộ.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản
kèm theo bản đồ khu vực khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản do Bộ Công
nghiệp cấp được gửi đến Sở Công nghiệp tỉnh sở tại một (1) bộ.
3. Giấy phép khai thác khoáng sản
vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, giấy phép khai thác tận thu và giấy
phép chế biến khoáng sản do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh cấp kèm theo bản đồ
khu vực khai thác và những thông tin cần thiết để đăng ký hoạt động khai thác,
chế biến khoáng sản do Sở Công nghiệp lập được gửi đến Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam một (1) bộ.
4. Bản sao giấy phép hoạt động
khoáng sản do tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản gửi đến các cơ
quan hữu quan khác theo yêu cầu của các cơ quan đó khi làm thủ tục thuê đất,
đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh,...
Điều 52: Khối lượng khoáng
sản làm vật liệu xây dựng thông thường được khai thác mà không phải xin giấy
phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp quy định tại Điều 62 của Nghị
định 68/CP phải được đăng ký tại các Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản
theo quy định sau đây:
1. Khu vực hoạt động thuộc phạm vi quản lý hành chính của một tỉnh được đăng ký tại Sở Công
nghiệp tỉnh;
2. Khu vực hoạt động thuộc phạm vi ranh giới của hai hoặc nhiều tỉnh được đăng ký tại Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt
Điều 53: Việc thông báo kế
hoạch, chương trình hoạt động khoáng sản cũng như chế độ báo cáo kết quả hoạt
động khoáng sản có Quy định riêng.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 54: Quy định này có
hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những Quy định trước đây trái
với Quy định này đều bị bãi bỏ.
Điều 55: Trong thời hạn
không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày ban hành, những hoạt động khoáng sản
đang tiến hành nhưng chưa có giấy phép hoặc giấy phép được cấp không đúng thẩm
quyền, hoạt động khoáng sản chưa được đăng ký, hồ sơ giấy phép chưa được lưu
trữ đầy đủ, chính xác theo Quy định này đều phải làm lại hoặc bổ sung theo đúng
Quy định này.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP Đặng Vũ Chư |