Phụ
lục số 2
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHẢ THI KHAI THÁC HẦM LÒ MỎ
KHOÁNG SẢN
Lời nói đầu.
Phần
I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
Nội dung yêu cầu tại Phần I giống như yêu cầu trong hướng dẫn nội dung
lập báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ khoáng sản bằng phương pháp lộ
thiên của phụ lục số 1.
Phần II - ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ.
Các
mục và nội dung yêu cầu tại các mục như ở Phần II của hướng dẫn nội dung lập
báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên
của Phụ lục số 1.
Phần
III - CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ
1.
Biên giới, trữ lượng khai trường.
Biên
giới khai trường theo các hướng
2.
Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ.
Chế
độ làm việc của mỏ (đối với từng bộ phận : khai thác
trực tiếp, gián tiếp, chế biến (nếu có) v.v..) trên cơ sở số ngày làm việc, số
ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và điều kiện khai thác cụ thể của
mỏ.
Dự
kiến các phương án công suất : theo điều kiện đầu tư,
diện khai thác, kinh nghiệm sản xuất, trang thiết bị, thị trường tiêu thụ
v.v... phải có ít nhất là 02 phương án công suất.
Tuổi
thọ (thời gian tồn tại) của mỏ xác định trên cơ sở trữ lượng có thể khai thác
được và công suất khai thác theo thiết kế (bao gồm cả
thời gian xây dựng cơ bản mỏ, thời gian khai thác với công suất thiết kế và
thời gian đóng cửa mỏ).
3.
Khai thông và chuẩn bị khai trường.
+/
Khai thông : Các phương án khai thông, mô tả các
phương án dự kiến, ưu nhược điểm v.v.. (đưa ra ít nhất
là 02 phương án để quyết định lựa chọn).
+/Chuẩn
bị khai trường : Sơ đồ chuẩn bị khai trường (chia
tầng, phân tầng, chia khoảnh v.v...) : Phương án đào lò chuẩn bị (đào lò trong
đá, lò trong vỉa); Chiều dài khu khai thác, lò chợ v.v..
+/
Trình tự khai thác của các khu, các vỉa : Phân tích và
lập luận, lựa chọn trình tự khai thác các khu, các vỉa (thân khoáng sản), lấy
đồng thời từ trên xuống dưới v.v..
+/
Khối lượng đường lò khai thông chuẩn bị của các phương án đến năm đạt công suất
thiết kế theo các loại đường lò trong đá và trong vỉa hoặc thân khoáng sản (Lò
bằng, lò nghiêng, giếng đứng, giếng nghiêng)..
4.
Các giếng mỏ, sân ga và hầm trạm đáy giếng.
Lập luận khả năng thông qua, chọn tiết diện, vật liệu chống; chọn loại
sân ga đáy giếng; các thiết bị trục tải; liệt kê các thông số giếng chính, phụ.
5.
Goòng.
Xác
định nhu cầu các loại goòng và đặc tính kỹ thuật, số lượng xe
goòng cho vận tải khoáng sản có ích, vận tải đất đá thải, vận tải vật liệu
chống lò và vận tải người.
6.
Thiết bị nâng (trục tải).
Lập
luận các giải pháp và xác định các loại, số lượng thiết bị cho công tác trục
tải như : Trục tải giếng chính, trục tải giếng phụ,
trục tải trong lò nghiêng.
7.
Hệ thống khai thác, cơ khí hóa khai thác và đào lò chuẩn bị.
Luận
giải để lựa chọn hệ thống khai thác hợp lý bảo đảm công suất khai thác thiết
kế, tiết kiệm vật liệu chống, an toàn, phù hợp với điều kiện địa chất của các
vỉa, xác định phương tiện cơ giới hóa trong lò chợ.
Tính toán các thông số của hệ thống khai thác; luận giải, lựa chọn
các phương tiện đào lò chuẩn bị; đặc tính kỹ thuật của các thiết bị khai thác,
đào lò.
Tổ chức đào chống lò (hộ chiếu chống lò, biểu đồ tổ chức) trong
gương lò chợ, lò chuẩn bị. Công tác khoan - nổ mìn trong gương lò chợ,
lò chuẩn bị (nếu có)
8.
Vận tải trong lò
Xác
định các phương án, các dạng vận tải hợp lý, loại, số lượng thiết bị vận chuyển
ở mức vận tải chính, mức vận tải trung gian, trong lò nghiêng v.v... trên cơ sở sơ đồ khai thông chuẩn bị nhằm bảo đảm vật tải khoáng
sản có ích, đất đá thải, vật liệu và người theo các phương án công suất, khai
thông v.v...
9.
Thông gió mỏ.
Xác
định phương án thông gió tối ưu, lựa chọn hợp lý chủng loại,.
số lượng quạt gió cho từng khu vực và toàn mỏ theo các
giai đoạn phát triển trên cơ sở sơ đồ khai thông chuẩn bị và hệ thống khai thác
của các phương án công nghệ mỏ, khối lượng công trình cần xây dựng phục vụ công
việc thông gió.
10.
Kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Các
biện pháp chống khí nổ, bụi nổ (nếu có), các biện pháp chống ồn, chống cháy,
chống bục nước, phụt khí (nếu có) v.v..
11.
Tháo khô và thoát nước.
Biện
pháp tháo khô sơ bộ thân khoáng sàng (nếu cần thiết) và thoát nước hợp lý cho
mỏ, lựa chọn bơm và sơ đồ thoát nước phù hợp với yêu cầu thoát nước bảo đảm cho
hoạt động khai thác được an toàn.
12.
Tổ hợp công nghệ trên mặt mỏ.
Các
giải pháp nhận khoáng sản đã được khai thác từ trong mỏ đưa ra và đưa khoáng
sản ra đến điểm chuyển tải; vận tải đất đá thải ra bãi thải; vận chuyển vật
liệu, người và thiết bị khai thác vào lò (kể cả vật liệu chèn lấp lò), trên cơ
sở đó tính toán thiết bị cần thiết và xác định các công trình xây dựng.
13.
Chèn lấp lò (nếu có)
Các
giải pháp tổ chức chèn lấp lò từ khâu khai thác vật liệu, chuẩn bị vật liệu,
vật liệu vào lò và công nghệ chèn lấp, lựa chọn thiết bị và xác định khối lượng
công trình liên quan đến việc chèn lấp lò.
14.
Các phân xưởng phụ.
Lựa
chọn các giải pháp công trình phụ trợ như thành phần, chương trình sản xuất,
quy mô xây dựng, lựa chọn thiết bị đối với từng thành phần (như khối sửa chữa
kho tàng, kho thiết bị, vật liệu, phụ tùng, dầu mỡ; kho vật liệu chống và thiết
bị cồng kềnh; xưởng gia công vì chống; khối kiểm tu goòng và bôi trơn v.v..)
nhằm đồng bộ dây chuyền sản xuất theo các phương án công nghệ mỏ lựa chọn.
15.
Cung cấp điện và thiết bị điện
Tính toán các phụ tải điện và xác định các giải pháp cung cấp điện
hợp lý.
16.
Thông tin liên lạc - Tự động hóa và điều khiển máy móc thiết bị.
Xác
định mức độ cần thiết, các giải pháp kỹ thuật, lựa chọn thiết bị, vật liệu và
xác định khối lượng công việc xây dựng cho hệ thống thông tin liên lạc, tự động
hoá và điều khiển máy móc thiết bị của mỏ.
17.
Cung cấp khí nén
Xác định nhu cầu khí nén và chọn giải pháp cung cấp khí nén hợp lý.
18.
Phần kiến trúc xây dựng
Các giải pháp kiến trúc, xây dựng các công trình trên mặt đất và
khối lượng các công trình. Các giải pháp phòng chống chữa cháy, thông
gió, chiếu sáng và điều hoà nhiệt độ (nếu cần thiết)v.v..
19.
Cung cấp nước và thải nước.
Các giải pháp cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy
và thải các loại nước bẩn từ mỏ đi.
20.
Tổng mặt bằng-vận tải
Các
giải pháp bố trí tổng mặt bằng, các giải pháp vận tải trong phạm vi mặt bằng mỏ và các công trình phục vụ vận tải, các công
việc xây dựng cảnh quan trên mặt bằng (cây xanh, hồ nước v.v...).
21.
Tổ chức xây dựng.
Phương
án tổ chức xây dựng các hạng mục công trình trên mặt mỏ như :
Xây lắp, thiết bị và nhân lực thi công, đơn vị thi công, cung cấp vật liệu xây
dựng, nguồn cung cấp điện, nước v.v...
Phương
án tổ chức xây dựng các hạng mục công trình hầm lò :
Công tác xây lắp, thiết bị và nhân lực thi công, đơn vị thi công, cung cấp vật
liệu xây dựng, cung cấp điện nước, thời gian thi công v.v..
22.
Phần (hoặc Chương) báo cáo đánh giá tác động tới môi trường trong hoạt động
khai thác (chế biến) khoáng sản.
Đối
với các dự án khai thác mỏ khoáng sản không phải lập báo cáo đánh giá tác động
tới môi trường theo 2 bước thì báo cáo đánh giá tác động tới môi trương (ĐTM)
được thành lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 1100/TT-MTg ngày 20/8/1997 và các
văn bản hướng dẫn khác của bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Phần
IV - TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG
Các
mục và nội dung yêu cầu như ở Phần IV của hướng dẫn nội dung lập báo cáo nghiên
cứu khả thi khai thác mỏ khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên của Phụ lục số 1.
Phần
V - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ
Các
mục và nội dung yêu cầu như Phần V của hướng dẫn nội dung lập báo cáo nghiên
cứu khả thi khai thác mỏ khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên của Phụ lục số 1.
Kết
luận và kiến nghị
Các
bản vẽ kèm theo
A
- Phần địa chất
1/
Bản đồ vị trí khu mỏ
2/
Bản đồ tính trữ lượng các vỉa (thân khoáng) (1/1.000 ¸ 1/2.000)
3/
Các mặt cắt địa chất điển hình (tỷ lệ 1/500 ¸ 1/1.000)
4/
Các cột địa tầng, thiết đồ lỗ khoan v.v..
B
- Phần khai trường :
1/
Bản vẽ biên giới khai trường và vị trí các của lò khai thông chính (tỷ lệ
1/2.000 ¸ 1/5.000)
2/
Bản đồ khai thông chuẩn bị của các phương án (tỷ lệ 1/5.000; 1/2.000)
3/
Bản vẽ mặt cắt qua lò khai thông chính (tỷ lệ 1/2.000)
4/
Bản vẽ tiết diện đường lò chính (tỷ lệ 1/2.000)
5/
Lịch đào lò và các phương án
6/ Lịch khai thác của các phương án.
7/
Bản vẽ sơ đồ sân ga đáy giếng có các hầm trạm, kể cả hầm chứa nước (1/2000)
8/
Bản vẽ sơ đồ hệ thống khai thác có các biểu đồ tổ chức công việc, biểu đồ nhân
lực, các chỉ tiêu kỹ thuật *tỷ lệ 1/200)
9/
Bản vẽ sơ đồ thoát nước, tháo khô (có thể vẽ chung với
bản vẽ Tổng mặt bằng và bản vẽ Bình đồ khai thông chuẩn bị các phương án được
chọn)
10/ Các bản vẽ sơ đồ nguyên lý cung cấp điện trong lò, ngoài mặt
bằng. Bản vẽ mặt bằng lưới điện cung cấp đến mỏ, trạm biến áp, nhà đčn
v.v...(có thể trình bày chung với bản vẽ Tổng mặt
bằng).
11/ Bản vẽ sơ đồ khối mạng thông tin liên lạc, tự động hóa và điều
khiển máy móc thiết bị toàn mỏ.
12/
Bản vẽ sơ đồ cấp nước, thải nước (có thể vẽ chung với
bản vẽ Tổng mặt bằng).
13/ Bản vẽ tổng mặt bằng mỏ (trên bản vẽ thể hiện cả lưới điện,
nước, cống rãnh, đường xá, cây xanh, các mặt cắt ngang đường ôtô, đường sắt
(nếu có).